Trang chủNewsChính trịNgăn chặn tham nhũng 'từ sớm, từ xa'

Ngăn chặn tham nhũng ‘từ sớm, từ xa’

Năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Tuy nhiên công tác này cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa.

ảnh trên 3
Phiên họp của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 sáng 26/11. Ảnh: Quang Vinh.

Tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng chưa chuyển biến

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 cho thấy, trong năm 2024, các Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 1.538 vụ án với 3.897 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã đề nghị truy tố 856 vụ án với 2.686 bị can. Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã điều tra 23 vụ án với 70 bị can; đề nghị truy tố 11 vụ án với 57 bị can. Viện kiểm sát Nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 1.186 vụ với 3.869 bị can, đã giải quyết 1.006 vụ với 3.242 bị can. Tòa án Nhân dân các cấp đã giải quyết sơ thẩm 1.154 vụ với 3.201 bị cáo về các tội phạm tham nhũng; Đã xét xử 917 vụ với 2.418 bị cáo…

Tuy nhiên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật còn chậm so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai thực hiện toàn diện. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm chậm được khắc phục. Việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn.

Theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tình trạng vi phạm việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng ở một số địa phương còn thấp.

Chưa kể, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp chưa được khắc phục triệt để; vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đặc biệt, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế…

Thượng tá Lê Phi Long, Phó trưởng phòng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) cho rằng, việc tự phát hiện tham nhũng tại một số cơ quan vẫn còn là khâu yếu. “Sau khi triển khai các biện pháp nghiệp vụ thấy phần lớn nhiều cơ quan để xảy ra tham nhũng rất nghiêm trọng nhưng các cơ quan đều không phát hiện được” – ông Long nói.

Tham nhũng như hạt ngô, lãng phí có thể như bắp ngô

Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng, tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn tồn đọng lớn. Tình trạng cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự vi phạm các quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bị xử lý hình sự diễn ra còn nhiều.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Văn – Viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ, trong năm 2024 nhiều vụ án tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, được tích cực đẩy nhanh tiến độ xác minh điều tra.

Tuy nhiên ông Văn nhìn nhận, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều khó khăn vướng mắc. Đơn cử, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai thực hiện toàn diện. Một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ. Công tác giám định, định giá tài sản có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn một số trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu chưa được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về pháp lý, gây khó khăn cho thi hành án.

Thượng tá Lê Phi Long cho hay, tình hình tham nhũng về kinh tế diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, thậm chí trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, có sự đan xen khu vực công và khu vực tư trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm ngày càng rõ nét.

Từ thực tiễn công tác đấu tranh, ông Long cho biết, nổi lên là các sai phạm lớn trong các lĩnh vực: đất đai, đấu thầu, xây dựng cơ bản, đầu tư tài chính, ngân hàng, đăng kiểm, đăng ký, cấp phép các dự án… với tính chất mức độ thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, có sự cấu kết móc nối giữa cán bộ thoái hoá biến chất với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Theo ông Long, công tác phòng, chống tham nhũng còn khó khăn nhất định như: một số văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng còn có sự bất cập. Quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực còn sơ hở để tội phạm lợi dụng. Do đó tới đây sẽ tham mưu cho các cơ quan tiến hành nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các bộ luật liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự để đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng.

Nhận định “lãng phí là vấn đề rất lớn”, ông Long cho rằng thời gian tới cần tập trung xử lý lãng phí gắn liền với tham nhũng, tiêu cực để đảm bảo hiệu quả đồng bộ hơn. Trong đó, nghiên cứu đề xuất phối hợp với các bộ, ngành cùng cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh xây dựng văn hoá liêm chính, văn hoá thực hành tiết kiệm chống lãng phí, vì lãng phí là rất lớn. “Tham nhũng như hạt ngô thì lãng phí có thể như bắp ngô”- ông Long nói.

Cùng với đó, theo ông Long, cần đẩy mạnh kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Phát huy vai trò của nhân dân trong phòng ngừa xã hội đối với hành vi tham nhũng, nắm tình hình để ngăn chặn tham nhũng từ sớm, từ xa. Ngoài phòng, chống tham nhũng trong khu vực công thì tới đây cần tập trung đẩy mạnh phòng chống tham nhũng trong khu vực tư theo quy định của pháp luật.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ngan-chan-tham-nhung-tu-som-tu-xa-10296132.html

Cùng chủ đề

Tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ làm từ trên xuống, mục tiêu phấn đấu hoàn thành trong quý I/2025

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch TPHCM theo dõi, chỉ đạo giải quyết dự án chống ngập 10 nghìn tỷ đồng

Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi được phân công theo dõi 10 dự án lớn tồn đọng, trong đó có dự án chống ngập gần 10 nghìn tỷ đồng để giải quyết vướng mắc, sớm đưa vào sử dụng nhằm phòng, chống lãng phí. UBND TPHCM vừa ban hành văn bản phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử...

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 2/12, tại Hà Nội, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu...

Chiều 2/12, tại Hà Nội, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết việc tinh gọn bộ máy phải hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn trong quý I-2025 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thu ngân sách cao đứng đầu Bắc Trung Bộ

Năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong top 10 địa phương dẫn đầu cả nước. ...

Nâng cao chất lượng đời sống cho người nghèo

Chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ của MTTQ các cấp TP Hà Nội. Từ ngân sách của thành phố cùng với nguồn lực xã hội hóa, việc chăm lo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo đã được các cấp, ngành và các quận, huyện quan tâm triển khai, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân Thủ đô. ...

Góp phần thay đổi tốt hơn bức tranh vùng đồng bào dân tộc

Năm 2024 là năm thứ 3 triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại Nghệ An, chương trình này đang góp phần làm thay đổi tốt hơn bức tranh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn. ...

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức là cách làm hiệu quả nhất

Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều địa phương đã có những cách làm hiệu quả, thậm chí “mạnh tay” xử phạt. Tuy nhiên, tựu trung lại làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức vẫn là cách làm hiệu quả nhất. ...

Học sinh Hà Nội giành 6 huy chương Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024

Cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 đều xuất sắc đoạt huy chương. Tối 11/12, tại Rumani diễn ra lễ bế mạc, trao...

Bài đọc nhiều

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ngày 11/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, do số lượng nội dung...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với nước, với cách mạng. ...

Hoạt động hiệu quả hơn sau khi sắp xếp bộ máy địa phương

Ngày 10/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa X, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND thành phố nói rõ về vấn đề sắp xếp bộ máy địa phương trong thời gian tới. Theo ông Nên, trung...

Bà Vương Ngọc Hà được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 2 ngày 10 – 11/12 với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. ...

Quảng Bình có tân chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 11/12, tại kỳ họp cuối năm Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) Quảng Bình khóa XVIII, ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Tại kỳ họp...

Cùng chuyên mục

Thu ngân sách cao đứng đầu Bắc Trung Bộ

Năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong top 10 địa phương dẫn đầu cả nước. ...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân...

NDO - Sáng 12/12, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Báo Nhân Dân xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước,...

Bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Ngày 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Báo cáo tại phiên họp, ông Trần...

Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện...

Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị tại các điểm cầu toàn quốc, Hôm nay, mặc dù là ngày...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với nước, với cách mạng. ...

Mới nhất

Nêu cao tinh thần ‘Tổ quốc, con tàu, người chỉ huy’

Sáng 12/12, tại thành phố Vũng Tàu, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân đã tổ chức hội nghị thuyền trưởng, chính trị viên tàu lần thứ nhất năm 2024. Hội nghị nhằm khẳng định và tôn vinh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thuyền trưởng, chính trị viên đối với mỗi con tàu. Đây là những...

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 9100/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về việc thực hiện Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2025.   Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh minh họa Cụ thể, Phó...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương...

Mới nhất