Trang chủKinh tếNông nghiệpDòng vốn "ngọt" giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ (Bài 2)

Dòng vốn “ngọt” giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ (Bài 2)


Việc đưa vốn tín dụng chính sách xã hội ra huyện đảo Bạch Long Vĩ là một quá trình đầy gian nan và thử thách. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, dòng vốn “ngọt” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần nâng cao chất đời sống của bà con ngư dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, biến Bạch Long Vĩ từ một vùng đất hoang vu, khô cằn thành một đô thị thu nhỏ giữa lòng biển khơi.

Dòng vốn “ngọt” giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ (Bài 1)

Dòng vốn

Những người lạ đáng tin

Vượt qua ngàn chông gai của những ngày mới ra đảo, ông Trần Chí Tráng (khu dân cư số 1) cũng như nhiều ngư dân khác bắt tay vào làm ngư nghiệp. Bạch Long Vĩ là 1 trong 8 ngư trường lớn của cả nước, có nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú nên phải đi biển đánh bắt dài ngày, muốn đi được cần vốn rất lớn, ông phải vay tiền lãi cao của anh em, bạn bè. Nhưng “vận đổi, sao dời” lại bỏ quên những nỗ lực của gia đình ông, sau mỗi chuyến đi ông chẳng bao giờ thu hồi được vốn vì tiền dầu, mua lưới cụ quá cao, tàu nhỏ nên số lượng đánh bắt ít. Sống mãi với nghề mà vẫn nghèo, nhiều lúc nản, ông bảo bỏ quách nghề cho xong.

Vợ chồng ông Trần Chí Tráng tất bật chuẩn bị lưới cụ cho ngày đánh bắt cá
Vợ chồng ông Trần Chí Tráng tất bật chuẩn bị lưới cụ cho ngày đánh bắt cá

Dẫu vậy, nghe tin mình đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay của NHCSXH, ông lại quyết tâm vay 50 triệu đồng đầu tiên để sửa thuyền và thay lưới cụ thay đổi vùng đánh bắt và cách làm truyền thống. Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì đảo nhiều đá ngầm, sóng lớn nhưng mọi thứ đều qua, gia đình ông bắt đầu đủ ăn, có kinh tế dư giả để xây nhà trong đất liền. Cuộc sống dần tốt hơn cũng là động lực giúp ông bà nuôi dạy 3 người con ăn học trưởng thành và thực hiện ước mơ đi học lớp xóa mù chữ của bộ đội biên phòng.

Cũng là một trong số những gia đình có bước thay đổi ngoạn mục từ khi có nguồn vốn NHCSXH, ông Vũ Văn Quân chia sẻ, vợ chồng ông ra với đảo bằng hai bàn tay trắng cùng với 8 triệu đồng và 15 cân gạo được Nhà nước cấp. Muốn có tiền để mua tàu theo nghề đánh bắt, ông phải nhờ người thân trong đất liền thế chấp tài sản vì ông không có tài sản đảm bảo. Từ khi được NHCSXH được vay 100 triệu đồng để mua tàu chở dầu, ông mừng vô kể vì lần đầu tiên có một người xa lạ tin mình làm ăn chân chính và sẽ giữ chữ tín. “Liều thuốc” tinh thần đó càng trở thành động lực mạnh mẽ giúp ông bà mở rộng kinh doanh. Đến nay, gia đình ông bà đã có cơ ngơi khang trang, một tàu chở dầu diesel 140 m3 và một tàu chở hàng để kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ông Vũ Văn Quân cùng cán bộ NHCSXH trên con tàu được sự góp sức của tín dụng chính sách
Ông Vũ Văn Quân cùng cán bộ NHCSXH trên con tàu được sự góp sức của tín dụng chính sách

Sau 8 năm, nguồn vốn tín dụng chính sách hiện diện trên đảo Bạch Long Vĩ, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc NHCSXH chi nhánh TP. Hải Phòng cho biết, tính đến 31/10/2024, tổng dư nợ tại đảo là gần 9,1 tỷ đồng, hỗ trợ 94 lao động được vay vốn (trong đó hơn 7,4 tỷ đồng là nguồn Trung ương NHCSXH huy động, 1,6 tỷ đồng là nguồn từ Ngân sách thành phố chuyển sang NHCSXH cho vay). Mục đích sử dụng vốn của khách hàng chủ yếu là dịch vụ buôn bán (bán hải sản, tạp hóa nhu yếu phẩm, xăng dầu…), dịch vụ lưu trú, ăn uống, khai thác đánh bắt hải sản, chăn nuôi. Hiện nhu cầu vay để xây dựng hệ thống nước sạch vệ sinh-môi trường cũng tăng nên NHCSXH đã chủ động tham mưu, báo cáo với các cấp lãnh đạo để bổ sung nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu này.

Trách nhiệm của nguồn vốn đầu tiên và duy nhất

Mặc dù không đặt phòng giao dịch tại đảo nhưng ông Phạm Minh Đức, cán bộ NHCSXH phụ trách huyện Bạch Long Vĩ cho biết, định kỳ 1 tháng 1 lần, ông cùng thành viên khác trong tổ giao dịch của NHCSXH TP. Hải Phòng sẽ thực hiện giao dịch tại điểm giao dịch huyện. Tại buổi giao dịch, các cán bộ NHCSXH sẽ thực hiện thu nợ, thu lãi, giải ngân kịp thời cho bà con đồng thời tổ chức họp giao ban cùng với Hội nông dân huyện, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn phổ biến các chính sách mới, rà soát nhu cầu vay vốn của bà con trên đảo. Trên cơ sở nắm bắt thực tế, các cán bộ sẽ tham mưu, đề xuất NHCSXH TP Hải Phòng tổng hợp báo cáo trưởng ban đại diện thành phố phân thêm vốn để hỗ trợ bà con kịp thời.

Để NHCSXH hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa vốn ra đảo tiền tiêu, ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội giống như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động. Theo đó, chính quyền TP. Hải Phòng cũng như chính quyền địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt cho người dân trên đảo, coi việc hỗ trợ họ phát triển kinh tế, an cư lạc nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Sự quan tâm này được thể hiện rõ nhất trong việc sẵn sàng dành nguồn lực và tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ NHCSXH đưa vốn hỗ trợ bà con. Cấp ủy, chính quyền TP. Hải Phòng luôn coi việc bố trí ngân sách bổ sung vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn là việc làm mang tính thường kỳ hằng năm và chủ động triển khai ngay từ khâu xây dựng dự toán ngân sách mỗi năm của từng địa phương; đảm bảo đáp ứng sát nhu cầu vay vốn thực tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trên đảo cũng như cân đối khả năng đáp ứng của ngân sách của TP. Hải Phòng.

Đặc biệt, theo tìm hiểu của phóng viên, Bạch Long Vĩ là huyện không có cấp xã, nhiệm vụ bảo đảm an ninh – quốc phòng được đặt lên trên hết nên nguồn thu cho ngân sách nhà nước không đáng kể. Chính vì vậy, Bạch Long Vĩ không có nguồn vốn ủy thác của huyện sang NHCSXH song vai trò quản lý Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp huyện đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở được thể hiện ở nhiều góc độ khác.

Giám đốc NHCSXH TP Hải Phòng chia sẻ, nguồn lực mà Chỉ thị số 40-CT/TW mang lại không chỉ là nguồn vốn ủy thác từ vốn trung ương đến địa phương mà còn có những yếu tố khác. Cấp ủy, chính quyền huyện đảo hỗ trợ về phương tiện đi lại cho các cán bộ NHCSXH vì chi phí cho cả chuyến tàu có thể lên đến 300-400 triệu đồng; bố trí lịch tàu hai chiều giữa đảo và đất liền tương đối phù hợp với thời gian giao dịch, kịp thời có thông báo về các chuyến tàu để NHCSXH chủ động hoàn thành nhiệm vụ; hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện giao dịch cũng như nơi ăn, chốn nghỉ cho các cán bộ NHCSXH yên tâm làm nhiệm vụ trên đảo. Chỉ đạo các hội đoàn thể, tổ trưởng các khu dân cư tham gia vào tổ tiết kiệm và vay vốn cùng với NHCSXH giám sát, bình xét hiệu quả vay vốn một cách bài bản, hỗ trợ NHCSXH đôn đốc các món nợ nếu có rủi ro…

“Nếu không có những sự hỗ trợ này, NHCSXH không thể trở thành ngân hàng duy nhất dẫn vốn thành công ra khu vực đặc thù như Bạch Long Vĩ”, ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định.

Dẫu vậy, việc kết dẫn nguồn vốn đều đặn từ rất liền ra nơi đầu sóng ngọn gió như Bạch Long Vĩ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các cơn bão lớn trước khi ảnh hưởng ở đất liền đều sẽ quét qua Bạch Long Vĩ với cấp độ cao nhất, đây chính là rủi ro lớn nhất hiện nay. Người dân trên đảo phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào ngư nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá… thiên tai xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng vay vốn mà còn có cả ngân hàng. Những tháng biển động tầm tháng 8, tháng 9, sóng rất to, cán bộ NHCSXH ra giao dịch có sức khỏe tốt, quen với đi biển lâu năm cũng không tránh khỏi say sóng, thời gian di chuyển kéo dài đến 12-13 tiếng; bình thường mỗi chuyến đi giao dịch kéo dài 2-3 ngày nhưng thời tiết xấu, không có tàu về, các cán bộ NHCSXH phải ở lại đảo đến cả tuần, ảnh hướng đến công việc đang phải đảm đương và giải quyết trên đất liền.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, các chương trình cho vay ưu đãi khác như cho vay thoát nghèo khó triển khai vì số hộ nghèo, cận nghèo gần như không có; trên đảo các hộ gia đình đều có con em đang trong độ tuổi đi học nhưng không thể cho vay theo chương trình học sinh, sinh viên vì trẻ qua độ tuổi tiểu học đều sẽ được đưa về đất liền để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn.

Bà con ngư dân phấn khởi khi có nguồn vốn tín dụng chính sách trên đảo
Bà con ngư dân phấn khởi khi có nguồn vốn tín dụng chính sách trên đảo

“Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nguồn động viên lớn nhất để các cán bộ NHCSXH kiên trì đưa dòng vốn từ đất liền ra với huyện đảo được liên tục, thông suốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng; chất lượng tín dụng trên huyện đảo luôn ở mức tốt. Người dân huyện đảo có điều kiện tiếp cận với vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Cuộc sống của người dân Bạch Long Vĩ ngày càng khởi sắc, các hộ dân yên tâm bám biển, bám đảo”, Giám đốc NHCSXH TP. Hải Phòng khẳng định.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/dong-von-ngot-giua-trung-khoi-bach-long-vi-bai-2-158482.html

Cùng chủ đề

Việt Nam sẽ là cái nôi sản xuất bánh cho thế giới

Sau nhiều ngày tranh tài, cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam đã có "cơn mưa" giải thưởng trao cho gần 500 đầu bếp, nhà làm bánh trong nước và quốc tế. Sau nhiều ngày tranh tài ở cuộc...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo Thuận Hạnh là một xã...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh...

500 đầu bếp quốc tế tranh tài ở TP.HCM tìm người làm bánh giỏi nhất

Hơn 500 đầu bếp bánh, nấu ăn, điêu khắc chuyên nghiệp, trong đó có các thí sinh quốc tế đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia đã có mặt tại TP.HCM để tranh tài đầu bếp tài năng quốc tế. Ngành bánh tăng trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024. Theo đó, tổ chức thẻ Visa đã trao tặng cho Sacombank 4 giải thưởng quan...

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.Trên là phân tích về những đổi mới và tác động của...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo Thuận Hạnh là một xã...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Cùng chuyên mục

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Mới nhất

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo...

Mới nhất