Trang chủKinh tếNông nghiệpDòng vốn "ngọt" giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ (Bài 1)

Dòng vốn “ngọt” giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ (Bài 1)


Người ta bảo, ra đến Bạch Long Vĩ (TP. Hải Phòng) mới thấy hết được cái bao la của biển trời Tổ quốc. Hòn đảo chỉ khoảng 3,2 km2 nhưng lại là đảo tiền tiêu xa bờ nhất của Việt Nam trên vịnh Bắc Bộ, giữ vị trí chiến lược về an ninh – quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó cũng là lí do vì sao chúng tôi đến với Bạch Long Vĩ trong những ngày giữa tháng 11 trên con tàu Cảnh sát biển 8003 của Hải đoàn 11 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1). Biển yên ả sóng, vị mặn nồng lan trong gió xộc thẳng vào khứu giác xua đi cảm giác diệu vợi “ngày đàng gang nước” khi lênh đênh gần 8 tiếng trên biển của chúng tôi. Từ phía chân trời, Bạch Long Vĩ dần hiện lên, với địa hình đồi thoải, đảo giống như một bàn tay úp xuống với các ngón tay thon dài chụm lại. “Bàn tay” vô hình ấy trở thành nơi nuôi dưỡng, ấp ủ biết bao tình yêu với biển đảo cũng như khát vọng vươn lên của nhiều hộ dân nơi đây.

Một thời khó khăn nhiều hơn sóng biển

Nhớ lại những ngày mới ra đảo, ông Trần Văn Hiên, Liên đội trưởng Liên đội Thanh niên xung phong (TNXP) Bạch Long Vĩ không khỏi bồi hồi. Hơn ba mươi năm trước, nghe theo tiếng gọi của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 62 cán bộ, đội viên trên mọi miền đất nước, chủ yếu đoàn viên thanh niên ở Hải Phòng đã xung phong tình nguyện đi xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của đội TNXP khi đó là nhanh chóng ổn định nơi ăn chốn ở và xây dựng các công trình hạ tầng, trồng cây để đón dân ra đảo. Đặc biệt, các đội viên TNXP dùng sức trần đẩy những chuyến xe rùa chở đất đá để san lấp, đắp nền… trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để xây dựng cột cờ TNXP Bạch Long Vĩ – một trong những mốc dấu chủ quyền đầu tiên ở góc độ dân sự trên đảo. Kể từ giai đoạn này, đảo Bạch Long Vĩ đã có 9 đợt tuyển dân. Mối nhân duyên đặc biệt giữa chàng trai Thái Bình với Bạch Long Vĩ năm đó cũng se duyên cho mối tình với nữ TNXP Vũ Thị Hải Yến (quê Kiến Thuỵ, Hải Phòng). Tình yêu đôi lứa hòa vào tình yêu nước, ông bà cùng các đội viên TNXP tiếp tục nhận các dự án xây nhà, đường sá, công viên, nhà công vụ… để phục vụ đời sống cho các hộ dân nơi huyện đảo.

Là một trong những hộ dân ra đảo từ ngày sơ khai, ông Trần Chí Tráng (khu dân cư số 1, huyện Bạch Long Vĩ) cho biết, trong một lần đánh bắt xa bờ, tàu của gia đình ông bị gãy chân vịt trôi dạt vào đảo. Đúng thời điểm này, chính quyền có chính sách khuyến khích ngư dân ở lại xây dựng đảo nên gia đình quyết định gắn bó với nơi này. Điều kiện sống thời điểm đó rất khó khăn, lượng nước rất hạn chế, có giếng cạn tới đáy, có người trèo xuống lấy nước tắm nhưng khi dội lên người toàn cát, sỏi. Đàn ông cạo trọc đầu, tắm ở biển, nhường nước ngọt cho phụ nữ. Mỗi ngày người dân được dùng nhờ điện của TNXP 30 phút để sinh hoạt, mãi sau này tầm 7-10h tối mới có điện để dùng. Thực phẩm không thể bảo quản nên bữa cơm của cả gia đình 5 người chỉ có muối vừng, cá khô, dưa cà muối.

Nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa ra - vào đảo luôn ở mức cao
Nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa ra – vào đảo luôn ở mức cao

Với lòng quyết tâm vượt khó và tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trải qua hơn 3 thập kỷ xây dựng và phát triển, những bàn tay khối óc của quân – dân Bạch Long Vĩ đã biến những bãi cát sỏi đá cằn cỗi thành những dãy nhà, những hộ gia đình, khu chăn nuôi, vườn rau xanh tươi để ổn định cuộc sống.

Từ năm 2001, đảo bắt đầu sôi động khi âu cảng có sức chứa 100 tàu thuyền được khánh thành. Mỗi tháng, hàng nghìn tàu thuyền của ngư dân khắp nơi vào tiếp nhiên liệu, lương thực, tránh trú bão. Sinh kế của người dân cũng mở rộng nhờ bán nước, xăng dầu, thực phẩm cho tàu cá. Cuộc sống của người dân trên đảo dần bứt phá từ năm 2016 khi Bạch Long Vĩ bắt đầu có điện 24/24h nhờ nguồn điện lai ghép gió – mặt trời – diesel – lưu trữ năng lượng được xây dựng. Người dân có điện để chạy tivi, tủ lạnh, điều hòa.

Cùng với đó, nguồn nước ngầm tìm thấy năm 2018 và hồ nước ngọt 60.000 m3 hoàn thành năm 2020 đã giải được bài toán thiếu nước. Nhiều nhà mở dịch vụ tắm nước nóng cùng các dịch vụ khác phục vụ tàu cá. Mỗi khi có gió mùa, nơi đây sáng đèn cả đêm, sôi động như thị trấn trong đất liền. Đặc biệt, năm 2020, tàu Hoa Phượng chính thức được đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết về giao thông đi lại, việc vận chuyển hàng hóa giữa huyện đảo Bạch Long Vĩ với đất liền đã được thuận lợi, kịp thời, góp phần thúc đẩy lộ trình phát triển kinh tế xã hội, sớm đưa huyện đảo Bạch Long Vĩ trở thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư trường vịnh Bắc Bộ.

Nhu cầu vốn trở nên cấp bách

Khi cơ sở vật chất dần hoàn thiện, chất lượng cuộc sống của người dân, ngư dân huyện đảo ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh của người dân bắt đầu mở rộng. Cảm nhận hết tất thảy những đổi thay trong đời sống kinh tế của người dân trong từng thời kỳ, ông Phạm Văn Toan – một trong số 62 TNXP đầu tiên ra đảo cho biết, kể từ khi huyện đảo phát triển nhộn nhịp, các hộ dân có một “cơn khát” về nguồn vay vốn. Sống với nghề biển, nhu cầu lớn nhất là có tàu để vươn khơi nhưng giá lên đến vài tỷ đồng, ngư dân lấy đâu ra số tiền nhiều đến vậy; thời tiết biển đảo rất khắc nghiệt, có tàu rồi ngư dân vẫn cần vốn để bảo trì, sửa chữa, nâng cấp tàu đánh bắt dài ngày. Nếu không đi đánh bắt, người dân cũng cần vốn để mua – bán, tích trữ nhu yếu phẩm, mua tàu để bán xăng dầu, nhu yếu phẩm ngay trên biển… Chính vì vậy, họ rất mong chờ sự xuất hiện của các tổ chức tín dụng, ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu đó trên huyện đảo.

Âu cảng có sức chứa lớn là nơi tránh trú bão an toàn, cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngư dân trên vịnh Bắc Bộ
Âu cảng có sức chứa lớn là nơi tránh trú bão an toàn, cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngư dân trên vịnh Bắc Bộ

Trước nhu cầu cấp thiết được đặt ra tại huyện đảo, chủ trương, chính sách từ Đảng, chính quyền TP. Hải phòng cũng bắt đầu đã có những gợn sóng. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh TP. Hải Phòng chia sẻ, mong muốn đưa nguồn vốn tín dụng ra Bạch Long Vĩ đã được các cấp chính quyền cũng như NHCSXH ấp ủ từ rất lâu. Ngay từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại Hải Phòng, ông đã nhận được nhiều ý kiến liên quan đến phương án bố trí vốn ra huyện đảo nhưng để triển khai được gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, điều kiện đi lại quá khó khăn, phương tiện chính thống chỉ có tàu của quân đội và tàu chở hàng. Thứ hai, dẫn vốn ra đảo cần mang theo lượng tiền lớn trong một hải trình dài 7-8 tiếng quá nhiều rủi ro.

Khó khăn là vậy, song Bạch Long Vĩ có vị trí chiến lược trong đảm bảo an ninh, quốc phòng, mỗi người dân chính là “cột mốc chủ quyền sống” của quốc gia nên việc ưu tiên để người dân yên tâm phát triển kinh tế, bám biển, bám đảo là nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra. Do vậy, sau khi họp Ban đại diện quý III/2016, đồng chí trưởng ban đã yêu cầu khắc phục mọi khó khăn, đưa vốn tín dụng chính sách xã hội ra với huyện đảo.

Khoảng tháng 10/2016, ông cùng một số đồng nghiệp chính thức ra đảo bằng tàu chở hàng của ngư dân để khảo sát thực tế. Sau 12 tiếng ngồi trên tàu của ngư dân ra đảo, ông mới thực sự nhận thấy nhu cầu vay vốn, chuyển tiền của người dân rất lớn, nhất là cho vay giải quyết việc làm. Tuy nhiên, người dân không tiếp cận tín dụng ở các ngân hàng thương mại vì vướng hai lý do gồm tài sản thế chấp và hiệu quả sử dụng vốn vay. Người dân sinh sống trên huyện đảo không có tài sản thế chấp từ quyền sử dụng đất vì nhà cửa, đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước; điều kiện đi lại khó khăn cũng khiến nhân viên ngân hàng khó nắm được thông tin về nhu cầu vay vốn, thẩm định tài sản cũng như bảo đảm vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả… Đây cũng là lý do vì sao kinh tế của huyện đảo đầy tiềm năng và phát triển sôi động, nhu cầu vay vốn, sử dụng dịch vụ lớn, UBND huyện đã mời một số ngân hàng ra khảo sát, thậm chí đã ký biên bản ghi nhớ nhưng chưa một ngân hàng nào lập chi nhánh tại đây.

Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là một trong những nhu cầu vay vốn cao của ngư dân vùng biển
Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là một trong những nhu cầu vay vốn cao của ngư dân vùng biển

Sau chuyến khảo sát thực tế dài ngày, ông Nguyễn Ngọc Sơn đã báo cáo TP. Hải Phòng xin giải ngân nguồn vốn vay đầu tiên lên đến vài tỷ đồng ra huyện đảo Bạch Long Vĩ. Từ giai đoạn xin nguồn vốn cho đến khi dòng vốn “ngọt” đến được tay người dân huyện đảo là cả một chặng đường đầy thử thách. Tuy nhiên nhờ có sự dẫn đường, chỉ lối từ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” và sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, các cán bộ NHCSXH, nguồn vốn vay đầu tiên và duy nhất đã chính thức có mặt tại huyện đảo từ tháng 11/2016.

Người dân Bạch Long Vĩ chủ yếu phát triển kinh tế nhờ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá
Người dân Bạch Long Vĩ chủ yếu phát triển kinh tế nhờ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá

Dòng vốn ưu đãi đến mang theo luồng sinh khí mới vào cuộc sống của người dân Bạch Long Vĩ. Dòng vốn tín dụng chính sách không chỉ là tiền mà còn là hy vọng, động lực để họ vươn lên phát triển kinh tế biển. Ngư dân giờ đây có thể đầu tư vào những chiếc tàu hiện đại, trang bị đầy đủ ngư cụ, tự tin vươn khơi khai thác hải sản; các hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá. Mỗi bến thuyền, mỗi mẻ cá đầy khoang đều là kết quả của sự nỗ lực của chính sách đúng đắn và của tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng. Nhờ đó, cuộc sống trên đảo tiền tiêu càng thêm khởi sắc, giúp họ yên tâm bám biển, bám đảo, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố vững chắc hệ thống chính trị quốc phòng, an ninh khu vực huyện đảo, tạo niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Giám đốc NHCSXH Chi nhánh TP. Hải Phòng khẳng định.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/dong-von-ngot-giua-trung-khoi-bach-long-vi-bai-1-158474.html

Cùng chủ đề

Phóng viên Dân trí đạt giải A cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ”

(Dân trí) - Phóng viên báo Dân trí đạt 1 giải A ảnh đơn, 1 giải B và 1 giải Khuyến khích ảnh bộ tại cuộc thi ảnh "Chân dung người chiến sĩ". Chiều 16/12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh Chân dung người chiến sĩ.Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm...

Việt Nam sẽ là cái nôi sản xuất bánh cho thế giới

Sau nhiều ngày tranh tài, cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam đã có "cơn mưa" giải thưởng trao cho gần 500 đầu bếp, nhà làm bánh trong nước và quốc tế. Sau nhiều ngày tranh tài ở cuộc...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo Thuận Hạnh là một xã...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Các hiệp định thương mại mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là tại thị...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12

Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,22 điểm hay tính từ đầu năm đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng ...

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024. Theo đó, tổ chức thẻ Visa đã trao tặng cho Sacombank 4 giải thưởng quan...

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.Trên là phân tích về những đổi mới và tác động của...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai ...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Các hiệp định thương mại mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là tại thị...

Mới nhất

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm...

Du lịch Việt Nam tạo đà bứt phá

Năm 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là đón 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự phục...

48 tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh về Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân

(ĐCSVN) - Ban tổ chức đã lựa chọn và trao tổng cộng 48 giải thưởng, bao gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho mỗi thể loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật Cuộc thi ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật toàn quốc với chủ đề “80 năm Quân...

Vietnam Airlines giành giải thưởng ‘Ý tưởng phát triển bền vững’ tại Human Act Prize 2024

Vietnam Airlines đã vinh dự giành được giải thưởng "Ý tưởng phát triển bền vững" tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". ...

Mới nhất