Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè – Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thị trường tín chỉ carbon rừng nổi lên như một cơ hội kinh tế bền vững cho Việt Nam. Những chính sách mới và các thỏa thuận quốc tế đang mở đường cho nguồn thu từ “vàng xanh” – tín chỉ carbon rừng, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo ra cơ hội phát triển lâu dài, bền vững cho các địa phương, cộng đồng.
Nghe dân nói, nói dân tin
Ý thức được vai trò già làng, Người có uy tín trong việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông A Ghíu, làng Chứ, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy luôn gương mẫu đi trước để người dân làm theo.
Già làng, Người có uy tín A Ghíu kể: Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, với diện tích hơn 2 sào đất trong vườn nhà, năm 2019 ông đã trồng 40 cây sầu riêng và lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương. Qua quá trình học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vườn sầu riêng phát triển tốt và đã cho thu hoạch. Năm 2024 này ông thu hoạch hơn 2 tấn, sau khi trừ chi phí thì thu nhập được 125 triệu đồng.
Thấy già làng, Người có uy tín A Ghíu trồng sầu riêng phát triển tốt, nhiều hộ đồng bào DTTS ở làng Chứ và ở các làng từ các địa phương khác như xã Ya Xiêr, thị trấn Sa Thầy cũng đến học tập và làm theo.
Ông A Thoải – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn làng Chứ, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy chia sẻ: Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp của Đảng ủy xã, làng lấy tấm gương, mô hình trồng sầu riêng từ già làng, Người có uy tín A Ghíu để người dân học tập. Đến nay, trong thôn có 45 hộ gia đình cải tạo vườn tạp trồng sầu riêng, với diện tích gần 20 ha. Nhờ sự hướng dẫn của A Ghíu và chính quyền địa phương nên cây sầu riêng của các hộ gia đình trong làng đều sinh trưởng và phát triển tốt.
Còn đối với ông A Hoàng, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, Người có uy tín làng Kà Bầy, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy luôn được người dân trong thôn kính trọng. Với vai trò của mình, ông A Hoàng luôn gần dân, sát dân nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để phản ánh đến chính quyền địa phương kịp thời giải quyết.
Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, ông A Hoàng luôn tuyên truyền, vận động để Nhân dân đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án và thường xuyên hướng dẫn các hộ đồng bào DTTS nghèo cách chăm sóc các loại cây, con giống sau khi được hỗ trợ.
Ông A Hoàng chia sẻ: Đối với các hộ nghèo thì sau khi được nhận hỗ trợ cây, con giống thì tôi và các đoàn thể của thôn thường xuyên đến kiểm tra, hướng dẫn họ cách chăm sóc, nếu cây trồng, vật nuôi có bệnh gì thì kịp thời báo để tôi báo lên xã hỗ trợ. Còn đối với các công trình sau khi được đầu tư thì tôi cũng vận động Nhân dân phải bảo vệ, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư của Chương trình.
Ông A Blút, Làng Kà Bầy, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy chia sẻ: Ông A Hoàng, Người có uy tín của làng luôn gần dân, sát dân. Như gia đình tôi cũng được ông thường xuyên đến thăm hỏi, hướng dẫn cho cách chăn nuôi bò sinh sản, cách chăm sóc cây cà phê. Nhờ làm theo hướng dẫn của ông A Hoàng mà các loại cây trồng, vật nuôi đều phát triển tốt. Gia đình có thu nhập ổn định và đã vươn lên thoát nghèo.
Huyện Sa Thầy có 64 thôn làng, trong đó, có 38 thôn, làng đồng bào DTTS và hiện có 58 Người có uy tín được bình xét, công nhận. Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện đã phát huy tối đa vai trò của đội ngũ Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đã hỗ trợ Người có uy tín xây dựng các mô hình điểm để nhân ra diện rộng.
Nhiều Người có uy tín đã tích cực đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Bằng sự uy tín của mình, các già làng, Người có uy tín đã tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực thi đua trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng thôn, làng vững mạnh.
Chung tay xây dựng thôn, làng giàu đẹp
Đội ngũ Người có uy tín đã trở thành lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Sa Thầy với đồng bào DTTS. Bằng tiếng nói và hành động của mình, Người có uy tín đã vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ ở địa phương; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng; phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và cộng đồng.
Ông Trần Lệnh Tuyến, Chủ tịch UBND xã Ya Ly, huyện Sa Thầy cho biết: Người có uy tín luôn đi đầu và tham gia vận động bà con Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, giảm nghèo, tham gia hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”; tuyên truyền, vận động người dân tham gia hưởng ứng các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Từ năm 2020 đến nay, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Sa Thầy đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương tổ chức 145 cuộc tuyên truyền, vận động, với 28.410 người dân tham gia; tuyên truyền, vận động 325 hộ dân thực hiện thu hồi 827 ha đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện; vận động 27 hộ hiến 2,33 ha đất và tài sản trên đất trị giá 479 triệu đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn; tham gia 45 lượt hoà giải, với 45 trường hợp do mâu thuẫn trong cuộc sống tại địa phương.
Bên cạnh đó, đội ngũ Người có uy tín còn tiên phong trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bài trừ những hủ tục và xây dựng đời sống văn hóa mới, nông thôn mới ở địa phương.
Đến nay, 38/38 thôn, làng đồng bào DTTS tại chỗ đã hoàn thành việc xây dựng hương ước, quy ước; 16/38 nhà rông truyền thống được khôi phục, tu sửa; 7 thôn, làng hoàn thành các tiêu chí thôn nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS; tất cả các thôn, làng đồng bào DTTS có đội cồng chiêng, múa xoang.
Ông A Ghin, Già làng, Người có uy tín thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy chia sẻ: Chương trình MTQG 1719 là bệ đỡ quan trọng, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo; làm thay đổi diện mạo các thôn, làng đồng bào DTTS. Vì vậy, tôi luôn đồng hành cùng chính quyền địa phương đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà tuyên truyền, phổ biến để bà con hiểu rõ về ý nghĩa nhân văn của Chương trình MTQG 1719.
Khi bà con thụ hưởng các chính sách hỗ trợ thì phải biết trân trọng, sử dụng có hiệu quả để nao đời sống. Về văn hóa thì bà con phải gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, không được để nó mai một đi.
Với những đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy luôn ổn định, Nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của các cấp chính quyền, chăm lo làm ăn phát triển kinh tế gia đình, không tin, không nghe theo lời kẻ xấu xúi dục.
Bà Rơ Châm Lan, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết: Ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ Người có uy tín, những năm qua huyện luôn quan tâm thực hiện kịp thời các chính sách dành cho Người có uy tín, cụ thể: Từ năm 2020 đến nay, huyện đã cấp cho Người có uy tín 13.104 tờ báo, tạp chí; cử 12 lượt Người có uy tín tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, thành phố ngoài tỉnh, 64 lượt Người có uy tín đi giao lưu, học tập kinh nghiệm trong tỉnh và 152 lượt Người có uy tín đi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức do cấp trên tổ chức. Cơ quan chức năng đã phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, tặng 632 suất quà cho Người có uy tín, tổng kinh phí thực hiện hơn 670 triệu đồng.
Nguồn: https://baodantoc.vn/sa-thay-kon-tum-nguoi-co-uy-tin-kenh-truyen-thong-huu-hieu-chuong-trinh-mtqg-1719-1733296333708.htm