Trang chủNewsThế giới‘Phá lệ’ để thành công?

‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.

Thủ tướng Nepal thăm Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli tại Bắc Kinh, ngày 3/12. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Đây là nhiệm kỳ thứ tư của ông Sharma Oli trên cương vị Thủ tướng. Tương tự những người tiền nhiệm, trong ba lần trước, chính trị gia này đều lựa chọn Ấn Độ để thực hiện chuyến công du đầu tiên nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của đất nước sông Hằng với Nepal. Do đó, việc ông tới Bắc Kinh, thay vì New Delhi rõ ràng phản ánh sự thay đổi về ưu tiên trong quan hệ với các quốc gia láng giềng.

Ông Hồ Trí Dũng, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Trường Khoa học xã hội Thượng Hải (Trung Quốc), cho rằng việc thay đổi điểm đến trong chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức hồi tháng Bảy cho thấy Thủ tướng Sharma Oli đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và coi phát triển quan hệ song phương là “hướng đi chính trong chính sách ngoại giao Nepal”.

Câu hỏi ở đây là tại sao lại có sự thay đổi này?

Hướng về phía Bắc

Tờ Hindustan Times (Ấn Độ) cho rằng quyết định của ông Oli có liên quan tới thông tin cho rằng chính trị gia này đã “không nhận được lời mời từ New Delhi”. Tuy nhiên, một số khác cho rằng nguyên nhân lớn hơn cả là kinh tế. Theo Reuters, dù Ấn Độ chiếm tới hai phần ba tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Nepal trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 14%, song Bắc Kinh lại “hào phóng” hơn với các khoản vay lên tới 310 triệu USD, trong khi con số này của New Delhi là 280 triệu USD.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên năm 2016, chính phủ của ông Oli đã quyết định ký kết thỏa thuận dầu khí với láng giềng ở phía Bắc, bất chấp lệnh cấm vận dài sáu tháng từ phía Ấn Độ. Điều này góp phần mở ra cơ hội hợp tác lớn hơn giữa Kathmandu và Bắc Kinh.

Trong cuộc gặp ngày 3/12 tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định sẽ giúp Nepal “chuyển mình”, từ quốc gia nội lục (land-locked) sang quốc gia “kết nối trên bộ” (land-linked) và sẵn sàng “hỗ trợ hết sức” cho sự phát triển của Nepal, đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm sau, hướng tới “quan hệ Đối tác chiến lược”.

Trong khi đó, ông Oli khẳng định Kathmandu “tự hào, được truyền cảm hứng sâu sắc và mong muốn học hỏi thêm từ thành tựu phát triển kinh tế thần kỳ” của Bắc Kinh. Chính trị gia này cũng kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ hơn vào Nepal. Tái khẳng định nguyên tắc “Một Trung Quốc”, ông cũng phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào công việc nội bộ của Bắc Kinh, sẽ không cho bất kỳ quốc gia nào sử dụng lãnh thổ của mình để chống phá nước láng giềng.

Trong khuôn khổ cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết chín Biên bản ghi nhớ (MoU) và thỏa thuận, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính, nông nghiệp, nổi bật là xây dựng Đường hầm Tokha-Chhahare và kế hoạch phát triển giữa Bộ Tài chính Nepal và Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc. Chính phủ Nepal cũng đón nhận các dự án đầu tư trị giá 24 triệu USD từ Trung Quốc.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Sharma Oli đã hội đàm với Thủ tướng Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế. Chính trị gia này cũng dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Nepal-Trung Quốc và thăm Đại học Bắc Kinh.

Nhận định về nội dung hợp tác song phương được đề cập trong chuyến thăm, chuyên gia Tiền Phong, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng Nepal đang cố “bắt kịp chuyến tàu tốc hành” về phát triển kinh tế chất lượng cao do Trung Quốc cầm lái.

Bài toán từ phương Nam

Dù vậy, đây là nhiệm vụ không hề đơn giản. Trước hết, thực tế cho thấy hợp tác Nepal – Trung Quốc chẳng phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Tháng 5/2017, hai nước đã ký MoU về hợp tác song phương trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc; hai năm sau, ông Tập Cận Bình cũng thăm Nepal.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa có dự án nào được triển khai, ngay cả khi Nepal khẳng định sẵn sàng khởi công. Thậm chí, bất chấp nỗ lực của cả Nepal và Trung Quốc, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Tuyên bố chung ngày 3/12 nêu rõ: “Hai bên khẳng định sẵn sàng ký kết MoU về xây dựng Mạng lưới Kết nối

đa chiều xuyên Himalaya (THMDCN) và khuôn khổ cho hợp tác BRI giữa hai chính phủ càng sớm càng tốt”. Tuy nhiên, Tuyên bố lại không đề cập thời gian cụ thể.

Theo ông Tiền Phong, biến động chính trị tại Nepal và dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến hai nước chưa thể triển khai hợp tác một cách thuận lợi.

Ngoài ra, có ý kiến quan ngại về khoản vay 216 triệu USD của Bắc Kinh cho Kathmandu để đầu tư, xây dựng sân bay quốc tế ở Pokhara. Sân bay này do các tập đoàn Trung Quốc xây dựng và mới đi vào vận hành năm ngoái, song đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề. Nổi bật trong số đó là việc thiếu chuyến bay quốc tế do chính phủ Ấn Độ từ chối cho máy bay các nước khác bay qua không phận để vào Pokhara. Điều này có thể khiến việc thu hồi vốn, trả nợ của Nepal gặp không ít khó khăn.

Chuyến thăm của Thủ tướng Sharma Oli cũng sẽ tác động không nhỏ tới quan hệ giữa New Delhi và Kathmandu. Truyền thông đất nước sông Hằng cho rằng chuyến thăm phản ánh lập trường “thân Trung Quốc” của ông Oli và nỗ lực của chính phủ Nepal nhằm “giảm sự phụ thuộc truyền thống vào Ấn Độ”. Việc New Delhi cấm vận xuất khẩu dầu hay từ chối cho máy bay quốc tế đi qua không phận vào Pokhara phản ánh rõ nét áp lực mà Nepal phải đối mặt từ láng giềng phía Nam.

Trong bối cảnh đó, duy trì quan hệ cân bằng với hai quốc gia hàng đầu tại khu vực sẽ là nhiệm vụ then chốt với Thủ tướng Sharma Oli để đưa Nepal tiếp tục tiến bước.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nepal-trung-quoc-pha-le-de-thanh-cong-296240.html

Cùng chủ đề

Đồng Tháp đưa ‘đàn chim cao nhất biết bay’ quý hiếm từ Thái Lan về Tràm Chim

UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ đưa sếu đầu đỏ - loài chim quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng từ Thái Lan trở về Tràm Chim để bảo tồn. Ngày 12/12, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Sếu đầu đỏ với dáng vẻ kiêu hãnh, chiều cao đến 1,8m và có màu đỏ đặc trưng trên đầu - được coi...

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng cao nhất 1 tháng, vượt 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn hôm nay (12/12) vẫn tiếp đà tăng nhanh từ hai hôm trước, lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua, có thương hiệu vượt 86 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC cũng tăng vượt mốc 87 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn sáng nay vẫn được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng của giá vàng thế giới. Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ...

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển kinh doanh, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ. Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-BCT ngày 26/1/2024 phê...

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng, phát triển con người Cà Mau giàu bản sắc, hội nhập bền vững

Công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người Cà Mau luôn được chú trọng nâng cao trong thời kỳ hội nhập.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Sau gần hai tuần phát động tấn công và tiến về thủ đô, lực lượng đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do thủ lĩnh Abu Muhammed al Jolani lãnh đạo đã chiếm được thủ đô Damacus, buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời khỏi đất nước.

Vùng 3 Hải quân khám, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân

Vùng 3 Hải quân trong hai ngày 11 và 12/12 đã tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho 300 người dân tại Thừa Thiên Huế.

Bảo vệ sức khỏe người dân, Mexico quyết tâm luật hóa cấm thuốc lá điện tử

Ngày 11/12, Thượng viện Mexico thông qua dự thảo luật cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, cũng như ma túy tổng hợp fentanyl và dẫn xuất của loại thuốc gây nghiện này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.

Thế giới tăng hơn 1 USD; trong nước được dự báo giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 12/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, giá dầu tăng hơn 1 USD sau khi Liên minh châu Âu đồng ý áp thêm gói trừng phạt, đe dọa dòng chảy dầu của Nga, thắt chặt nguồn cung dầu thô trên thế giới. Trong nước, giá xăng dầu được dự báo giảm nhẹ.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. ...

Lộ diện Thủ tướng lâm thời, phe đối lập rút quân giữa lúc Israel oanh tạc mạnh

Giữa lúc Syria đang nỗ lực ổn định lại tình hình đất nước sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Israel đã nã hàng trăm cuộc không kích trên khắp quốc gia láng giềng.

SODI hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân huyện A Lưới

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 09/12/2024 tiếp nhận viện trợ không hoàn lại trị giá 9,7 tỷ đồng từ dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ người dân tộc thiểu số thông qua việc chuyển đổi hệ sinh thái và các hoạt động sinh kế bền vững tại huyện A Lưới” do tổ chức Solidaritatsdienst International (SODI-CHLB Đức) tài trợ. Dự án hướng đến nâng cao...

El Salvador đang ‘ngồi’ trên núi vàng nhưng chưa khai thác được?

Tổng thống El Salvador Nayib Bukele đang kêu gọi đảo ngược lệnh cấm khai khoáng sau khi tuyên bố nước này đang 'ngồi' trên núi vàng đích thực, mà theo nhà lãnh đạo có giá trị ước tính lên đến 3.000 tỉ USD. ...

Việc lật đổ Tổng thống al-Assad sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực tại Trung Đông

Ông Zhanat Momynkulov, nhà Đông phương học, chuyên gia về Arab đưa ra một số bình luận đáng chú ý về tình hình xung quanh Syria.

Cùng chuyên mục

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Sau gần hai tuần phát động tấn công và tiến về thủ đô, lực lượng đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do thủ lĩnh Abu Muhammed al Jolani lãnh đạo đã chiếm được thủ đô Damacus, buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời khỏi đất nước.

Tỉ phú Elon Musk thành người đầu tiên có tài sản 400 tỉ USD

Hãng tin Bloomberg ngày 12.12 cho biết tỉ phú Elon Musk vừa đạt cột mốc mới, khi trở thành người đầu tiên thế giới sở hữu tài sản 400 tỉ USD. ...

Tổng thống Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc nổi dậy, quyết ‘đấu tranh đến phút cuối’

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố tiếp tục đấu tranh đến phút cuối trước khả năng bị luận tội hoặc điều tra, đồng thời bác bỏ cáo buộc nổi dậy liên quan việc ban hành thiết quân luật. ...

Somalia-Ethiopia khép lại tranh cãi gay gắt để hướng tới khởi đầu mới, Thổ Nhĩ Kỳ ca ngợi “lịch sử”

Ngày 11/12, các nhà lãnh đạo Somalia và Ethiopia đã đạt được thỏa thuận chấm dứt tranh chấp gay gắt kéo dài gần một năm giữa hai nước sau nhiều giờ đàm phán tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày.

Giá trị lớn của đảo quốc nhỏ

Sau Tuvalu, Úc đã chinh phục thêm đảo quốc Nauru trở thành đối tác chiến lược quan trọng ở vùng nam Thái Bình Dương. Cả Tuvalu và Nauru đều ký kết với Úc thỏa thuận về hợp tác an ninh và giám sát...

Mới nhất

Đô thị công nghiệp – mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế

VSIP đang cho thấy dấu ấn của một nhà phát triển có tầm nhìn khi vừa tiếp tục đưa vào hoạt động khu đô thị Sun Casa Central phục vụ cho khu vực bao gồm Khu công nghiệp VSIP III. Đô thị công nghiệp - mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tếVSIP đang...

Doanh nghiệp dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục

Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục tiếp tục được doanh nghiệp thực hiện theo hợp đồng đã ký. Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục...

Giải mã những biến số để sàng lọc cơ hội đầu tư năm 2025

Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội" nhằm phân tích các biến số vĩ mô, vi mô để tìm kiếm và nhận diện những cơ hội đầu tư mới trong năm 2025. Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã...

Ăn trái cây có giúp giảm cân không?

Ăn trái cây có thể giúp bạn giảm cân, khi bạn lựa chọn trái cây thay vì những món ăn chế biến sẵn giàu lượng đường bổ sung hoặc chất béo. ...

Đại tướng Phan Văn Giang dự Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”

(Bqp.vn) - Tối 11/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính...

Mới nhất