Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại biểu 'quốc hội trẻ em' hiến kế chống bạo lực học...

Đại biểu ‘quốc hội trẻ em’ hiến kế chống bạo lực học đường

‘Bạo lực học đường âm ỉ trong khuôn viên các trường học, là một hiện thực không thể tránh được. Học sinh đừng ngần ngại nói ra khi mình là nạn nhân vì các bạn không hề cô đơn’.

Bảo Thức và bạo lực học đường - Ảnh 1.

Nguyễn Trần Bảo Thức phát biểu tại “Quốc hội trẻ em” năm 2024 – Ảnh: nhân vật cung cấp

Nữ sinh Nguyễn Trần Bảo Thức – lớp 8A5 Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Quảng Tín, Đắk R’Lấp, Đắk Nông) – vừa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tặng quà, viết thư tay vì câu trả lời thuyết phục về phòng chống bạo lực học đường tại phiên họp “Quốc hội trẻ em” giả định lần 2 năm 2024.

Bảo Thức cho biết chưa hết xúc động vì cuộc họp đã diễn ra khá lâu nhưng bộ trưởng vẫn nhớ câu trả lời của mình ở phòng họp Diên Hồng (tòa nhà Quốc hội). Câu trả lời bất ngờ nhận được rất nhiều sự tán đồng từ bộ trưởng và anh chị ở Trung ương Đoàn, các bạn học sinh tham dự phiên họp.

Bảo Thức nói bạo lực học đường là vấn đề rất được quan tâm ở các trường, gia đình và xã hội. Vì vấn đề nóng nên trong phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần 2 năm 2024, bạo lực học đường là một trong hai chủ đề được thảo luận, được “cử tri” học sinh cả nước quan tâm.

“Các bạn không hề cô đơn”

* Để trở thành đại biểu “Quốc hội trẻ em” lần 2, Bảo Thức đã phải trải qua những thử thách gì?

– Để được tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần 2 này, mình đã mạnh dạn quay các video nêu quan điểm về hai chủ đề “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường” gửi dự thi, tham gia trả lời phỏng vấn online.

Tại phiên họp giả định, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi: “Ai là người có vai trò quan trọng nhất để loại bỏ bạo lực học đường?”. Mình đã nhấn nút phát biểu ý kiến khẳng định để phòng chống bạo lực học đường phải xuất phát từ bản thân mỗi học sinh.

Câu trả lời nhận được nhiều sự đồng tình và hai tháng sau mình còn nhận được quà của bộ trưởng.

* Theo bạn, khi là nạn nhân hoặc chứng kiến nạn bạo lực học đường, học sinh nên làm gì?

– Bạo lực đang âm ỉ trong khuôn viên các trường học, là một hiện thực không thể tránh được. Việc này xuất phát từ những xích mích rất nhỏ trong cuộc sống, học tập hay vui chơi giữa các bạn học sinh chung lớp, chung trường.

Học sinh đừng ngần ngại nói ra khi mình là nạn nhân vì các bạn không hề cô đơn. Tất cả bạn bè, giáo viên và nhà trường luôn sẵn sàng nắm tay bạn để cùng giải quyết dứt điểm bạo lực học đường. Tuy nhiên, đối với lứa tuổi học sinh đang thay đổi tâm sinh lý, việc giáo viên đồng hành và thấu hiểu học sinh là không hề dễ dàng.

Mỗi học sinh cần tự trau dồi cho mình thật nhiều kiến thức và kỹ năng sống để kịp thời nhận ra những vấn đề có thể phát sinh bạo lực học đường. Khi có phát sinh mâu thuẫn, cần có những ứng xử để làm dịu nhẹ căng thẳng, để không xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Ngoài ra nếu trường học có những tổ tư vấn tâm lý, với các bạn có những biểu hiện khác thường, đưa ra những giải pháp hợp lý cũng phần nào giảm bớt các tình huống bất ngờ.

Các trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thể thao và chính quyền địa phương ngăn chặn sớm những vụ xích mích nhỏ ngoài cổng trường sẽ giảm bạo lực học đường.

Học sinh đừng ngần ngại nói ra khi mình là nạn nhân vì các bạn không hề cô đơn. Tất cả bạn bè, giáo viên và nhà trường luôn sẵn sàng nắm tay bạn để cùng giải quyết dứt điểm bạo lực học đường

Nguyễn Trần Bảo Thức

Không còn là chuyện “con nít” với nhau

* Trong thực tế, đã có những bạn từng lên tiếng nhưng bị quay lại trả thù, Bảo Thức nghĩ gì về việc này?

– Bạo lực học đường đang trở nên nóng bỏng hơn, không còn là chuyện giữa “con nít” với nhau mà là vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Hiện nhiều người lớn vẫn cho rằng những xích mích giữa học sinh với nhau là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm.

Tuy nhiên thực tế đã có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra, gần đây nhất là vụ học sinh THCS đâm nhau ở Đắk Mil khiến một bạn phải cấp cứu. Vì vậy người lớn nên thay đổi quan điểm và thật sự lắng nghe con em mình dù là những tâm sự nhỏ để kịp thời phát hiện ra những bất thường.

* Dũng cảm lên tiếng là tốt, nhưng có nên có những hình thức khác để phòng chống bạo lực học đường và bảo vệ mình trước?

– Tại Trường THCS Lương Thế Vinh mình đang học có những hộp thư kín được bố trí khắp nơi, giúp các bạn học sinh có thể tìm kiếm sự trợ giúp mà không ngại bị trả thù. Việc trực tiếp lên tiếng có thể làm các bạn sợ “kẻ bắt nạt” để ý, vậy thì gửi mail, Zalo cho giáo viên để nhờ sự hỗ trợ rất là hay.

Hiện nay học sinh nào cũng sử dụng mạng xã hội để gửi bài tập, trao đổi với giáo viên mỗi ngày nên cách này có vẻ rất tiện và hiệu quả ở các trường học.

Song song với những hình thức nêu trên, mình nghĩ gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các bạn học sinh có thể tự tin và dũng cảm.

Khi thảo luận tổ “Quốc hội trẻ em” vừa qua, tụi mình cũng bàn luận sâu về vai trò của gia đình đối với trẻ em trong nạn bạo lực học đường. Đa số các ý kiến cho rằng các bạn học sinh sống trong gia đình không hạnh phúc, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn tạo cho các bạn tâm lý tự ti, gây gổ, bạo lực học đường.

Gia đình nên dành thời gian lắng nghe tâm sự của con em mình từ những việc nhỏ thì các bạn ấy mới dám nói ra các việc lớn, xây dựng tâm lý cũng như tạo môi trường văn minh từ trong chính những ngôi nhà.

Ngăn chặn các xích mích nhỏ, tránh được bạo lực học đường

Cô Trần Thị Lan – tổng phụ trách Đội Trường THCS Lương Thế Vinh – chia sẻ nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động như tuyên truyền, giáo dục phòng tránh bạo lực học đường. Trong đó sôi nổi nhất là các lớp tham gia thi vẽ tranh và hùng biện về chủ đề này trong chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp – nói không với bạo lực học đường”.

Nhà trường và phụ huynh của Trường THCS Lương Thế Vinh luôn chú trọng phòng chống bạo lực học đường, phối hợp chặt chẽ ngăn chặn các xích mích nhỏ, không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, đáng tiếc.

“Em có thể trao đổi với thầy bất cứ lúc nào”

Em Nguyễn Trần Bảo Thức đã nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng. Trong thư, bộ trưởng bày tỏ sự ấn tượng với câu trả lời của Bảo Thức, khi bạn ấy nhấn mạnh vai trò phòng chống bạo lực học đường là ở mỗi học sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn còn để lại số điện thoại cá nhân trong thư và nhắn gửi Bảo Thức: “Em có thể gọi điện và trao đổi với thầy bất cứ lúc nào, về bất cứ vấn đề gì, cả bây giờ và mai sau”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/dai-bieu-quoc-hoi-tre-em-hien-ke-chong-bao-luc-hoc-duong-20241207092405652.htm

Cùng chủ đề

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cân nhắc giới hạn tỉ lệ hoặc bỏ hẳn xét tuyển sớm

Theo thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc xét tuyển sớm dẫn đến tình trạng các trường phải chuẩn bị công tác tuyển sinh từ đầu năm, học sinh 'chạy đôn chạy đáo' làm thủ tục... 'Tất cả đều vất vả mà hiệu quả không cao'. ...

Có nên đồng phục áo dài?

Trước đây, áo dài từng được một số trường quy định là đồng phục dành cho nữ sinh. Nhưng nhiều năm trở lại đây, hầu như nó chỉ được sử dụng vào các dịp lễ hay trong các hoạt động ngoại khóa của các trường. ...

Hơn 1.000 phần sữa Nhật Bản gửi tới học sinh vùng lũ Cao Bằng

Hơn 1.000 học sinh bốn trường tiểu học của hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) đã được báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn Cao Bằng trao tặng những phần quà từ Công ty Morinaga Nutritional Foods. Gửi trao sữa cho học...

Tăng Duy Tân viết nhạc: Hàn lâm để làm gì?

Vừa ra mắt album Khu vườn tình được giới chuyên môn đánh giá cao, Tăng Duy Tân gây chú ý vì phát ngôn 'Tôi viết nhạc hàn lâm được, nhưng để làm gì?'. Nói với Tuổi Trẻ, nhà sản xuất âm nhạc Viruss nhận...

Quy về một thang điểm chung trong tuyển sinh: Bộ GD-ĐT nói gì?

Một trong những điểm mới của dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT quy định điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp phải được quy đổi về một thang điểm chung. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước ký truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho liệt sĩ hy sinh tại Quân khu 7

Chiều 7-12, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba cho 12 liệt sĩ đã dũng cảm hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7. ...

Được tập huấn, nhiều nông dân Đồng Tháp không còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sau khi được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm, nhiều nông dân ở Đồng Tháp không còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Huỳnh Tấn Đạt - cục trưởng Cục Bảo...

Nấu ăn dở thì học, nấu hoài sẽ phải ngon, chuẩn như cơm mẹ nấu!

'Bạn tôi thích nấu ăn, nhưng người khác ăn không nổi'. Đó là lời kể của chị Nguyễn Thị Diệu Thúy (28 tuổi) về tay nghề nấu ăn của một người bạn thân. Anh Minh được vợ nhận xét là nấu ăn ngon hơn...

Học sinh TP.HCM làm game để học lịch sử

Xuất phát từ mục tiêu giúp các bạn yêu thích môn lịch sử, một học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM đã quyết định làm game. ...

Co.op Food tung ngàn ưu đãi mừng tuổi 16

Kỷ niệm 16 năm thành lập, chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food tưng bừng tung loạt chương trình khuyến mãi kèm quà tặng tri ân đầy hấp dẫn. Co.op Food đã kế thừa và phát huy những thế mạnh sẵn có, từng bước...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phụ huynh Trường THPT Thăng Long bức xúc “tố” phải đóng gần 1 triệu đồng tổ chức văn nghệ 45 phút

Phụ huynh phản ánh ngoài đề xuất đóng 800.000 đồng cho con tổ chức văn nghệ, Ban phụ huynh một số lớp ở Trường THPT Thăng Long còn kêu gọi phụ huynh đóng thêm tiền để lớp có thêm kinh phí tổ chức "liveshow". ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chính phủ đề xuất chuyển 2 đại học quốc gia về Bộ GD-ĐT

Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh...

Hạnh phúc trong giáo dục: Cần quan tâm đến cảm xúc của người học

Theo các chuyên gia, để có hạnh phúc trong giáo dục, cần quan tâm đến hạnh phúc của người học, phát huy năng lực, sở trường của các em. “Có hai khía cạnh: khả năng và sở thích, cái muốn làm và cái có thể làm. Không nên ép một người ở lĩnh vực họ vừa không thích, vừa không có khả năng. Cần định hướng cho trẻ có một sự nghiệp ở...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói về giảm tỷ lệ xét tuyển sớm

Khi giảm tỉ lệ xét tuyển sớm xuống, chỉ những em thực sự có năng lực vượt trội mới được tuyển thẳng. Các em tập trung vào đợt xét tuyển chung bảo đảm sự công bằng, chất lượng...

Học sinh TP.HCM làm game để học lịch sử

Xuất phát từ mục tiêu giúp các bạn yêu thích môn lịch sử, một học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM đã quyết định làm game. ...

Tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình chuyển đổi số

(ĐCSVN) - Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn, bên cạnh việc chuyển đổi số trong ngành GDĐT, giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số. Ngày 7/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo chủ đề “Giáo dục đại học với công nghệ...

Trường Đại học Đông Đô kỉ niệm 30 năm thành lập

Ngày 07/12/2024, các thế hệ cựu sinh viên, giảng viên của Trường ĐH Đông Đô cùng trở về hội ngộ trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường. Trường Đại học Đông Đô. Ảnh: Trường Đại học Đông Đô Ra đời tròn 3 thập kỷ (1994-2024), Trường ĐH Đông Đô thuở ban đầu chỉ có 7 ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Quan hệ quốc tế, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông...

Chân dung Tân Chủ tịch Hội đồng trường sinh năm 1972 của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

PGS.TS Phạm Xuân Anh vừa nhận Quyết định công nhận là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nhiệm kì 2024 - 2029. ...

Mới nhất

46 triệu người sốc khi biết đây là cái gì ngoài bãi biển

Người xem phải đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khi nghe chủ clip giải thích. ...

Hòa Bình: Phát huy vai trò Người có uy tín để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Những năm qua, việc phát huy vai trò của người có uy tín (NCUT) tại tỉnh Hòa Bình trở thành cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư. Người có uy tín không chỉ giúp tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng...

Nấu ăn dở thì học, nấu hoài sẽ phải ngon, chuẩn như cơm mẹ nấu!

'Bạn tôi thích nấu ăn, nhưng người khác ăn không nổi'. Đó là lời kể của chị Nguyễn Thị Diệu Thúy (28 tuổi) về tay nghề nấu ăn của một người bạn thân. ...

Học sinh TP.HCM làm game để học lịch sử

Xuất phát từ mục tiêu giúp các bạn yêu thích môn lịch sử, một học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM đã quyết định làm game. ...

Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

“Vấn đề bản quyền trong môi trường số ảnh hưởng không chỉ đến quyền lợi của các tác giả, các chủ sở hữu quyền, các doanh nghiệp mà còn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế sáng tạo và...

Mới nhất