Trang chủChính trịNgoại giao‘Dứt tình’ khí đốt Nga, LNG Mỹ giá cao ngất, châu Âu...

‘Dứt tình’ khí đốt Nga, LNG Mỹ giá cao ngất, châu Âu dễ tổn thương đến mức nào?

Bất chấp mọi diễn biến trong 3 năm qua, kể cả xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt Moscow, châu Âu vẫn là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga, cả lượng hàng qua đường ống và LNG.

Khí đốt Nga. (Nguồn: PA)
Vì khí đốt đường ống của Nga sang châu Âu phần lớn đã bị cắt vào năm 2022, LNG trở nên quan trọng hơn đối với cả hai bên. (Nguồn: PA)

Tháng 11 lạnh giá, giá khí đốt tăng cao và trước ngưỡng cửa kết thúc một hợp đồng khí đốt đường ống quan trọng từ Nga sang châu Âu qua Ukraine đã làm dấy lên lo ngại rằng lục địa già đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng mới.

Giá khí đốt tăng trong những tuần gần đây đã gợi lại những ký ức không vui cho các nhà giao dịch năng lượng và các chính phủ châu Âu.

Người ta vẫn còn nhớ các vấn đề đã ảnh hưởng đến thị trường năng lượng Liên minh châu Âu (EU) sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022, giữa lúc châu lục này cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của xứ bạch dương. Bối cảnh này đã khiến giá cả tăng vọt.

Ngoài việc thúc đẩy lạm phát nghiêm trọng hơn, việc giá khí đốt tăng còn dẫn đến những lo ngại về khả năng mất điện, đồng thời dẫn đến nhiều vấn đề đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, tới mức phải dừng hoạt động và công nhân mất việc làm.

Cuối cùng, châu Âu đã vượt qua được hai mùa Đông vừa qua, phần lớn là nhờ thời tiết ôn hòa hơn dự kiến ​​giúp duy trì việc sử dụng năng lượng ở mức thấp. Tuy nhiên, khởi đầu lạnh giá của tháng 11 năm nay đã góp phần làm giá khí đốt tự nhiên tăng vọt trở lại.

Ngày 21/11, giá khí đốt tại châu Âu lên mức gần 49 Euro (51,6 USD) cho mỗi megawatt-giờ (MWh), mức cao nhất trong hơn một năm qua.

Nỗi lo sợ có hợp lý không?

Thời tiết lạnh giá đã khiến người dân sử dụng lò sưởi nhiều hơn, kết hợp với tốc độ gió thấp ở Bắc Âu và sự sụt giảm nguồn cung năng lượng tái tạo, nhu cầu về khí đốt đang tăng cao.

Tuy nhiên, giá mặt hàng này vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trong năm 2022, đặc biệt là khi nhu cầu khí đốt nói chung đã giảm. Cú sốc này cũng có thể được giải thích một phần bởi thực tế rằng trong suốt năm 2024, giá đã thấp hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.

Nhà phân tích năng lượng Petras Katinas tại Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) cho biết: “Giá đã tăng khoảng 40% kể từ giữa tháng 9. Đây là một bước nhảy vọt đột ngột khá lớn”.

Viễn cảnh về một mùa Đông lạnh hơn đã dẫn đến lo ngại rằng hàng tồn kho – vốn được dự trữ đầy đủ cho đến gần đây – có thể cạn kiệt và thúc đẩy giá tăng theo chu kỳ.

Tuy nhiên, ông Katinas nhận định, sức ảnh hưởng của Nga đối với thị trường châu Âu đã suy yếu đáng kể kể từ năm 2022 và việc nói về “cuộc khủng hoảng” là quá đáng.

Chuyên gia này nói: “Tôi sẽ không gọi đó là khủng hoảng, đặc biệt là nếu chúng ta so sánh những gì thực sự đã xảy ra vào năm 2022 và 2023. Phần lớn các quốc gia thành viên EU không còn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga nữa”.

Vai trò của khí đốt Nga

Tuy nhiên, những câu hỏi xung quanh khí đốt của Nga vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến bức tranh toàn cảnh.

Moscow hiện không còn là gã khổng lồ như trước đây về nguồn cung cấp khí đốt cho EU. Tỷ lệ khí đốt đường ống của nước nàyđược các quốc gia thành viên nhập khẩu đã giảm từ 40% tổng lượng vào năm 2021 xuống còn khoảng 9% vào năm 2023.

Tuy nhiên, theo dữ liệu gần đây của CREA, sự gia tăng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào khối này có nghĩa là nó vẫn chiếm 18% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU, tăng gần 5% so với năm 2023.

Cuối cùng, việc cung cấp khí đốt đường ống của Nga cho liên minh dường như sắp kết thúc. Áo, một trong những quốc gia châu Âu cuối cùng vẫn nhận khí đốt đường ống từ xứ bạch dương, cuối cùng đã ngừng nhận hàng sau một tranh chấp pháp lý với Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga.

Trong khi Slovakia và Hungary vẫn nhận được khí đốt đường ống của Moscow, mọi dấu hiệu đều cho thấy thỏa thuận cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu qua Ukraine, hết hạn vào cuối năm 2024 và sẽ không được gia hạn. Theo đó, thỏa thuận vận chuyển khí đốt kéo dài 5 năm giữa Gazprom và công ty nhà nước Naftogaz của Ukraine để vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev cho biết họ sẽ không gia hạn thỏa thuận này.

Mặc dù đường ống TurkStream vẫn cung cấp khí đốt cho Hungary, việc chấm dứt dòng chảy qua Ukraine sẽ gây áp lực buộc các nước Trung Âu phải tìm nguồn cung cấp thay thế.

Ông Borys Dodonov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và khí hậu tại Trường Kinh tế Kiev, cho rằng ​​thỏa thuận vận chuyển khí đốt sẽ kết thúc vì “Ukraine không có lý do kinh tế nào để gia hạn hợp đồng này”.

Khí đốt Nga sang EU. (Nguồn: bne IntelliNews)
Việc chuyển hướng sang LNG có nghĩa là châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước áp lực giá cả toàn cầu. (Nguồn: bne IntelliNews)

Chỉ ra khả năng các bên sẽ triển khai một số thỏa thuận thay thế, chuyên gia này nói: “Chúng tôi không thể loại trừ bất kỳ thỏa thuận ẩn nào”, và bản thân EU có thể vận động hành lang để duy trì dòng khí đốt nhằm tránh tình trạng thiếu hụt tiềm ẩn ở các quốc gia như Slovakia và Hungary.

Đáng chú ý là bất chấp mọi diễn biến trong 3 năm qua, EU vẫn là khách hàng lớn nhất của Moscow đối với cả khí đốt đường ống và LNG. Vào tháng 10/2024, khối này đã mua 49% tổng lượng khí đốt LNG xuất khẩu của Nga và 40% tổng lượng khí đốt đường ống xuất khẩu của nước này.

LNG có giải quyết được vấn đề?

Vì khí đốt đường ống của Nga sang châu Âu phần lớn đã bị cắt vào năm 2022, LNG trở nên quan trọng hơn đối với cả hai bên. Lượng LNG của Moscow vào khối 12 quốc gia thành viên đã tăng gần 15% trong năm nay.

Khẳng định rằng châu Âu không cần bất kỳ khí đốt nào của Nga, bao gồm cả LNG, do công suất LNG mới đến từ Mỹ, ông Dodonov hy vọng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tăng sản lượng LNG và lục địa già có thể chuẩn bị cho một thỏa thuận thương mại khí đốt lớn với quốc gia này.

Tuy nhiên, ông Ed Cox, Giám đốc LNG toàn cầu tại nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa độc lập ICIS, lưu ý rằng LNG hiện chiếm 34% tổng thị phần khí đốt của châu Âu kể từ năm 2022, gấp đôi so với trước đó. Việc chuyển hướng sang LNG có nghĩa là châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước áp lực giá cả toàn cầu.

Chuyên gia ICIS nói: “Châu Âu gắn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết với các yếu tố cơ bản trong thị trường toàn cầu”, mặc dù nhu cầu khí đốt nói chung của lục địa này đã giảm khoảng 20% ​​so với giai đoạn trước năm 2022 do giá cao, thời tiết ấm hơn dự kiến ​​và công suất năng lượng tái tạo tăng.

Nhà phân tích Cox tin rằng, trong trường hợp mùa Đông lạnh giá và thỏa thuận quá cảnh khí đốt Ukraine kết thúc, EU vẫn có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình bằng LNG. Tuy nhiên, điều này sẽ đi kèm với rủi ro giá cao hơn nhiều vì nguồn cung sẽ không tăng đáng kể trong ngắn hạn.

Ông nói: “Châu Âu sẽ có đủ LNG nếu cần. Nhưng điều đó có nghĩa là giá mặt hàng này tại lục địa già phải tăng cao hơn để cạnh tranh với nhu cầu của châu Á”.

Chuyên gia này kết luận, giá khí đốt cao hơn để bổ sung vào kho dự trữ sau mùa Đông, điều đó sẽ có tác động lan tỏa đến mùa lạnh năm 2025 và sau đó. “Vấn đề không phải là chúng ta có đủ LNG hay khí đốt hay không, mà thực sự là về tác động của giá cả”, nhà phân tích Cox nhận định.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dut-tinh-khi-dot-nga-lng-my-gia-cao-ngat-chau-au-de-ton-thuong-den-muc-nao-296196.html

Cùng chủ đề

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế...

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Từ ngày 19-21/2/2025 tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á lần thứ 32 Từ ngày 19-21/2/2025, tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á (SATTE - South Asia’s Travel & Tourism Exchange) lần thứ 32 được Bộ...

Mức lương kỹ sư phần mềm bậc quản lý tại Việt Nam lên đến 52 triệu đồng

Nhân viên IT - phần mềm từ 1-3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 10-20 triệu, trong khi cấp bậc quản lý hoặc trưởng phòng có mức lương từ 27-52 triệu đồng. Trong bối cảnh thị trường lao động nhiều biến động, các lập trình viên và kỹ sư công nghệ đang khẳng định vị trí là nhóm nhân sự được săn đón nhất trên thị trường. Điều này đã phần nào thể hiện rõ qua Báo cáo thị...

Những người gánh sông trăng: Tập thơ của 6 nữ tác giả kỳ cựu trên văn đàn Việt

6 tác giả đều là những nhà thơ, nhà văn đã có hàng chục năm sáng tác, mỗi người một vẻ, góp những "chất giọng" nghệ thuật riêng, đưa tác phẩm thành một dấu ấn trên diễn đàn văn chương Việt. Một tác giả khác là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thu Yến, một chuyên gia về văn học dân gian Việt Nam. Một số bài thơ của bà được chọn đưa vào...

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày càng nhiều tài xế côn đồ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bài đọc nhiều

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Cùng chuyên mục

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đường sắt đô thị

Sáng 17/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại diện của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đang vận hành và triển khai nhiều dự án phát triển đường sắt đô...

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Loạt trừng phạt mới không chỉ nhằm vào Nga, EU lần đầu “tổng tấn công” Trung Quốc, vẫn có một ngoại lệ

Ngày 16/12, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 15 nhằm vào Nga. Trong đó, có cả các biện pháp cứng rắn hơn đối với các thực thể Trung Quốc và nhiều tàu thuộc "hạm đội bóng tối" của Moscow.

Mới nhất

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. ...

Mới nhất