Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhVốn tín dụng xanh: Cần doanh nghiệp đi trước

Vốn tín dụng xanh: Cần doanh nghiệp đi trước


Dù các tổ chức tín dụng khá chủ động trong việc tiếp cận các doanh nghiệp, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế xanh để hợp tác, tài trợ vốn, tuy nhiên chìa khóa để tăng tỷ lệ xanh hóa dòng vốn vào lĩnh vực này nằm ở phía cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Tín dụng xanh: Chờ tiêu chí, cơ chế để tăng tốc Thiếu tiêu chuẩn phân loại dễ gây nhầm lẫn dự án xanh

Kinh tế nâu” vẫn chiếm 98%

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược – Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay, mặc dù việc đầu tư phát triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam đã và đang được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương chú trọng, quan tâm, tốc độ tăng trưởng kinh tế xanh những năm gần đây đã đạt mức hai con số (12 – 13%), tuy nhiên quy mô nền kinh tế xanh trong tỷ trọng nền kinh tế cả nước vẫn ở mức rất nhỏ.

“Tính đến hiện tại, nền kinh tế xanh của Việt Nam xếp ở vị trí 79/160 trên toàn cầu, tương đương ở mức top 50%. Trong đó, về cơ sở hạ tầng xanh, Việt Nam mới ở vị trí 94/160, nằm trong top 75% toàn cầu. Quy mô nền kinh tế xanh hiện nay của nước ta mới ở mức 2%, có nghĩa là nền kinh tế nâu vẫn chiếm đến 98%”, ông Thọ cho biết.

Cũng theo ông Thọ, từ cuối năm 2023 đến nay, các thị trường lớn (như EU) đã áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM), ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xi măng, sắt, thép, nhôm và hóa chất, đặc biệt là phân bón, thuốc trừ sâu, điện và hydro. Từ đầu năm 2025, quy định về chống phá rừng của châu Âu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Trong khi đó, hiện Việt Nam vẫn đang nằm trong top 20 quốc gia phát thải nhiều nhất thế giới. Vì thế, nếu không nhanh chóng cải tổ, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế xanh thì nguy cơ bị các đối tác thương mại kiểm soát chặt là rất lớn.

Vốn tín dụng xanh: Cần doanh nghiệp đi trước
Nhiều công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh được giới thiệu tại các hội nghị, triển lãm về phát triển kinh tế xanh, nhưng không nhiều doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đầu tư, áp dụng trên thực tế. Ảnh: Q.Huy

Đồng quan điểm, ông Phan Đình Tuệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) cho rằng, hiện nay, dù nhận thức được việc chuyển đổi xanh, xanh hóa quy trình sản xuất, xuất khẩu là rất cần thiết và cấp bách. Vì việc đầu tư xây dựng, vận hành các tiêu chuẩn xanh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được danh tiếng thương hiệu, thu hút và giữ chân nhân tài và tiếp cận được các thị trường mới cũng như huy động được nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đủ nguồn lực để đầu tư chuyển đổi xanh là không lớn.

“Hiện nay, 80-90% các doanh nghiệp nhỏ vẫn lo “ăn cho no, ăn cho ngon” chứ chưa nhiều doanh nghiệp nghĩ đến chuyện “ăn thế nào cho an toàn, bảo vệ mội trường”, ông Tuệ ví von.

Từ góc độ một người từng có nhiều năm công tác tại các NHTM, ông Tuệ đánh giá rằng, những năm gần đây, hệ thống các TCTD đã rất tích cực trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng phục vụ kinh tế xanh. Tuy nhiên, để tiếp cận các khoản vốn tín dụng tài trợ và các chương trình ưu đãi lãi suất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí xanh về hạ tầng, về công nghệ, quy trình sản xuất, xuất khẩu.

Tương tự, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam của ADB, cho biết tính đến nay, khoảng 4,5% tổng dư nợ các khoản vay của các TCTD tại Việt Nam được ngân hàng tính vào tín dụng xanh, khoảng 21% các khoản vay được các ngân hàng đánh giá về các yếu tố về môi trường và xã hội. Đây là những biểu hiện rất tích cực.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng để tăng quy mô thị trường tài chính xanh, tín dụng xanh thì “chìa khóa” nằm ở phía doanh nghiệp chứ không ở các TCTD và các tổ chức tài chính.

“Vì nếu doanh nghiệp không tự chuyển đổi xanh thì tiền vào doanh nghiệp không xanh được. Bản thân doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh trước thì các nguồn tài trợ cho hoạt động chuyển đổi xanh của doanh nghiệp mới trở thành tài chính xanh”, ông Hùng phân tích.

Cần những cơ chế ưu đãi thiết thực

Theo TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, ở góc độ các bộ, ngành thì ngành Ngân hàng đã khá tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, từ 2015, NHNN đã phối hợp với IMF ban hành sổ tay hướng dẫn đối với hoạt động tài trợ vốn các dự án xanh cho nhiều ngành và lĩnh vực. Các NHTM hiện nay cũng đã sử dụng các chuẩn xanh, đưa ra các biện pháp riêng trong đánh giá về các tiêu chí môi trường và tiêu chí xã hội.

Vốn tín dụng xanh: Cần doanh nghiệp đi trước
TP. Hồ Chí Minh hiện đang xây dựng nhiều chương trình, đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, trong thời gian tới sẽ hoàn thành nhiều công trình hạ tầng xanh lớn (Ảnh: Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 đang dần hoàn thiện – Q. Huy)

Ở góc độ địa phương, theo ông Lịch, thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho 34 dự án. Tuy nhiên, quy mô này còn rất nhỏ so với tổng nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và quản lý chất thải. Vì thế, các tổ chức tài chính quốc tế vẫn ngần ngại tham gia hợp tác, đầu tư.

Cũng theo TS. Lịch, hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang triển khai các cơ chế thí điểm phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết 98/2023/QH15. Thời gian qua, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn từ HFIC đã được nối lại với các doanh nghiệp, dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển tại địa phương. Tuy nhiên, các quy định liên quan cụ thể đến lĩnh vực kinh tế xanh vẫn chưa được nhấn mạnh, tạo ra các cơ chế hỗ trợ, tài trợ riêng phù hợp với từng ngành, nghề.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh triển khai cơ chế sử dụng ngân sách cấp bù hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với các dự án xanh, đồng thời tham mưu các sở, ngành liên quan để xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, phân loại dự án và đưa ra các mức ưu đãi, hỗ trợ”, ông Lịch cho biết.

Về phía ngành Ngân hàng, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho hay, thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều nội dung chỉ đạo liên quan đến tài chính xanh, tín dụng xanh. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện các khung pháp lý nhằm hỗ trợ phát triển xanh, bao gồm ban hành các chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các khoản vay xanh, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và nâng cao năng lực của các TCTD để mở rộng tiếp cận tín dụng xanh cho doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, theo các NHTM, các chuyên gia kinh tế, để nâng quy mô nền kinh tế xanh tại Việt Nam trong thời gian tới, các bộ, ngành cần đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện các khung pháp lý cũng như tính toán xây dựng các cơ chế ưu đãi, ưu tiên, hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp xanh, dự án xanh.

Ở cấp độ quốc gia, TS. Bùi Duy Tùng (Đại học RMIT Việt Nam) cho rằng, Chính phủ có thể nghiên cứu thành lập Hội đồng Tài chính xanh Quốc gia với vai trò điều phối và giám sát các chương trình tài chính xanh. Hội đồng này có thể tạo ra nền tảng đối thoại thường xuyên giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính để giải quyết các vướng mắc. Trong khi đó, để giải quyết các thách thức của tài chính xanh, cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng và tiêu chí phân loại xanh đồng bộ; đồng thời thiết lập hệ thống tiêu chuẩn phân loại xanh để đảm bảo tính minh bạch và khả năng ứng dụng thực tế.

Riêng đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, các chuyên gia cho rằng ngân sách nhà nước (cả Trung ương và địa phương) cần gia tăng các nguồn lực tài trợ về thuế, phí và hỗ trợ trực tiếp cho các dự án. Song song đó cần có các đơn vị chuyên trách bảo lãnh tài chính cho các dự án xanh để các TCTD mạnh dạn tài trợ vốn đảm bảo các khoản vay xanh được “bơm” vào đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/von-tin-dung-xanh-can-doanh-nghiep-di-truoc-158596.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Thêm công cụ tài chính để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Sản phẩm Khoản vay Liên kết Bền vững (SLL) của BIDV  được thiết kế để thúc đẩy các hoạt động sản xuất và kinh doanh bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hoạt động hướng tới giảm phát thải carbon. “Khoản vay Liên kết bền vững” cho phép các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi và các lợi ích khác khi đạt các mục tiêu phát triển bền vững đã cam...

BIDV ra mắt công cụ tài chính mới để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Sản phẩm mới nằm trong chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm tài chính bền vững của BIDV, bên cạnh các sản phẩm Tín dụng xanh, Tiền gửi xanh, Trái phiếu xanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhóm các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế dự Lễ trao giải thưởng VinFuture lần thứ 4

NDO - Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhóm các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024. Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh và nồng nhiệt chúc mừng các nhà khoa học quốc tế, đặc biệt các nhà khoa học quốc tế xuất sắc trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, khoa...

Kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp vì tương lai xanh ở Việt Nam

Theo Giáo sư Soumitra Dutta, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến tốc độ và việc đầu tư mạnh mẽ cho đổi mới sáng tạo vì tất cả các nước khác đều đang đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực này. Những thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự đổi mới trong mọi lĩnh vực tại Việt Nam cũng như trên toàn thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

SIB CONNECT 2024: Kiến tạo tương lai Hệ sinh thái tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội

Ngày 11 tháng 12 năm 2024, các tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội (SIB), cơ quan chính phủ, tổ chức trung gian, doanh nghiệp tiên phong và nhà đầu tư đã tham dự SIB CONNECT 2024 - Đối thoại cấp cao và Ngày hội của Hệ sinh thái SIB, để tổng kết Dự án “Hỗ trợ Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với COVID-19" (ISEE-COVID)...

Tăng cường công tác giám sát các dự án trọng điểm

Trước những tồn tại, bất cập, các cử tri TP. Đà Nẵng đã đề nghị cần tăng cường rà soát, giám sát và xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hoà Vang sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua Cử tri Nguyễn Văn...

Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn cho người dân nghèo thành thị (Bài 2)

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội. Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn...

Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn cho người dân nghèo thành thị (Bài 1)

Theo NHCSXH chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua tại địa bàn Thành phố công tác phối hợp giữa Ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, đưa chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Đến nay, NHCSXH Thành phố và các tổ chức nhận ủy thác đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương quản lý 4.075 Tổ tiết kiệm và...

Bài đọc nhiều

Nhiều người dùng Việt lo lắng vì dòng code lạ trên Facebook

Một dòng mã lạ hiển thị dưới tên Facebook của mỗi thành viên từ sáng 9-12 đang khiến đông đảo người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hoang mang, lo sợ bị hack. Theo chia sẻ của đông đảo người dùng mạng xã...

TS Trần Đình Thiên bị mạo danh mời đầu tư, bán khóa học tràn lan trên Facebook

(NLĐO) – Một loạt chuyên gia kinh tế bị các trang mạng xã hội mạo danh mời đầu tư, bán khóa học, mới nhất là TS Trần Đình Thiên. ...

Hai Hiệp hội “bắt tay” phát triển bất động sản gắn với du lịch

Thị trường bất động sản gắn liền với du lịch, nghỉ dưỡng sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm đến lĩnh vực này.

Hải Phòng: Quận uỷ Ngô Quyền tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Quận ủy Ngô Quyền (Hải Phòng) tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế; tập trung cao công tác sắp xếp đơn vị hành chính phường; cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy để thực hiện tốt mục tiêu năm 2025. Chiều ngày 9/12, Quận ủy Ngô Quyền tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.  Theo báo cáo tại hội nghị,...

Cùng chuyên mục

Trụ sở Adidas bị khám xét 2 ngày liên tiếp trong cuộc điều tra trốn thuế 1 tỉ euro

Adidas cho biết cuộc điều tra có thể sẽ không gây “bất kỳ ảnh hưởng tài chính đáng kể nào” đến công ty. Theo tờ Financial Times, ngày 11-12 là ngày thứ hai liên tiếp các công tố viên hình sự và điều tra...

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng cao nhất 1 tháng, vượt 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn hôm nay (12/12) vẫn tiếp đà tăng nhanh từ hai hôm trước, lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua, có thương hiệu vượt 86 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC cũng tăng vượt mốc 87 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn sáng nay vẫn được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng của giá vàng thế giới. Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ...

Giải mã những biến số để sàng lọc cơ hội đầu tư năm 2025

Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội" nhằm phân tích các biến số vĩ mô, vi mô để tìm kiếm và nhận diện những cơ hội đầu tư mới trong năm 2025. Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội" nhằm phân tích các biến số vĩ mô, vi mô để tìm kiếm...

Công nghệ thay đổi vận tải, tiết kiệm và tiện nghi hơn

Gần 10 năm qua, thị trường vận tải Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các ứng dụng công nghệ. Các app không chỉ mang "làn gió" mới về sự tiện lợi trong di chuyển mà còn thay đổi thói quen tiêu dùng, tạo ra những cơ hội lớn cho ngành vận tải. ...

Khách hàng không thể chuyển tiền qua app, TPBank nói gì?

(NLĐO) – TPBank đã khoanh vùng được sự cố và đang nỗ lực tối đa để khắc phục và đưa các kênh giao dịch trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất. ...

Mới nhất

Những phụ nữ “chạy đua” cho khoa học

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học nữ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi...

Toàn cảnh tuyến đường đắt nhất hành tinh dài 2,2 km vừa được Hà Nội ấn định ngày hoàn thành

Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) có chiều dài 2,2 km, tổng đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng. Sau nhiều năm chậm tiến độ, dự án đã được Ban Quản lý dự án...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm...

Bức tranh kinh tế năm 2024: Ngành Dầu khí tiếp tục là trụ cột, đóng góp lớn cho nền kinh tế

Bức tranh kinh tế năm 2024: Ngành Dầu khí tiếp tục là trụ cột, đóng góp lớn cho nền kinh tế | 12/12/2024 ...

TC Group thông báo kết quả bán hàng Hyundai tháng 11/2024 – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội ngày 11/12/2024, Tập đoàn Thành Công (TC GROUP) thông báo kết quả bán hàng ô tô Hyundai tháng 11/2024. Theo đó, tổng doanh số xe Hyundai tháng 11 đạt 10.303 xe bán ra, tăng trưởng 34,9% so với tháng 10. Hyundai Accent tiếp tục là mẫu xe có số lượng bán hàng tốt nhất tháng 11 với...

Mới nhất