Hiền Kiệt, là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa, Thanh Hóa, với 3,796 km đường biên tiếp giáp nước bạn Lào. Đây là nơi sinh sống của 891 hộ dân, với 4.078 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Thái. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng mối quan hệ đối ngoại bền vững với nước bạn Lào, đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, góp phần giữ vững vùng phên giậu của tỉnh Thanh Hóa.Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương miền núi Quảng Ngãi đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam: Khai trương Bảo tàng thổ sản tại Hội An . Độc đáo những cổng nhà ở Măng Bút. Lưu giữ “hương rừng” Tây Côn Lĩnh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 3/12, UBND Tp. Hội An (Quảng Nam) tổ chức Lễ khai trương Bảo tàng Thổ sản Hội An. Sự kiện độc đáo này thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có 2 giáo phái chính là người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni. Ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ đạo Hồi Bàni, du nhập vào tỉnh Ninh Thuận từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong đời sống văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng, đồng bào Chăm của 2 giáo phái trên có những đặc tính ẩm thực và phép tắc ứng xử mang đặc trưng riêng.Ngày 3/11, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, 1 tàu cá của ngư dân trên địa bàn bị cháy, chưa rõ nguyên nhân, thiệt hại ban đầu khoảng 100 triệu đồng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2024”. Giếng cổ Gio An, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Gia Lai mùa cà phê chín đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành các Quyết định công nhận 2 xã Sơn Bình và Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là 2 xã đầu tiên của huyện miền núi Khánh Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM. Đợt này, UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định công nhận xã Vĩnh Trung (Tp. Nha Trang) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai đề án phát triển rừng gỗ lớn đạt chứng nhận FSC, mục tiêu đề ra tới năm 2035, tỉnh có hơn 30.000ha rừng gỗ lớn.Ngày 3/12, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Lê Đình Thiết (57 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về tội giết người.Sáng 3/12, tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ bàn giao 19 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình; Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam Nguyễn Thị Xuân Cường cùng cán bộ và Nhân dân địa phương.Sáng 3/12, Đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở do cơn bão số 3 và một số công trình, dự án khác trên địa bàn huyện Nguyên Bình. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành.
Xây dựng bản sáng vùng biên
Những năm qua, Hiền Kiệt nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình như, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, diện mạo xã vùng biên này thay đổi từng ngày.
Cảm nhận rõ nhất là điện sáng đã về thắp sáng bản làng, những con đường bê tông nối liền các thôn bản, trường học và trạm y tế được xây dựng khang trang. Sóng điện thoại và mạng internet phủ sóng khắp xã, mang đến cơ hội tiếp cận thông tin, nâng cao đời sống tinh thần của bà con. Học sinh được đến trường đầy đủ và các hoạt động văn hóa – xã hội dần trở thành điểm tựa xây dựng cộng đồng phát triển.
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, riêng năm 2024, xã Hiền Kiệt đã thực hiện đầu tư xây dựng với tổng số tiền 3,1 tỷ đồng. Trong đó: Mương tưới tiêu bản Cháo, xã Hiền Kiệt 567 triệu đồng và mương tưới tiêu bản Ho, với kinh phí là 1,1 tỷ đồng. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo: với tổng số tiền 760 triệu đồng được cấp cho 16 hộ làm mới 640 triệu và 6 hộ sửa chữa 120 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất điển hình như: Thâm canh rừng luồng, với tổng số vốn là 375 triệu đồng; Chăn nuôi Lợn nái đen sinh sản 114 con và số tiền 438 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi Bò cái sinh sản 453 triệu đồng…
Bà Hà Thị Khiết, một hộ gia đình nhận hỗ trợ phát triển rừng luồng, chia sẻ: “Luồng là nguồn sống chính của gia đình. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ, chúng tôi có thể mở rộng diện tích trồng rừng, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.”
Tận dụng nguồn lực từ các dự án chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với sự đồng thuận của Nhân dân, xã Hiền Kiệt đã được công nhận đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện nay, riêng bản Chiềng Căm đang được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn Biên phòng (ĐBP) Hiền Kiệt, Huyện ủy, UBND huyện Quan Hóa lựa chọn xây dựng mô hình điểm “Bản sáng vùng biên” và đang nỗ lực về đích bản NTM.
Nhà văn hóa bản Chiềng Căm mới được xây dựng khang trang, các thiết chế văn hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tổ chức hội nghị của bà con. Nổi bật ở nhà văn hóa, là 2 tủ sách pháp luật do cán bộ, chiến sĩ ĐBP Hiền Kiệt trao tặng.
Tuyên truyền pháp luật- nền tàng giữ vững vùng biên
Là một xã vùng biên có vị trí đặc thù, Hiền Kiệt luôn đối mặt với nhiều thách thức về an ninh trật tự (ANTT). Những yếu tố phức tạp như hoạt động buôn lậu, vượt biên trái phép, tuyên truyền tôn giáo trái pháp luật, hay sự xâm nhập của các loại tội phạm luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự ổn định khu vực.
Nhận thức rõ điều này, chính quyền xã Hiền Kiệt đã xác định, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật không chỉ là nhiệm vụ thường xuyên mà còn là nền tảng quan trọng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh vùng biên.
Trong năm 2024, Đồn Biên phòng Hiền Kiệt đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hơn 20 buổi tuyên truyền tập trung, thu hút sự tham gia của 1.248 lượt cán bộ và người dân. Các nội dung tuyên truyền tập trung vào phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, đặc biệt là tội phạm trên không gian mạng, tảo hôn, phòng chống đuối nước và xuất nhập cảnh trái phép. Riêng hệ thống loa phát thanh xã đã phát hơn 600 phút nội dung tuyên truyền, góp phần lan tỏa thông tin đến mọi ngõ ngách trong xã.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền tại các bản làng cũng được triển khai thường xuyên và linh hoạt. Tại 7 bản của xã, hơn 450 lượt người đã tham gia các buổi tuyên truyền pháp luật trực tiếp.
Đặc biệt, bản Chiềng Căm đã nổi lên như một điểm sáng trong việc xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên”. Tại đây, nhà văn hóa bản không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, mà còn là trung tâm phổ biến pháp luật với hai tủ sách pháp luật do Đồn Biên phòng Hiền Kiệt trao tặng.
Các buổi tuyên truyền về phòng chống tội phạm ma túy, buôn người, xuất nhập cảnh trái phép hay phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết được tổ chức định kỳ tại các bản làng, thu hút đông đảo người dân tham gia. Đối với những bản xa trung tâm như Chiềng Căm hay Pọong, cán bộ biên phòng và chính quyền địa phương đã tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà,” trò chuyện trực tiếp để đảm bảo mọi thông tin đều đến được với từng hộ dân.
Bên cạnh đó, chính quyền xã còn kết hợp tuyên truyền pháp luật với các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, gắn kết trong cộng đồng. Những ngày hội tuyên truyền tại nhà văn hóa các bản, không chỉ giúp bà con hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật mà còn tăng cường tình đoàn kết, khơi dậy ý thức tự giác trong việc bảo vệ vùng biên giới quốc gia.
Ông Vi Văn Thị, Người có uy tín tại bản Chiềng Căm, chia sẻ, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn được ưu tiên triển khai đều đặn ở bản vùng biên này. Với vai trò là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân, ông thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cán bộ Đồn Biên phòng Hiền Kiệt và Ban quản lý bản để cập nhật, thảo luận các nội dung từ sách báo tuyên truyền, sau đó truyền đạt một cách dễ hiểu, gần gũi đến bà con.
“Chúng tôi không chỉ truyền tải kiến thức về pháp luật mà còn hướng dẫn bà con cách áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, từ việc bảo vệ rừng, giữ gìn an ninh trật tự đến xây dựng gia đình có văn hóa”, ông Thị tâm sự.
Nhờ những nỗ lực tuyên truyền và vận động sát thực tế, bà con bản Chiềng Căm đã nâng cao nhận thức, tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ vùng biên giới quê hương. Tình trạng tệ nạn xã hội đã bị đẩy lùi, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày một khởi sắc. “Bản Chiềng Căm giờ đây không chỉ sáng về điện mà còn sáng về ý thức, tình đoàn kết, là điểm sáng nơi vùng biên,” ông Thị tự hào nói.
Tăng cường đối ngoại Nhân dân
Song hành với công tác tuyên truyền, xã Hiền Kiệt đã tăng cường mở rộng và củng cố quan hệ đối ngoại với chính quyền và lực lượng vũ trang của nước bạn Lào. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng một vùng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển.
Hoạt động đối ngoại Nhân dân giữa xã Hiền Kiệt và nước bạn Lào được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Lào, UBND xã Hiền Kiệt đã phối hợp với Đồn Biên phòng Hiền Kiệt tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho trung đội 215 Hin Đăm, Lào. Chuyến thăm này không chỉ thể hiện tình hữu nghị giữa hai bên, mà còn góp phần tăng cường sự gắn kết trong công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới chung.
Ngày 2/3/2024, xã Hiền Kiệt đã tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân, mời trung đội 215 Hin Đăm sang tham dự. Đây là dịp để hai bên trao đổi, giao lưu, củng cố quan hệ và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Đặc biệt, các hoạt động thăm hỏi, giao thương trong dịp Tết cổ truyền của Lào cũng được thực hiện thường xuyên, góp phần tạo nên một mối quan hệ bền chặt giữa hai bên.
Công tác đối ngoại không chỉ dừng lại ở cấp chính quyền, mà còn lan tỏa xuống cộng đồng dân cư. Người dân hai bên biên giới thường xuyên qua lại giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Điều này đã tạo ra một vùng biên giới không chỉ an toàn mà còn giàu tính nhân văn, nơi 2 dân tộc cùng chung tay bảo vệ biên cương và phát triển kinh tế – xã hội.
Ông Lộc Văn Liên, Chủ tịch UBND xã Hiền Kiệt, khẳng định: “Kinh tế – xã hội Hiền Kiệt đang có những bước phát triển tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 8,8% trong năm 2024, ANTT được giữ vững, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.”
Với sự đồng thuận của chính quyền và Nhân dân, cùng sự hỗ trợ từ các cấp, Hiền Kiệt đang ngày càng khẳng định vai trò là “phên giậu” vững chắc nơi vùng biên, góp phần bảo vệ lãnh thổ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nguồn: https://baodantoc.vn/huyen-bien-gioi-quan-hoa-vung-vang-vung-dat-phen-giau-1733214103349.htm