Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Trường đại học' thành 'đại học', bằng tốt nghiệp có khác?

‘Trường đại học’ thành ‘đại học’, bằng tốt nghiệp có khác?

Trước xu hướng trường đại học (ĐH) thành ĐH ở Việt Nam, không ít người vẫn chưa hiểu rõ vì sao lại tồn tại cách gọi ‘rối’ và dễ nhầm lẫn như vậy. Hai mô hình này khác nhau như thế nào, có giống với nước ngoài hay không và bằng tốt nghiệp được cấp ra sao?

Cấu trúc và cách gọi của nước ngoài về “ĐH” và “trường ĐH”

Hiện nay tại Việt Nam có 9 ĐH. Trong đó, 2 ĐH quốc gia (Hà Nội và TP.HCM) và 3 ĐH vùng (Thái Nguyên, Huế và Đà Nẵng). Các ĐH này đều được thành lập từ thập niên 1990. 4 ĐH được thành lập sau khi luật Giáo dục ĐH 2018 có hiệu lực gồm ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Duy Tân và ĐH Kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên cùng là ĐH nhưng cấu trúc và cách gọi các trường bên trong ĐH lại có sự khác nhau. 2 ĐH quốc gia và 3 ĐH vùng được thành lập trên cơ sở tập hợp các trường ĐH độc lập, gọi là các trường ĐH thành viên. 4 ĐH sau này ra đời trên cơ sở phát triển từ chính đơn vị đó, có các trường trực thuộc và không gọi là trường ĐH.

GS-TS Lương Văn Hy, ĐH Toronto (Canada), nhận định: “Tại Việt Nam, cả ĐH lẫn trường ĐH thành viên đều được dịch là University, giám đốc ĐH và hiệu trưởng trường ĐH thành viên đều được dịch là “President”, thì các ĐH nước ngoài thấy khó hiểu”.

Tuy nhiên, theo GS-TS Hy, nếu thay đổi tên gọi, chẳng hạn “ĐH” thành “viện ĐH” như ở miền Nam trước năm 1975, và các trường ĐH thành viên vẫn giữ tên cũ thì cũng không giải quyết được vì quốc tế vẫn thấy khó hiểu. Ở miền Nam trước năm 1975 có mô hình viện ĐH, như Viện ĐH Sài Gòn, nhưng các thành viên được gọi là khoa, ví dụ Văn khoa, với quy mô rất lớn, chứ không được gọi là trường ĐH.

'Trường đại học' thành 'đại học', bằng tốt nghiệp có khác?- Ảnh 1.

ĐH Quốc gia TP.HCM

Giáo sư Hy cho biết quốc tế cũng có trường hợp tương tự tuy cực kỳ hiếm. Chẳng hạn Université Paris Sciences et Lettres (PSL) của Pháp được chính thức thành lập năm 2019. Trong các trường thành viên có Université Paris-Dauphine vẫn giữ tên cũ. Người đứng đầu Université Paris Sciences et Lettres và Université Paris-Dauphine đều được gọi là “President”.

“Ở bình diện quốc tế, như thế là rất lạ và cũng khó hiểu. Nhưng đó là di sản lịch sử. Quốc tế thấy khó hiểu thì cũng phải cố gắng hiểu lịch sử, chứ đổi tên gọi cho hợp lý hơn không phải là một tiến trình đơn giản, nhất là ở Việt Nam”, GS-TS Lương Văn Hy nhận định.

'Trường đại học' thành 'đại học', bằng tốt nghiệp có khác?- Ảnh 2.

RMIT Việt Nam là một thành viên của ĐH RMIT (Úc)

Tại Úc, tiến sĩ Phan Hồng Đức (ĐH RMIT), cho biết nếu university là F0 thì thường là đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm nhiều college (F1) và school (F2) thành viên. University là ĐH và school là trường, còn college tiếng Việt dịch là CĐ nhưng chưa đúng nghĩa vì nhiều college vẫn đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Tiến sĩ Đức lấy ví dụ, dưới RMIT University có College of Business and Law (COBL). Dưới COBL có các school – trường trực thuộc tập trung vào các lĩnh vực khác nhau của kinh doanh, luật và các ngành liên quan. Chẳng hạn School of Accounting, Information Systems and Supply Chain (Trường Kế toán, Hệ thống thông tin và chuỗi cung ứng); School of Economics, Finance and Marketing (Trường Kinh tế, Tài chính và Marketing)… COBL ở Melbourne có thể xem như ĐH trong khái niệm ĐH Bách khoa Hà Nội hay ĐH Kinh tế TP.HCM ở VN vì có 5 trường (school) trực thuộc còn RMIT giống như ĐH Quốc gia TP.HCM hay ĐH Quốc gia Hà Nội vì có các trường thành viên.

Tương tự, tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, công tác tại ĐH Bristol (Vương quốc Anh), cũng cho biết: “Khái niệm university hiểu theo cấu trúc của các nước như Anh, Mỹ, là trường lớn trong đó có nhiều school/college nhỏ như College of Business hoặc Business School (Trường Kinh doanh), School of Engineering (Trường Kỹ thuật), School of Education (Trường Sư phạm)… Điều này đồng nghĩa các nước phương Tây sử dụng rõ ràng 2 chữ khác nhau: University và School/College. Trong khi đó, tên tiếng Anh các trường ĐH của Việt Nam vẫn dùng từ ‘University’, dễ gây nhầm lẫn”.

Không đổi thành ĐH vẫn danh giá bậc nhất

GS-TS Lương Văn Hy chia sẻ thêm một trường hợp được xem là “khó hiểu” là Dartmouth College. Dartmouth College nằm trong Ivy League là nhóm 8 ĐH danh giá của Mỹ. “Dartmouth College có đào tạo đến trình độ tiến sĩ ở rất nhiều ngành. Nhưng họ không đổi thành Dartmouth University mà vẫn giữ tên Dartmouth College từ thế kỷ 18. Đôi khi Việt Nam dịch là CĐ Dartmouth, theo giáo sư Hy dịch vậy là sai, vì Dartmouth đào tạo đến bậc tiến sĩ ở rất nhiều ngành. Đấy không phải là trường hợp duy nhất ở Mỹ không chịu đổi “College” thành “University”.

Giáo sư Hy cũng cho biết từ nhiều thế kỷ, Dartmouth College, cũng như Harvard College và Yale College, đã đào tạo 4 năm, chứ không phải đào tạo 2-3 năm. Họ không phải là CĐ đổi thành ĐH, mà là ĐH ngay từ ban đầu, nhưng vẫn dùng từ college trong tên gọi.

“Harvard University sau này là xuất thân từ Harvard College. Khi có tên gọi là Harvard University thì cái tên Harvard College vẫn còn với tư cách là một trường thành viên, tập trung đào tạo 4 năm, từ các ngành khoa học tự nhiên đến các ngành khoa học xã hội và các ngành nhân văn. Các trường thành viên khác của ĐH Harvard (gọi là faculty, school) có chức năng khác, trở thành trường thành viên của Harvard University. Dartmouth College cũng có thể làm như thế nhưng họ không làm”, giáo sư Hy chia sẻ.

Bằng tốt nghiệp do ai ký?

Về bằng tốt nghiệp, tiến sĩ Đức thông tin bằng của RMIT có chữ ký của Chủ tịch hội đồng ĐH và Hiệu trưởng toàn RMIT, giống nhau cho tất cả các trường thành viên hay trường trực thuộc các trường thành viên, kể cả RMIT Vietnam.

'Trường đại học' thành 'đại học', bằng tốt nghiệp có khác?- Ảnh 3.

Bằng tốt nghiệp của trường thành viên do Chủ tịch hội đồng ĐH và Hiệu trưởng toàn RMIT ký

Như vậy, bằng cấp này khác với bằng của ĐH quốc gia và ĐH vùng của Việt Nam nhưng lại giống với ĐH Kinh tế TP.HCM hay ĐH Bách khoa Hà Nội. Hiện nay sinh viên tốt nghiệp của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM được cấp bằng với chữ ký của hiệu trưởng trường thành viên, ví dụ bằng của Trường ĐH Bách khoa do hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa ký, bằng của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn do hiệu trưởng trường này ký chứ không phải Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM ký.

Trước khi trở thành ĐH, bằng tốt nghiệp của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM do hiệu trưởng ký. Nhưng sau khi thành ĐH, các trường trực thuộc của ĐH Kinh tế TP.HCM như Trường Kinh doanh UEH, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH, Trường Công nghệ và Thiết kế UEH liệu có do hiệu trưởng của từng trường này ký hay không?

'Trường đại học' thành 'đại học', bằng tốt nghiệp có khác?- Ảnh 4.

Bằng tốt nghiệp của ĐH Kinh tế TP.HCM

“Đối với bằng tốt nghiệp của sinh viên các trường thuộc ĐH Kinh tế TP.HCM, sẽ do Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM ký. ĐH Kinh tế TP.HCM có một tư cách pháp nhân và một con dấu, trong khi các trường thành viên của ĐH quốc gia và ĐH vùng có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, vì thế nên bằng cấp cũng khác. Theo tôi được biết các ĐH như ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Quốc lập Đài Bắc… đều cấp một bằng chứ không phải mỗi trường thành viên hay trực thuộc cấp một bằng khác nhau”, PGS-TS Bùi Quang Hùng, Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay.

Sự khác nhau giữa trường ĐH và ĐH

Theo luật Giáo dục ĐH, trường ĐH và ĐH khác nhau về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền tự chủ.

Về chức năng nhiệm vụ, trường ĐH đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng liên quan đến nhiều ngành (có thể trong một số lĩnh vực), còn ĐH đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Về cơ cấu tổ chức, trường ĐH có hội đồng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; khoa, phòng chức năng và đơn vị khác (nếu có) còn ĐH có hội đồng ĐH, giám đốc, phó giám đốc; trường ĐH thành viên; ban/phòng chức năng, khoa… và đơn vị khác (nếu có).

Về quyền tự chủ, trường ĐH tự chủ xác định mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ phù hợp với quy định của pháp luật; được tự chủ mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đạt kết quả kiểm định chất lượng.

Trong khi đó, ĐH tự chủ xác định mục tiêu, sứ mạng, nhiệm phù hợp với quy định của pháp luật. Trường ĐH thành viên phải thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung của ĐH và mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ của trường mình, phù hợp với quy định của pháp luật và của ĐH. ĐH được tự chủ mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.




Nguồn: https://thanhnien.vn/truong-dai-hoc-thanh-dai-hoc-bang-tot-nghiep-co-khac-185241209165323421.htm

Cùng chủ đề

Trường Việt thăng hạng trên bảng xếp hạng ĐH phát triển bền vững nhất thế giới

Việt Nam có 10 đại diện vào bảng xếp hạng ĐH phát triển bền vững nhất thế giới, trong đó ĐH Quốc gia Hà Nội vượt lên ĐH Duy Tân để giữ ngôi vị dẫn đầu. ...

Một đại học ở Việt Nam bất ngờ lọt top 325 thế giới, tăng 456 bậc

(Dân trí) - ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp hạng 325 thế giới về phát triển bền vững, tăng 456 bậc so với năm 2024 và đứng vị trí 51 của khu vực châu Á và số 1 Việt Nam. Ngày 10/12, tổ chức xếp hạng giáo dục của Anh Quacquarelli Symonds (QS) đã công bố kết quả xếp hạng QS World University Rankings: Sustainability 2025 cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới.Trong kỳ...

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau bị đề nghị kiểm điểm vì thiếu trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo xử lý các sai sót và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, vì thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác. ...

Đề xuất sắp xếp hai Viện Hàn lâm, chuyển hai ĐHQG về Bộ Giáo dục

(Dân trí) - Kế hoạch tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ đề xuất sắp xếp hai Viện hàn lâm khoa học, chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Quốc gia TPHCM về Bộ GD&ĐT quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả. Các trường thành viên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (VNU-HUS); ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH); Trường ĐH Ngoại ngữ (VNU-ULIS); Trường ĐH Công...

Thủ khoa đầu ra Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM: Từng được bà treo thưởng nếu chỉ đạt giải nhì

Bốn năm trước, Nguyễn Hữu Hưng là một trong những thủ khoa toàn quốc khối C00 (văn - sử - địa). Mới đây bạn vừa chính thức tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) với điểm xuất sắc 9,2/10 ngành văn học. Thủ khoa tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) 2024 Nguyễn Hữu Hưng - Ảnh: NVCC Thành tích vẫn chỉ là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sốt vé trận Việt Nam đấu Indonesia ở Việt Trì: CĐV chịu rét xếp hàng, dân phe thổi giá

Sáng 12.12, hàng trăm CĐV đã có mặt trước cửa sân Việt Trì để mua vé xem trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia. Vé hết nhanh trong vòng một nốt nhạc 3 ngày nữa, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia sẽ diễn ra tại sân vận động Việt Trì (20 giờ ngày 15.12) và vé trận đấu được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên ngay từ thời điểm này, sức nóng trận đấu đã được...

Tỉ phú Elon Musk thành người đầu tiên có tài sản 400 tỉ USD

Hãng tin Bloomberg ngày 12.12 cho biết tỉ phú Elon Musk vừa đạt cột mốc mới, khi trở thành người đầu tiên thế giới sở hữu tài sản 400 tỉ USD. ...

VinFast sẽ phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE - vừa công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo luận, hướng tới mục tiêu phát triển khoảng 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia trong vòng 3 năm tới với...

Trang phục vải nhung, bí quyết ngời khí chất của phong thái ‘đỉnh lưu’

Áo, váy nhung luôn có sức hấp dẫn riêng mà ít có tín đồ thời trang nào có...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Ở trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, 80% sinh viên theo học ngành kỹ thuật, tuy nhiên năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 sinh viên nữ. Thông tin được đưa ra trong Đối thoại...

Quảng Trị kiến nghị đặt Đại học Nông lâm Huế tại tỉnh

Tại buổi làm việc với Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, ông Nguyễn Đăng Quang – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị đề nghị xem xét đặt Trường Đại học Nông lâm Huế trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp nên rất khó khăn trong quá trình chấm bài, trong khi các bạn ai cũng viết đẹp, rõ ràng. Thậm...

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Việc thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là giải pháp chiến lược, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường hiệu quả trong xây dựng và thực hiện các chính sách giáo dục. ...

Học sinh Hà Nội giành 6 huy chương Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024

Cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 đều xuất sắc đoạt huy chương. Tối 11/12, tại Rumani diễn ra lễ bế mạc, trao...

Học sinh Việt Nam giành 6 Huy chương tại cuộc thi Olympic khoa học trẻ quốc tế 2024

Lễ bế mạc và trao thưởng kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024 đã diễn ra vào tối 11/12 tại Rumania. Đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam giành 5 Huy chương Bạc...

6 học sinh Việt Nam đi thi giành 6 Huy chương Olympic khoa học trẻ quốc tế

6 học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024 đều đoạt Huy chương với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Theo thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 (IJSO 2024) tại Romania, 6 học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt giải với 5 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng. Tất cả 6 em đều...

Mới nhất

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp...

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato. ...

VinFast sẽ phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE - vừa công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo...

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Theo Hiệp định VIFTA, Israel sẽ dành hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng thủy sản, nông sản... của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, ngày 25/7/2023, Việt Nam - Israel đã ký kết Hiệp định thương mại tự do và trở thành hiệp...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Đà tăng kéo dài

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Giá vàng thế giới tiếp tục tăng ngày thứ 3 liên tiếp, kéo vàng miếng SJC đi lên và hướng đến mức 87,5 triệu đồng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 12/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá...

Mới nhất