Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐào tạo nhân lực đáp ứng xu thế quốc tế hoá giáo...

Đào tạo nhân lực đáp ứng xu thế quốc tế hoá giáo dục


Đông đảo chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia Hội thảo.
Đông đảo chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia Hội thảo.

Bắt đầu từ xây dựng chương trình đào tạo

Trong những thập kỷ qua, một số thuật ngữ được các nhà khoa học sử dụng để nói về giáo dục liên văn hóa như giáo dục xuyên văn hóa, đa văn hóa và liên văn hóa. Dù có nhiều cách gọi khác biệt, các thuật ngữ này đều hướng tới một mục tiêu chung: thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các cá nhân thuộc các nền văn hóa khác nhau.

PGS.TS. Vũ Công Hảo và PGS.TS. Hoàng Chí Hiếu chủ trì phiên chuyên đề “Giáo dục liên văn hóa trong môi trường đại học”. Ảnh: Cẩm Tú
PGS.TS Vũ Công Hảo và PGS.TS Hoàng Chí Hiếu chủ trì phiên chuyên đề “Giáo dục liên văn hóa trong môi trường đại học”. Ảnh: Cẩm Tú

Trình bày báo cáo về “Thực trạng giáo dục liên văn hóa nhằm phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ tích cực cho sinh viên đại học ngành giáo dục mầm non”, ThS Hoàng Thu Huyền (Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) nhận định: vấn đề sử dụng giáo dục liên văn hóa nhằm phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ tích cực đã và đang được thực hiện tại các trường đại học. Tuy nhiên, mức độ sử dụng vẫn chưa cao.

Nguyên nhân của tình trạng trên được giải thích là do thời lượng mỗi học phần đào tạo bị rút ngắn, kiến thức chuyên môn lại nhiều hơn. Đặc biệt, giáo dục năng lực xây dựng mối quan hệ tích cực không có học phần riêng lẻ trong chương trình đào tạo, không được xác định trong chuẩn đầu ra mà được giảng viên chủ động tích hợp trong các hoạt động, các học phần. Chính vì vậy, tài liệu giảng dạy riêng biệt là không có, dẫn tới việc sử dụng giáo dục liên văn hóa để phát triển năng lực này còn gặp khó khăn.

Đồng tình với quan điểm này, TS Trịnh Thúy Hương (Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội) nhấn mạnh: đào tạo nhân lực đáp ứng xu thế quốc tế hoá giáo dục cần phải bắt đầu từ xây dựng chương trình đào tạo.

TS Trịnh Thúy Hương đề xuất xây dựng mục tiêu học phần đáp ứng các chuẩn đầu ra chương trình đào tạo có nội dung về giao tiếp liên văn hóa. Điều này bao gồm việc trang bị cho người học khả năng xử lý khác biệt văn hóa linh hoạt và hiệu quả, tuân thủ chuẩn mực văn hóa và phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.

Đơn cử, học phần Giao tiếp liên văn hóa do tập thể giáo viên Khoa Khoa học cơ bản trường Đại học Công nghiệp Hà Nội biên soạn đã mang lại những giá trị thiết thực. Nội dung học phần tập trung vào các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong môi trường làm việc đa văn hóa, giúp sinh viên tự tin khi tiếp cận các bối cảnh giao tiếp quốc tế.

Tạo môi trường giao tiếp đa văn hóa

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và mở rộng cơ hội nghề nghiệp, việc học các ngành ngôn ngữ trở nên ngày càng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên. Đồng hành với xu thế này, giáo dục liên văn hóa dần trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chương trình đào tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài và nâng cao năng lực hội nhập.

Học giả đến từ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, TS Nguyễn Thị Hương Trà đã trình bày nghiên cứu về tích hợp giáo dục liên văn hóa trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ Nhật Bản. Với sứ mạng nâng cao năng lực ngoại ngữ và tri thức văn hóa, chương trình đào tạo đã cụ thể hóa vai trò của giáo dục liên văn hóa thông qua các học phần về văn hóa như “Đất nước học Nhật Bản” và “Giao thoa văn hóa”.

TS. Trịnh Thúy Hương (Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) trình bày báo cáo. Ảnh: Cẩm Tú
TS Trịnh Thúy Hương (Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội) trình bày báo cáo. Ảnh: Cẩm Tú

Mặc dù số lượng môn học về lĩnh vực này còn hạn chế nhưng phần nào đã phản ánh được tầm quan trọng của giáo dục văn hóa trong đào tạo ngôn ngữ, đồng thời thấy được mối liên quan giữa 2 khía cạnh này, tạo nền tảng cho sinh viên giao tiếp hiệu quả trong môi trường quốc tế.

Không dừng lại ở đó, Trường Đại học Hà Nội cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong quốc tế hóa giáo dục. Theo ThS  Nguyễn Thị Thủy, sinh viên tại đây nhận thức rất cao về tầm quan trọng của giao tiếp liên văn hóa và tích cực phát triển năng lực này.

Với hơn 2.953 sinh viên quốc tế tham gia các chương trình đào tạo từ năm 2016 đến 2021, Trường Đại học Hà Nội đã xây dựng một môi trường học tập đa văn hóa, trở thành hình mẫu trong việc thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế.

ThS Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết thêm, để thúc đẩy năng lực giao tiếp liên văn hóa, các trường đại học cần triển khai các chương trình đào tạo và hoạt động giao lưu văn hóa chuyên sâu dành cho cả sinh viên quốc tế và sinh viên Việt Nam, tạo môi trường giao tiếp đa văn hóa tại chỗ. Điều này không chỉ giúp sinh viên phát triển khả năng thích ứng mà còn trang bị cho họ kỹ năng làm việc và học tập hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu.

Đưa ra ý kiến thảo luận tại phiên chuyên đề, các chuyên gia thống nhất quan điểm cho rằng, giáo dục liên văn hóa khi được lồng ghép một cách có hệ thống sẽ không chỉ hỗ trợ sinh viên hiểu và tôn trọng sự khác biệt mà còn trở thành công cụ chiến lược để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dao-tao-nhan-luc-dap-ung-xu-the-quoc-te-hoa-giao-duc.html

Cùng chủ đề

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội-cơ sở đào tạo nhân lực đa ngành, uy tín

Dự lễ kỷ niệm còn có các thế hệ lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, Trung cấp Kỹ thuật đa ngành Sóc Sơn – là những đơn vị tiền thân, đơn vị được sáp nhập để phát triển thành Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và đông đảo giảng viên, học viên, sinh viên, học sinh của nhà trường. Tự hào truyền thống 65 năm xây dựng – phát...

Không gian trưng bày Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

Một dấu ấn đậm nét trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống (1959 – 2024) và 10 năm thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (2014 – 2024) là không gian trưng bày truyền thống, thành tựu của nhà trường nằm tại khuôn viên của trụ sở chính (số 98, phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Không gian trưng bày truyền thống, thành tựu được chuẩn bị...

Phát huy giá trị liên văn hóa trong xu hướng hội nhập toàn cầu

Thúc đẩy giáo dục liên văn hóa, giao tiếp liên văn hóa, truyền thông trong bối cảnh văn hóa hội tụ;… là nội dung quan trọng tại Hội thảo khoa học quốc tế ICCE 2024 do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phối hợp Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Báo Kinh tế & Đô thị cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức. Đa dạng nội dung nghiên cứu về liên văn...

Giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập- bức tranh văn hóa đa sắc

9 đơn vị đồng tổ chức Hội thảo Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa và Giáo dục lần thứ V năm 2024 (ICCE 5) gồm phiên toàn thể và các phiên chuyên đề với 6 tiểu ban: những vấn đề chung về liên văn hóa; giáo dục và các phạm trù liên văn hóa; giáo dục liên văn hóa trong môi trường đại học; giáo dục liên văn hóa trong môi trường giáo dục phổ thông; liên...

Trường Đại học Thủ đô khai giảng nghiên cứu sinh và trao 150 bằng thạc sĩ

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Đỗ Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội vui mừng chia sẻ, trong lễ bế giảng và trao Bằng tốt nghiệp thạc sĩ khoá 5, nhà trường có tổng số 150 học viên cao học tốt nghiệp. Trong đó hơn 30 bài báo khoa học của học viên đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Về kết quả trúng tuyển nghiên cứu sinh (NCS) và cao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Huy Tuấn, để nhận nhiệm vụ mới.  Tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg,...

Khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Thông báo kết luận nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tham mưu việc đầu tư mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận từ tháng 7 năm 2023; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất đầu tư tại văn bản số 6727/VPCP-CN ngày 31/8/2023. Trong thời gian nghiên cứu, đề xuất điều...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức vụ Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Thời hạn bổ nhiệm đối với...

Bảo đảm chính sách với cán bộ, công chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của BCĐ. Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số...

Cả hệ thống chính trị triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 17/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024; triển khai tuyên truyền, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025... Dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng. Quán triệt, tuyên truyền các quy định của Luật...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. ...

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Mới nhất