Trang chủNewsNhân quyềnĐặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.

Đây là một bước tiếp cận mới không chỉ về lý luận mà còn dựa trên tổng kết từ thực tiễn sau gần 40 năm đổi mới và cả chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Quan điểm Nhân dân là trung tâm, là chủ thể trong chiến lược phát triển, đã làm rõ hơn về chủ thể thụ hưởng quyền con người (quyền con người) – đó chính là Nhân dân. Đây là cách tiếp cận mới – tiếp cận này tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định chính sách phát triển; là phương pháp tiếp cận đang được Liên hợp quốc (LHQ) cùng nhiều nước phát triển sử dụng rộng rãi trong hoạch định chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển.

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển
Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thành tựu của Việt Nam trên lĩnh vực quyền con người

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách. Ngay sau khi là thành viên của LHQ (năm 1977), Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người.

Đối với công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay ở Việt Nam, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, “coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”; con người là trung tâm trong chiến lược phát triển và luôn được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu, khát vọng của các tầng lớp Nhân dân.

Nhà nước Việt Nam đã triển khai các biện pháp đồng bộ, ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư cho con người; các nguyên tắc, chuẩn mực về quyền con người đã được Việt Nam nỗ lực thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ ở tất cả các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và xuất phát từ điều kiện của đất nước, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật bảo đảm tương thích với các chuẩn mực quốc tế và tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.

Trong lĩnh vực pháp luật. Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thể hiện đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được thừa nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người và các công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người của LHQ mà Việt Nam là thành viên. Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; gia nhập 25 công ước của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó, có 7/8 công ước cơ bản.

Nhà nước Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 được xem là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến, khẳng định sự nhất quán quyền con người và quyền công dân trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; đồng thời, bổ sung nhận thức mới, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.

Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản luật về quyền con người để bảo đảm sự tương thích với Hiến pháp 2013. Chỉ tính từ năm 2019 đến tháng 11/2023, Việt Nam đã thông qua 44 luật, trong đó có nhiều luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân”.

Trong lĩnh vực chính trị. Việt Nam đã thừa nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người cơ bản như quyền làm chủ của Nhân dân; quyền tham gia quản lý, giám sát hoạt động của Nhà nước, hệ thống chính trị; quyền bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và cùng nhau phát triển của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam; quyền được sống trong đất nước độc lập, có chủ quyền…

Trong lĩnh vực kinh tế. Nhà nước thực hiện một cách tích cực, đồng bộ trong triển khai các chương trình, mục tiêu, chính sách quốc gia như: giảm nghèo; việc làm, thu nhập; an sinh xã hội. Nhà nước công nhận và bảo đảm các quyền con người cơ bản như quyền về sở hữu, quyền lao động, quyền có việc làm, quyền được sản xuất – kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế….

Trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tư tưởng. Việt Nam luôn ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm trong thực tế mỗi người dân Việt Nam đều được hưởng các quyền tự do tín ngưỡng, văn hóa; quyền tự do đi lại; quyền được tiếp cận thông tin; quyền được học tập, giáo dục; quyền được chăm sóc về y tế, sức khỏe; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa; các quyền về an sinh xã hội; các quyền công dân cơ bản.

Bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, xét theo các tiêu chí như: chống phân biệt đối xử; khả năng tiếp cận bình đẳng và chất lượng các dịch vụ, cơ hội.

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ ngày 28/2. (Ảnh: Bảo Chi)

Trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế. Việt Nam luôn tích cực, chủ động thực hiện các nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực và thế giới tại Hội đồng Nhân quyền, Ủy ban Xã hội, nhân đạo và văn hóa của Đại hội đồng, Hội đồng kinh tế – xã hội và các diễn đàn khác của LHQ. Vai trò của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thể hiện sự tín nhiệm bầu chọn vào thành viện Hội đồng Nhân quyền LHQ (2 nhiệm kỳ 2014-2016, 2023-2025) và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (2 nhiệm kỳ 2008-2009, 2020-2021).

Có thể khẳng định, dù còn nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế như: hệ thống thể chế pháp lý bảo đảm quyền con người vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; hoạt động của một số thiết chế ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền con người, một số quyền con người mới dừng ở mức độ công nhận, việc thực thi còn khó khăn nhất định…, nhưng thành tựu trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận, khẳng định quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người là đúng đắn.

Để con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Trong thời gian tới, đất nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới, thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng được xác định tại Đại hội XI của Đảng là “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”, và Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu bảo đảm, bảo vệ tốt hơn quyền con người trên cơ sở nhà nước pháp quyền, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề khu vực và toàn cầu về quyền con người.

Theo đó, cần tổ chức thực hiện tốt một số nội dung, nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội về quyền con người và việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Bảo đảm quyền con người có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển con người toàn diện của mỗi cá nhân và sự ổn định, phát triển thịnh vượng chung của cộng đồng, dân tộc; là nguyên tắc, tiêu chí của nhà nước pháp quyền; là một yêu cầu để bảo đảm thành công cho quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Vì vậy, cần tiếp tục kiên định lập trường tư tưởng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người; nâng cao nhận thức của các chủ thể trong việc quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn trọng, bảo vệ quyền con người.

Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đối với mọi chủ thể trong xã hội, nhất là các tầng lớp nhân dân về quyền con người nhằm nâng cao tri thức, ý thức tuân thủ pháp luật, đồng thời mà còn là một cách thức trao quyền để người dân có thể tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng quyền và tự do của người khác.

Hai là, tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền tự do cơ bản của người dân, hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế.

Từ quan điểm “lấy con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước; Nhà nước tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, “hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội”. Nhà nước cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về quyền con người, tiếp tục củng cố hệ thống các quyền con người, quyền công dân đã được hiến định.

Điều này bao gồm việc bổ sung, cụ thể hóa một số quyền con người đã được hiến định; sửa đổi quy định về việc hạn chế quyền con người để phù hợp với tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, vì lợi ích công cộng; củng cố các quy định về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm các nhóm phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, lao động di trú…

Ba là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động các thiết chế hệ thống chính trị, thiết chế xã hội bảo đảm thực hiện quyền con người khả thi và hiệu quả. Thời gian tới cần chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn trong việc ban hành các chủ trương, đường lối của Đảng về quyền con người; cần thiết nhấn mạnh vai trò lập pháp của Quốc hội trong việc ưu tiên xây dựng các đạo luật về quyền con người, tạo cơ sở pháp lý để tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn xã hội…

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển
Tiếp tục nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội về quyền con người và việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. (Nguồn: TTXVN)

Bốn là, tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của LHQ có liên quan đến quyền con người trên tinh thần bình đẳng, tôn trong luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Tăng cường hợp tác, đối thoại với các cơ chế nhân quyền LHQ, nhất là với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ; thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời xem xét việc gia nhập các công ước quốc tế khác về quyền con người. Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ; tăng cường tham gia và có đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy hợp tác trong ASEAN về nhân quyền, đặc biệt tại Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền AICHR và trong triển khai Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN; tăng cường đối thoại nhằm trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với các nước, các tổ chức trên lĩnh vực quyền con người.

Năm là, tích cực, chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trên lĩnh vực quyền con người để đề xuất giải pháp phù hợp. Kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia – dân tộc và đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dat-con-nguoi-la-trung-tam-trong-chien-luoc-phat-trien-296262.html

Cùng chủ đề

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín TP. Hồ Chí Minh

Nhân dịp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chính Minh đến thăm Thủ đô Hà Nội, chiều 17/12, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón và gặp Đoàn đại biểu tại trụ sở UBDT. Cùng tiếp đón Đoàn có lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -...

Chuyển giao kết quả thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ…

Hội thảo do Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) và Bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc ngành hàng Dầu cọ và Cà phê, IDH đồng chủ trì. Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU), Bộ Ngoại giao Hà Lan, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), chính quyền, sở ban ngành cấp TW và các tỉnh Tây Nguyên, các hiệp hội và doanh nghiệp ngành cà...

Cân nhắc việc bán thuốc kê đơn online

Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Mặc dù mua...

VietinBank Chợ Lớn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn (VietinBank Chợ Lớn) thông báo kế hoạch mời chào hàng và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Gói thầu “Cung ứng dịch vụ nhân sự cho VietinBank Chợ Lớn từ tháng 1/2025 đến tháng 12/2025”.1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu tư: VietinBank Chợ Lớn. - Địa chỉ: Số 132 - 134 - 136 - 138 Lũy Bán Bích,...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Mới nhất