Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcLộ diện thiên hà "xuyên không" từ nơi vũ trụ bắt đầu

Lộ diện thiên hà “xuyên không” từ nơi vũ trụ bắt đầu

(NLĐO) – Kính viễn vọng không gian James Webb vừa chụp được một trong những hình ảnh khó tin nhất về thế giới thiên hà 13,1 tỉ năm trước.

Theo SciTech Daily, vật thể mà James Webb vừa phát hiện được là một thiên hà cổ đại đang hình thành sao mạnh mẽ ở các khu vực ngoài rìa, nằm giữa vùng vũ trụ chỉ 700 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Thiên hà này mang tên NGC 1549, nhỏ hơn thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất của chúng ta trú ngụ 100 lần, nhưng lại trưởng thành một cách đáng ngạc nhiên ở giai đoạn đầu của vũ trụ.

Tuy vậy, cách nó đang phát triển mới là bất thường nhất.

Lộ diện thiên hà

Các thiên hà trong vũ trụ sơ khai có thể có cấu trúc và cách hình thành rất khác biệt so với ngày nay – Minh họa AI: ANH THƯ

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Sandro Tacchella từ Phòng thí nghiệm Cavendish của Đại học Cambridge (Anh), giống như một thành phố lớn, thiên hà “xuyên không” từ hơn 13 tỉ năm trước này có lõi sao dày đặc nhưng trở nên thưa thớt hơn ở các “vùng ngoại ô”.

Cũng giống như cách một thành phố phát triển, nó đang dần mở rộng bằng cách tăng tốc hình thành sao ở các “vùng ngoại ô”, tạo nên các “thành phố vệ tinh”.

Đó là một cách phát triển hoàn toàn ngược với các thiên hà ngày nay, vốn phát triển thông qua 2 cơ chế chính.

Một là chúng bắt đầu khi đám mây khí sụp đổ dưới lực hấp dẫn của chính nó, tạo thành lõi sao rất dày đặc và có thể là các lỗ đen, liên tục kéo khí bụi vào để trở thành vật liệu hình thành sao.

Khi thiên hà lớn dần lên, sự hình thành sao tăng, nó sẽ tập hợp động lượng và quay ngày càng nhanh hơn, tạo nên hình xoắn ốc hoặc hình đĩa.

Vì vậy, cơ chế chính vẫn là kéo vật chất từ bên ngoài vào để hình thành sao bên trong. Cách này hoàn toàn ngược với cách tạo nên các vùng hình thành sao ngoài rìa mà NGC 1549 đã sử dụng để tăng trưởng.

Lộ diện thiên hà

Hình ảnh thực về NGC 1549 – Ảnh: NASA/ESA/CSA

Cách phổ biến thứ hai là các thiên hà lớn lên bằng cách sáp nhập các thiên hà khác, giống như cách Ngân Hà của chúng ta nuốt khoảng hơn 20 “nạn nhân” suốt cuộc đời nó.

Theo các tác giả, cách hình thành sao giống như NGC 1549 cổ đại đã làm được đề cập trong các lý thuyết thiên văn. Nhưng đây là lần đầu tiên bằng chứng thực tế xuất hiện.

Ngoài ra, NGC 1549 thể hiện rất nhiều đặc điểm khác rất thú vị.

NGC 1549 tăng gấp đôi khối lượng sao của nó ở vùng ngoại vi khoảng 10 triệu năm một lần. Đó là tốc độ kinh khủng. Để so sánh, Ngân Hà của chúng ta chỉ có thể tăng gấp đôi khối lượng của nó sau mỗi 10 tỉ năm.

Mật độ của lõi thiên hà, cũng như tốc độ hình thành sao cao, cho thấy vào thời điểm quan sát thiên hà trẻ này rất giàu khí cần thiết để hình thành các ngôi sao mới.

Điều này có thể phản ánh rất nhiều điều về môi trường vũ trụ sơ khai, nơi nó đã ra đời và tồn tại khi James Webb chụp được.

Các nhà khoa học cho biết họ vẫn đang cố tìm kiếm thêm các thiên hà “đồng trang lứa” với vật thể cổ đại này để tìm hiểu xem liệu các thiên hà khác có hình thành theo kiểu “ngược đời” như nó không.



Nguồn: https://nld.com.vn/lo-dien-thien-ha-xuyen-khong-tu-noi-vu-tru-bat-dau-196241014093040309.htm

Cùng chủ đề

Tìm ra thủ phạm tạo nên những siêu vật thể quái dị nhất vũ trụ

(NLĐO) - Các nhà khoa học Anh đã vén màn một bí ẩn lâu đời trong thiên văn học, liên quan những thứ quái dị nhất "hiện về" từ vũ trụ sơ khai. ...

Lần đầu tiên 5 siêu vật thể hiện về từ 13,6 tỉ năm trước

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian James Webb vừa lập kỷ lục mới khi chụp được những vật thể tồn tại khi vũ trụ mới chỉ hơn 200 triệu tuổi. ...

Trái Đất cư ngụ ở một trong những nơi dị thường nhất vũ trụ?

(NLĐO) - Dữ liệu từ 3 cuộc khảo sát vũ trụ quy mô lớn xác nhận con quái vật Milky Way mà Trái Đất thuộc về rất khác biệt so với đồng loại của nó. ...

“Con mắt vũ trụ” nhìn xuống Trái đất sắp nổ

(NLĐO) - Loại sao siêu khổng lồ này rất đoản mệnh vì đốt cháy năng lượng quá nhanh, sắp kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ siêu tân tinh ...

Lộ diện siêu vật thể “giữa 2 thế giới” khiến NASA bối rối

(NLĐO) - Kính viễn vọng Hubble đã chụp được một vật thể mà các nhà khoa học không thể phân loại được, nằm cách chúng ta 54 triệu năm ánh sáng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xe nâng cán chết người ở TP Thủ Đức

(NLĐO) - Xe nâng vận chuyển thùng container đang lùi thì cán trúng tài xế xe đầu kéo đang đứng kiểm tra xe, gây tử vong. ...

Không để “chảy máu chất xám” khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc việc xây dựng chế độ, chính sách phải đảm bảo công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý giữa các đối tượng ...

Bộ trưởng Công Thương nói về công tác cán bộ khi kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường

(NLĐO) - Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị kết thúc mô hình tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường cần đảm bảo tinh gọn, hiệu quả chứ không sắp xếp cơ học ...

Một Chủ tịch UBND tỉnh xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) - Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chủ trương đồng ý để Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh được nghỉ hưu trước tuổi ...

An ninh mạng là một chiến trường, cần sự tham gia của nhiều lực lượng

(NLĐO)- Trong năm 2024, A05 (Bộ Công an) đã tiếp nhận, xử lý 74.000 cảnh báo tấn công mạng ...

Bài đọc nhiều

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Hiện ra sau 400 triệu năm, quái vật nhiều chân dung gây bối rối

(NLĐO) - Quái vật Palaeospondylus được các nhóm nghiên cứu phân loại vào các nhóm trái ngược nhau, với mô tả hoàn toàn khác nhau về cấu trúc. ...

TikTok ‘cầu cứu’ Tòa án Tối cao Mỹ

Ngày 16-12, TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19-1. ...

Ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu đang thiếu hụt lao động nữ

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nữ, cần có những thay đổi mang tính hệ thống để khuyến khích phụ nữ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn ở cấp đại học và thậm chí sớm hơn. Tại một triển lãm thương mại chất bán dẫn quy mô lớn diễn ra tại Tokyo tuần trước, hơn 1.000 công ty, đại diện cho gần như mọi...

Cùng chuyên mục

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm lớn. Các nhà máy điện địa nhiệt thường khai thác nhiệt từ bề mặt Trái Đất. Nhưng hiện nay, giới...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. Riêng tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Trung tâm Dịch vụ di động, Viettel Telecom, cho biết...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ 17 đến 21-12, các đội đóng vai tấn công sẽ liên tục thực hiện các cuộc xâm nhập, khai thác...

Để 5G thực sự là động lực thay đổi cuộc sống

(ĐCSVN) - Với 2 chủ đề “Công nghệ, cập nhật xu hướng” và “Ứng dụng 5G đa ngành”, 14 tham luận tại hội thảo đã chia sẻ những góc nhìn chuyên sâu về hệ sinh thái 5G cũng như cơ hội phát triển điện toán đám mây (cloud) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong kỷ nguyên 5G. Ngày 17/12/2024, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1.000 đối tác, doanh nghiệp, khách mời đã tham dự sự kiện 5G...

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng. Ngày 17/12, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội An toàn thông...

Mới nhất

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Mới nhất