Trang chủNewsNhân quyềnSức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa...

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 “Phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon… có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Mới đây, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) bàn giao ngôi nhà đầu tiên trong tổng số 344 ngôi nhà được xây dựng theo Nghị quyết số 188-NQ/TU/2024 ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Bình Gia.Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần IV – năm 2024 sẽ diễn ra ngày 06/12. Trước thềm Đại hội, cùng nhìn lại những thành tựu của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ III – năm 2019 để thấy được, việc TP. Hồ Chí Minh đặt ra nhiều chỉ tiêu cao để phát triển mọi mặt đời sống cho đồng bào DTTS là hoàn toàn có cơ sở.Công trình cấp nước ấp Cồn Chim là một trong 3 công trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đầu tư (bao gồm: Trạm cấp nước ấp Cồn Cò, trạm cấp nước ấp Cồn Phụng và trạm cấp nước ấp Cồn Chim) , với tống mức đầu tư 13 tỷ đồng.Nhằm nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 2820/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân huyện Văn Lãng ngày 30/10/2024 về Thực hiện Tiểu dự án 2, Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.

Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 đã và đang làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy
Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 đã và đang làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Tiếp sức đồng bào DTTS nghèo

Sau bao năm nỗ lực lao động sản xuất, năm 2023, gia đình chị Y Di (dân tộc Gia Rai), làng Chứ, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy đã ra khỏi danh sách hộ nghèo. Để giúp gia đình chị Y Di ổn định cuộc sống, năm 2024, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, xã Ya Ly đã hỗ trợ 40 cây giống sầu riêng. Việc hỗ trợ cây giống không chỉ giúp gia đình chị cải tạo vườn tạp mà còn mở ra cơ hội có thêm nguồn thu nhập ổn định sau này.

Chị Y Di chia sẻ: Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của vợ chồng thì đến nay gia đình đã thoát khỏi cảnh nghèo khó. Vừa rồi xã hỗ trợ thêm cây giống sầu riêng và cán bộ xã thường xuyên xuống hướng dẫn bắt hệ thống tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật chăm sóc. Qua hơn 5 tháng trồng thấy cây sầu riêng phát triển rất tốt. Hy vọng 40 cây sầu riêng này khi cho thu hoạch sẽ giúp gia đình tăng thêm thu nhập.

Cán bộ xã Ya Ly hướng dẫn gia đình chị Y Di cách chăm sóc cây sầu riêng
Cán bộ xã Ya Ly hướng dẫn gia đình chị Y Di cách chăm sóc cây sầu riêng

Những ngày này, không khí ở Khu giãn dân, tái định cư thôn Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy rộn ràng hơn mọi khi. 40 hộ đồng bào Ba Na đang tập trung xây dựng nhà và quyết tâm hoàn thành trong tháng 12/2024 để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Anh A Ru (dân tộc Ba Na), thôn Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy chia sẻ: Gia đình mới thoát nghèo năm 2023 và được xã bố trí gần 200m2 đất ở tại khu tái định cư, hỗ trợ thêm 30 triệu đồng, gia đình góp thêm 20 triệu đồng để xây dựng nhà. Cố gắng xong sớm để năm nay được đón tết trong nhà mới.

Ông Trần Công Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy cho biết: Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện đã đầu tư khu giãn dân, tái định cư và xã đã tổ chức họp dân để người dân bình xét, chọn các hộ còn thiếu đất ở để bố trí đất ở khu giãn dân, tái định cư. 

Về kinh phí xây dựng nhà, được bố trí cho người dân tự xây dựng theo nguyện vọng gia đình, xã chỉ kiểm tra, giám sát để người dân xây dựng nhà đảm bảo tiêu chí 3 cứng. Qua kiểm tra thì hầu hết các hộ dân đều đóng góp thêm tiền để cùng với số tiền hỗ trợ của dự án để xây dựng nhà rộng rãi hơn.

40 hộ đồng bào Ba Na đang tập trung xây dựng nhà ở Khu giãn dân, tái định cư thôn Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy và quyết tâm hoàn thành trong tháng 12/2024 để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán
40 hộ đồng bào Ba Na đang tập trung xây dựng nhà ở Khu giãn dân, tái định cư thôn Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy và quyết tâm hoàn thành trong tháng 12/2024 để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán

Sa Thầy là huyện biên giới, với 21 thành phần dân tộc cùng sinh sống, đồng bào DTTS chiếm trên 57% dân số. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, từ 2022 đến nay, huyện Sa Thầy đã hỗ trợ đất ở cho 15 hộ, hỗ trợ xây dựng 42 căn nhà, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 483 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 633 hộ; đầu tư xây dựng 03 công trình nước sinh hoạt tập trung cho khoảng 544 hộ hưởng lợi; triển khai 2 dự án ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS, với quy mô hỗ trợ tập trung 40 hộ, ổn định tại chỗ 310 hộ, hỗ trợ xen ghép 20 hộ cho người dân ổn định chỗ ở; triển khai có hiệu quả 32 dự án hỗ trợ sinh kế cộng đồng cho 644 hộ nghèo, cận nghèo đồng bào DTTS; xây dựng 07 công trình trường học phục vụ con em vùng đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng 71 công trình cơ sở hạ tầng các loại, tạo thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt cũng như sản xuất…

Bà Rơ Châm Lan, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết: Để nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 phát huy hiệu quả và thực sự là đòn bẩy để phát triển vùng đồng bào DTTS, huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, phát huy vai trò của Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong đồng bào DTTS làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện có hiệu quả các nguồn lực đầu tư gắn với thay đổi nếp nghĩ, cách làm và xoá bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp.

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 và các chương trình khác, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy từ một xã nghèo, đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn đã vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Diện mạo thôn, làng đã thay đổi rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 4,7%; 99,93% hộ đồng bào DTTS có đất ở, 99,05 hộ đồng bào DTTS có đất sản xuất; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên, đồng bào DTTS tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền.

Ông A Thoải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn làng Chứ, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy chia sẻ: Từ năm 2022 đến nay, bà con trong làng Chứ nói riêng và xã Ya Ly nói chung được hỗ trợ rất nhiều, từ cây con giống, đất ở, đất sản xuất, làm nhà, nước sinh hoạt và đường giao thông được bê tông hóa. Với sự quan tâm đầu tư về mọi mặt của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cái nghèo khó đã dần lùi xa.

Các tuyến đường liên thôn ở làng Chứ, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy được bê tông hóa từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719
Các tuyến đường liên thôn ở làng Chứ, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy được bê tông hóa từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Ông Trần Lệnh Tuyến, Chủ tịch UBND xã Ya Ly, huyện Sa Thầy cho biết: Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 đã làm thay đổi toàn diện xã Ya Ly. Có được điều đó, là trong quá trình triển khai thực hiện xã luôn thực hiện đúng theo các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và đặc biệt là sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Chính vì thế nên các nguồn lực đầu tư đã phát huy hiệu quả, đời sống Nhân dân được nâng cao, thôn, làng khởi sắc và quan trọng nhất là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Sa Thầy, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay, bộ mặt vùng đồng bào DTTS đã thay đổi rõ rệt; 100% xã, thôn có đường giao thông được cứng hoá; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; 4 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu, 16 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm xuống còn 2,79%; tỷ lệ hộ đồng bào DTTS có đất ở ước đạt 99,93%, có đất sản xuất ước đạt 99,05%. 

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên, đồng bào DTTS luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền.

Sau khi được hỗ trợ bò cái sinh sản từ Chương trình MTQG 1719, ông A Ydáo (thứ 2 từ phải sang), thôn Kà Bầy, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy đã vươn lên thoát nghèo
Sau khi được hỗ trợ bò cái sinh sản từ Chương trình MTQG 1719, ông A Ydáo (thứ 2 từ phải sang), thôn Kà Bầy, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy đã vươn lên thoát nghèo

Ông A Ydáo (dân tộc Gia Rai), thôn Kà Bầy, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy cho biết: Năm 2023 xã hỗ trợ cho gia đình 1 con bò cái sinh sản, được tập huấn kỹ thuật chăm sóc và gia đình trồng thêm cỏ để phục vụ chăn nuôi. Đến nay, đã có thêm 1 bê con và bò mẹ đang mang thai, chuẩn bị có thêm 1 bê con nữa. Năm 2024 này, gia đình đã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, bời mình còn sức khỏe và nhà nước hỗ trợ như thế này mình thấy đủ rồi, gia đình phải tự lực vươn lên, không thể trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mãi.

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đồng bào DTTS huyện Sa Thầy đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Đây chính là tiền đề, là động lực để huyện Sa Thầy tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong những năm tiếp theo.

Bà Rơ Châm Lan, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết: Để phấn đấu đến cuối năm 2025 có thêm ít nhất 1 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất. UBND huyện Sa Thầy tập trung chỉ đạo các cấp, ngành phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung của Chương trình MTQG 1719, đặc biệt các dự án có nguồn vốn lớn, có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS. Chỉ đạo cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 để phát huy những ưu điểm, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.

Nhìn lại 5 năm thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới





Nguồn: https://baodantoc.vn/suc-song-moi-o-cac-thon-lang-dong-bao-dtts-huyen-sa-thay-1733366688911.htm

Cùng chủ đề

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và tiềm năng du lịch đặc trưng

(CLO) Ngoài công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và tiềm năng du lịch đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, chuỗi hoạt động tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024 chính là cầu nối để thắt chặt tình đoàn kết...

Hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Kon Tum

Qua sự kiện này, tỉnh Kon Tum kỳ vọng sẽ tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp đến du khách, góp phần kêu gọi và thu hút đầu tư phát triển văn hóa-du lịch tại địa phương. Với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên,” tối 11/12, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V, Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu...

Phước Sơn (Quảng Nam): Phấn đấu cuối năm 2025 cơ bản đẩy lùi tảo hôn

Nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) cho người dân trên địa bàn, UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình để triển khai thực hiện. Trong đó, việc thực hiện Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2020 - 2025 bước đầu phát huy hiệu quả.Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ...

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra , giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP...

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã...

Cảnh giác tình trạng giả mạo nhân viên điện lực

NDO - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra tình trạng giả mạo nhân viên điện lực gọi điện cho người dân để đòi nợ tiền điện và đề nghị cung cấp/làm theo hướng dẫn... diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã khuyến cáo đến khách hàng sử dụng điện để tránh bị lừa đảo. Theo đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.Đây là...

Khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, Video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Ủy...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 89% diện tích đất tự nhiên, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có nhiều lợi thế phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung; phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá cao.Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng...

Quảng Nam biểu dương 60 già làng, trưởng thôn, Người có uy tín tiêu biểu

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức gặp mặt, biểu dương 60 vị già làng, trưởng thôn, Người có uy tín tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2024.Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Đẩy nhanh tiến độ đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS

Đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống người dân. Từ nguồn vốn của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến...

Bài đọc nhiều

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội người khuyết tật TP Hà Nội đã tổ chức buổi Chia sẻ kết quả dự án “Thu thập thông tin, dữ liệu về hộ người khuyết tật (NKT) và cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai có tính tiếp cận với NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Thu thập được 594 điểm dữ liệu Phát biểu tại chương trình, bà Đỗ...

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.

Hành trình hạnh phúc qua ống kính tại Happy Vietnam 2024

Ngày 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Việt Nam khẳng định cam kết với quyền con người

Ngày 10/12 hàng năm, thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày Nhân quyền Thế giới, đánh dấu sự ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) – một văn kiện mang tính lịch sử, khẳng định các...

8 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng khó khăn

8 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được công nhận thoát khỏi tình trạng khó khăn năm 2024 thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bến Tre và Kiên Giang. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1535/QĐ-TTg, ngày 9/12 về việc công nhận 8 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bến Tre, Kiên Giang...

Cùng chuyên mục

Hành trình hạnh phúc qua ống kính tại Happy Vietnam 2024

Ngày 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm...

Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt kết quả tốt đẹp. Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người. Hội nghị do Học viện Chính trị Quốc...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam

Thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh.

8 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng khó khăn

8 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được công nhận thoát khỏi tình trạng khó khăn năm 2024 thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bến Tre và Kiên Giang. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1535/QĐ-TTg, ngày 9/12 về việc công nhận 8 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bến Tre, Kiên Giang...

Mới nhất

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp...

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato. ...

VinFast sẽ phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE - vừa công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo...

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Theo Hiệp định VIFTA, Israel sẽ dành hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng thủy sản, nông sản... của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, ngày 25/7/2023, Việt Nam - Israel đã ký kết Hiệp định thương mại tự do và trở thành hiệp...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Đà tăng kéo dài

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Giá vàng thế giới tiếp tục tăng ngày thứ 3 liên tiếp, kéo vàng miếng SJC đi lên và hướng đến mức 87,5 triệu đồng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 12/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá...

Mới nhất