Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng khu dân cư, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng DTTS.Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND Thành phố, Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh thành lập 269 đoàn kiểm tra liên ngành (tuyến tỉnh 6 đoàn, tuyến huyện, thành phố 20 đoàn, tuyến xã 243 đoàn) tiến hành kiểm tra, hậu kiểm tại 3.181 cơ sở sản xuất, bếp ăn trường học, nhà hàng.Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.Theo GS, TS. Phùng Hữu Phú, đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao”.Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng DTTS.Thực hiện Thoả thuận hợp tác về công tác dân tộc giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc. Từ ngày 03/12 – 07/12/2024, Đoàn đại biểu cấp cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Trung Quốc. Tham gia Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành Lễ hội quốc gia. Người Cơ Tu vui hội nhập làng. Người Mông Nghệ An “thay áo mới” cho ruộng bậc thang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 6/12, tại Hà Nội, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kê khai tài sản thu nhập cho Đảng viên dự kiến nhân sự cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027.Ngày 6/12, tại thành phố Lào Cai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) đã tổ chức kỷ niệm 20 năm hợp tác mua bán điện qua biên giới.Sinh hoạt giao lưu giới thiệu phát triển văn hóa hiện nay là một nhu cầu hết sức cần thiết với những học sinh DTTS ở các trường dân tộc nội trú. Vừa qua, trong đợt học ngoại khóa, Trường Vinschool Times Hà Nội (Vinschool) đã có buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ bằng hình thức trực tuyến với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT) với chủ đề “Lễ hội văn hóa Chăm”.UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vừa có báo cáo khẩn cấp tình hình sạt lở đất, đá tại một số điểm dân cư trên địa bàn xã Trà Don. Huyện kiến nghị UBND tỉnh ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở đất đá điểm dân cư làng Tu Hon, để có cơ sở xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Người có uy tín trên địa bàn huyện trong công tác an ninh mạng và phòng chống tội phạm an ninh mạng.
Huyện Đăk Tô hiện có 6.552 hộ đồng bào DTTS, chiếm 55,8% tổng dân số của huyện. Trong đó, 1.087 hộ nghèo, chiếm 16,55% và 717 hộ cận nghèo, chiếm 10,94% so với tổng số hộ đồng bào DTTS của huyện. Thực hiện Dự án 1, Chương trình MTQG 1719, UBND huyện Đăk Tô đã chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát, nắm bắt nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ nghèo, cận nghèo để hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng.
Ông Sa Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô cho biết: Việc rà soát, thống kê đối tượng thụ hưởng được thực hiện theo đúng quy định của Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 và các hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh. Trong đó, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo thôn trưởng thông báo về nội dung chính sách, tổ chức rà soát, tổng hợp và phân loại, lập danh sách đối tượng đăng ký thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. Đồng thời, tổ chức họp thôn bình xét công khai có đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên môn thuộc UBND cấp xã, đại diện cấp ủy chi bộ và tổ chức đoàn thể của thôn, các hộ gia đình trong thôn tham gia ít nhất 2/3 số hộ gia đình để lấy ý kiến về kết quả rà soát đối tượng được thụ hưởng chính sách và có mời đại diện MTTQ Việt Nam cấp xã giám sát.
Nhờ làm tốt công tác rà soát đúng đối tượng thụ hưởng, nên đến nay, UBND huyện Đăk Tô đã phê duyệt và triển khai hỗ trợ bồn nước sinh hoạt cho 206 hộ đồng bào DTTS, với tổng kinh phí 618 triệu đồng.
Bà Y Té – Thôn Đăk Manh 1, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô kể: Trước đây gia đình dùng nước giếng cách nhà 100m, nhưng không có bồn để chứa nước, mỗi lần cần đến nước thì phải dùng máy để bơm nước lên, rất tốn tiền điện và mất công xách nước vào nhà. Nhưng nay được Nhà nước hỗ trợ bồn nước sinh hoạt, gia đình không còn vất vả nữa, khi hạn hán vẫn trữ đủ nước dùng trong nhiều ngày.
Cũng với triển khai hỗ trợ bồn nước cho đồng bào DTTS, huyện Đăk Tô đã triển khai xây dựng 03 công trình nước sinh hoạt tập trung, với hơn 400 hộ dân được thụ hưởng. Tổng kinh phí hơn 5,4 tỷ đồng.
Ông A Tun – Thôn Đăk Mơ Ham, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô chia sẻ: Từ khi có công trình nước sinh hoạt tập trung này bà con trong thôn không còn thiếu nước sinh hoạt nữa. Mùa khô cũng có nước để dùng, nước sạch, đảm bảo chất lượng. Nói chung người dân trong thôn rất phấn khởi khi được Nhà nước quan tâm đến đời sống của đồng bào DTTS.
Ông Lê Thanh Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Pô Kô, huyện Đăk Tô cho biết: Tháng 4/2023, Phòng Dân tộc huyện bàn giao Công trình Nước sinh hoạt tập trung thôn Đăk Mơ Ham cho xã quản lý và xã hướng dẫn thôn thành lập Tổ quản lý, vận hành công trình này. Từ đó đến nay, Công trình này vận hành rất tốt, cung cấp nước sinh hoạt cho 51 hộ dân, với trên 240 nhân khẩu trong thôn sử dụng ổn định. Nhờ đó, đã giải quyết được tình trạng thiếu nước của người dân trong thôn mỗi khi mùa khô hạn lại đến.
Việc triển khai kịp thời nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt theo Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 đã tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đăk Tô được tiếp cận với nguồn nước sạch hợp vệ sinh để sử dụng. Đồng thời, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ các công trình để đảm bảo các công trình được vận hành hiệu quả, đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ cho cộng đồng.
Ông Sa Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô cho biết: Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Dân tộc huyện chủ trì, phối hợp với UBND các xã tổ chức kiểm tra việc rà soát đối tượng hộ nghèo được thụ hưởng có nhu cầu hỗ trợ bồn nước trên địa bàn các xã khu vực III. Trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh qua nội dung hỗ trợ tạo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ việc hỗ trợ cải tạo, nâng cấp các giếng nước chưa hợp vệ sinh của hộ gia đình để đạt mục tiêu của Dự án 1 đề ra là đến năm 2025 có trên 90% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh.
Nguồn: https://baodantoc.vn/dak-to-kon-tum-giai-quyet-tinh-trang-thieu-nuoc-sinh-hoat-cho-dong-bao-dtts-1733364414265.htm