Trang chủNewsThời sựKỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần “thần tốc”.

Tiếp tục tinh thần “500 kV mạch 3”

Công trình đường dây 500 kV mạch 3 đã làm nên kỳ tích của ngành điện bởi những cái nhất như: Thời gian thi công ngắn kỷ lục – chưa đầy 7 tháng với một công trình khó; sự chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt nhất của cả hệ thống chính trị, với sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ “chỉ bàn làm, không bàn lùi”; khối lượng thi công lớn nhất, ứng dụng công nghệ mới nhất trong các công trình đường dây 500 kV; huy động lực lượng đông nhất với hơn 2.500 cán bộ, chuyên gia, công nhân, lao động trên công trường dọc tuyến đường dây đi qua 9 tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra. Đây cũng là dự án được triển khai sớm nhất trong Quy hoạch điện VIII.

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Trong quá trình xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhiều lần họp với các cơ quan liên quan. Ảnh: Cấn Dũng

Tiếp tục lan tỏa tinh thần “500 kV mạch 3” đó là “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục được triển khai trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng nhanh, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII có nguy cơ chậm tiến độ do vướng mắc về thể chế, yêu cầu chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon đang là thách thức đối với các doanh nghiệp để có nguồn năng lượng sạch phục vụ phát triển sản xuất…

Ngày 1/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 203/NQ-CP, chính thức khởi đầu cho hành trình sửa đổi Luật Điện lực. Nghị quyết yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội xem xét thông qua dự án sửa đổi vào kỳ họp tháng 10/2024, tạo ra một mục tiêu rõ ràng và cấp bách.

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên – Trưởng ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: Cấn Dũng

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên được giao trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo toàn bộ quá trình soạn thảo dự án sửa đổi này. Sự kiện khởi động một loạt các hoạt động khẩn trương và quyết liệt để đáp ứng yêu cầu đặt ra của Chính phủ.

Cùng với công tác xây dựng hoàn thiện hồ sơ để đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2024, trong quá trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm tra góp ý, Bộ Công Thương cũng đề xuất thành lập Ban soạn thảo dự án sửa đổi. Ngày 21/2/2024, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để bắt đầu công việc soạn thảo dự án luật.

Tại phiên họp diễn ra vào ngày 30/5/2024 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Tờ trình số 824/TTr-UBTVQH15 ngày13/5/2024 về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình năm 2024. Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 cùng với 7 luật khác.

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: Thu Hường

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh: Trường hợp dự án Luật được chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận đạt sự đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.

Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với vai trò là người đứng đầu ngành Công Thương – cơ quan chủ trì soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo – đã tổ chức nhiều cuộc họp với Ban soạn thảo và Tổ biên tập và chỉ đạo quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện luật, đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự thảo khi trình ra Quốc hội.

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với VCCI tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật. Ảnh: Thu Hường

Nếu như công trình đường dây 500 kV mạch 3 có thời gian hoàn thành “thần tốc” với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, chính quyền tại 9 tỉnh mà dự án đi qua thì dự án Luật Điện lực (sửa đổi) là sự thể hiện quyết tâm, quyết liệt của 47 thành viên Ban soạn thảo, 136 thành viên của Tổ biên tập đại diện cho các bộ, ngành, Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, chuyên gia độc lập, các đơn vị, cục, vụ chức năng của Bộ Công Thương… với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ.

Để dự án luật được triển khai kịp tiến độ, đạt chất lượng cao, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên – Trưởng Ban soạn thảo – đã chỉ đạo phương thức triển khai thực hiện theo hình thức Tổ biên tập chia nhóm theo nội dung sửa đổi. Theo đó, Tổ biên tập được chia thành 3 nhóm bao gồm: Điều tiết điện lực và tiết kiệm điện; Quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực và năng lượng tái tạo; An toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy tại phiên họp thẩm tra dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 5/8/2024. Ảnh: Thu Hường

Quá trình sửa đổi luật diễn ra rất khó khăn với 6 nhóm nội dung kỹ thuật và phức tạp tác động hầu hết đến các mặt đời sống kinh tế – xã hội, có những nội dung mới đối với Việt Nam và chưa từng được kiểm chứng.

Bộ Công Thương đã tiến hành lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, 139 cơ quan, tổ chức đã được Bộ Công Thương gửi văn bản để lấy ý kiến. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì và phối hợp tổ chức 9 hội thảo, hội nghị tại 3 miền: Bắc – Trung – Nam để tuyên truyền, tham vấn ý kiến các chuyên gia, cơ quan quản lý, hiệp hội ngành nghề…

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) vào chiều 7/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu. Ảnh: QH

Các nhóm thuộc Tổ biên tập do Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực, Cục An toàn môi trường làm Trưởng nhóm đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp nhóm thuộc Tổ biên tập theo từng chuyên đề.

Bộ trưởng Bộ Công Thương với vai trò là Trưởng ban soạn thảo đã chỉ đạo sát sao, tham gia hầu hết các cuộc họp của Tổ biên tập để nắm bắt tình hình và có chỉ đạo kịp thời để chất lượng luật đạt cao nhất.

Sau khi dự thảo được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các thành viên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập là cán bộ giàu kinh nghiệm thực tiễn và quản lý đã gần như “gác lại” toàn bộ công việc cơ quan và gia đình để cùng cơ quan thẩm tra rà soát kỹ lưỡng, chỉnh lý, giải trình và làm rõ những vấn đề mà đại biểu nêu với cơ quan thẩm tra.

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trao đổi trước phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) vào chiều 7/11. Ảnh: QH

Đây là một khối lượng công việc khổng lồ với cả nghìn ý kiến góp ý, nhiều vấn đề mang tính khoa học, kỹ thuật chuyên ngành và khá phức tạp, đơn cử như các nội dung liên quan đến: Thị trường điện, giá điện, điện gió ngoài khơi…

Theo các chuyên gia, thông thường, một dự án luật được xây dựng mới cũng phải từ 3 -4 năm hoặc lâu hơn, còn sửa đổi cũng mất 2 năm và phải thông qua 2 kỳ họp. Tuy nhiên, với Luật Điện lực (sửa đổi), thời gian sửa đổi cho đến khi thông qua chưa đầy một năm cho thấy, khối lượng công việc của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra là Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất lớn.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Có 104 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở tổ và 32 lượt đại biểu Quốc hội có ý kiến (25 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường và 7 lượt góp ý bằng văn bản gửi qua Tổ thư ký). Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo.

Luật Điện lực (sửa đổi) kỳ tích của ngành Công thương trong hoàn thiện thể chế
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu. Ảnh: QH

Có thể khẳng định, trong gần một năm qua, Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được chuẩn bị rất nghiêm túc; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước. Bên cạnh đó là sự vào cuộc tích cực của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, báo ngành… đã tuyên truyền đầy đủ nội dung của dự thảo Luật cũng như các ý kiến tâm huyết tại các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến và ngay tại diễn đàn Quốc hội.

Với tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã triển khai công việc khẩn trương nhưng kĩ lưỡng và thận trọng, để xây dựng và đảm bảo chất lượng của dự thảo Luật và được Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều ngày 30/11/2024.

Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/2/2025
Chiều 30/11 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: QH

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới khi được sửa đổi và thông qua trong khoảng thời gian ngắn chưa đầy một năm với 1 kỳ họp. Điều này đã kịp thời tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ các điểm nghẽn về chính sách, đáp ứng sự mong mỏi của cử tri và doanh nghiệp, nhằm giải phóng nguồn lực cho phát triển ngành điện Việt Nam trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.



Nguồn: https://congthuong.vn/luat-dien-luc-sua-doi-ky-tich-moi-cua-nganh-cong-thuong-trong-hoan-thien-the-che-362015.html

Cùng chủ đề

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện Việt Nam. Là chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - đã có những chia sẻ, đánh giá cao về Luật Điện lực (sửa đổi) ngay sau khi được Quốc...

Luật Điện lực 2024: Gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy dòng vốn đầu tư

DNVN - Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 30/11 đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ...

Truyền thông quốc tế nói gì về Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua?

Truyền thông quốc tế đánh giá cao Luật Điện lực (sửa đổi) như một bước tiến quan trọng, hướng tới một ngành năng lượng bền vững cho Việt Nam. Việt Nam vừa chứng kiến một bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng với việc thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia...

Hành trình một năm xây dựng Luật Điện lực 2024: Khẩn trương – kỹ lưỡng – trách nhiệm – khoa học

TCCT Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.   Luật Điện lực năm 2024 thay thế Luật Điện...

Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong quá trình thảo luận Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ mong muốn Luật sớm thông qua, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội. Ngày 30/11, Luật Điện lực (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao, đáp ứng mong muốn của nhiều đại biểu, cử tri cả nước. Báo Công Thương xin trích đăng một số ý kiến tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn chỉ còn cách giá vàng miếng 1 triệu đồng/lượng

Trong khi giá vàng miếng SJC trong nước đồng loạt đứng yên ở mức 85,3 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn lại nhích tăng khiến vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng 1 triệu Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Biến động giá tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 3/12/2024 ghi nhận có biến động giá tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Trong đó, Đồng Tháp tăng 2.000 đồng/kg... Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (3/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Tuyên Quang. ...

Bạc quay đầu giảm nhẹ

Giá bạc hôm nay (3/12), thị trường bạc thế giới và trong nước ghi nhận phiên giảm giá tiếp theo sau sự phục hồi cuối tuần qua. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc ổn định ở mức 1.137.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.172.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm...

Đồng USD mạnh mẽ kìm hãm đà tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 03/12/2024: Tỷ giá trung tâm và giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu quanh mức 25.452 đồng/USD. Tỷ giá USD hôm nay 03/12/2024 Các nhà đầu tư ở châu Á bước vào phiên giao dịch ngày thứ Ba với tâm lý phấn khởi sau đà tăng của chứng khoán toàn cầu và khẩu vị rủi ro vào thứ Hai,...

‘Đòn bẩy” cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang là ‘đòn bẩy’ quan trọng giúp các doanh nghiệp tài chính mở rộng, phát triển kinh doanh, hội nhập quốc tế. Hiệp định thương mại tự do (FTA) được cho là "đòn bẩy" cho doanh nghiệp tài chính hội nhập, tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng đang đứng trước không ít khó khăn để tận dụng cơ hội từ các FTA mang lại....

Bài đọc nhiều

HLV Kim Sang-sik cứng rắn: Đội tuyển Việt Nam phải đoàn kết, đạt kết quả tốt tại AFF Cup

HLV Kim Sang-sik muốn đội tuyển Việt Nam đoàn kết để hướng tới mục tiêu lọt vào chung kết AFF Cup 2024. HLV Kim Sang-sik hài lòng về học trò Nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã có đợt tập huấn tại Gyeongju (Hàn Quốc). Sau 10 ngày ngày tập luyện và thi đấu cọ xát với các CLB K-League, HLV Kim Sang-sik hài lòng về sự tiến bộ của các học trò. Trong thời gian tập huấn...

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Nhà tốc mái, cây đổ ngổn ngang, bàn ghế, tủ lạnh bay tứ tung ra đường… khung cảnh không khác gì một 'trận bom' vừa giội xuống thị trấn Cát Bà, Hải Phòng. Trung tâm du lịch Cát Bà ở Hải Phòng tan hoang như bị 'bom cày' sau bão số 3 - Video: NAM TRẦN - QUANG THẾ Đường từ phà Cái Viềng vào tới trung tâm thị trấn Cát Bà là một cảnh tượng tan hoang, hàng trăm ngôi...

Cuốn hồi ký của cựu Thủ tướng Dức Merkel gây sốt trong ngày ra mắt

(CLO) Cuốn hồi ký "Freedom: Memoirs 1954 - 2021" của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gây xôn xao dư luận khi được xuất bản chính thức vào ngày 26/11. ...

Bước tiến đột phá của ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam

(VTC News) - Tại cuộc họp thường niên lần thứ 26 của Hiệp hội Hông và Gối Thái Lan, ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam đã đánh dấu một cột mốc quan trọng. Trong khuôn khổ cuộc họp thường niên lần thứ 26 của Hiệp hội Hông và Gối Thái Lan (THKS), cuộc họp lần thứ 16 của Hiệp hội Thay khớp gối ASEAN (AAA) và hội nghị lần thứ 10 của Hiệp hội Thay khớp gối Châu Á (ASIA)...

TikToker Lê Tuấn Khang khiến mạng xã hội đua nhau tìm kiếm là ai?

TikToker Lê Tuấn Khang đang là cái tên được tìm kiếm nhiều hiện nay với những video đạt vài chục đến hàng trăm triệu lượt xem. Từ “chàng trai chăn vịt” đến TikToker trăm triệu view Kể từ sau lễ trao giải “TikTok Awards VietNam 2024” diễn ra tối 23/11, Lê Tuấn Khang (SN 2002, quê Sóc Trăng) là cái tên được ngưòi dùng mạng đua nhau tìm kiếm. Anh được vinh danh ở hạng mục “Nhà sáng tạo nội dung...

Cùng chuyên mục

Nhìn lại 5 năm thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới

Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới. Việc quán triệt, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác dân tộc, từ đó phát...

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông Quốc lộ 1A

Kinhtedothi- UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3989/UBND-ĐT chỉ đạo tổ chức giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến hết địa phận huyện Gia Lâm. Công văn nêu rõ: Tuyến đường Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến hết địa phận huyện Gia...

Hà Nội: Giới trẻ đi 20km, chờ vài tiếng đồng hồ để chụp ảnh Giáng sinh sớm

(Dân trí) - Khu tập thể ở quận Đống Đa (Hà Nội) đang trở thành điểm đến thu hút đông đảo bạn trẻ kéo đến, kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ chỉ để có được những bức ảnh check-in đón Noel. Giới trẻ tụ tập đông đúc, kín cả con ngõ để chụp ảnh Giáng sinh sớm (Video: Tiến Bùi - Tuấn Ninh). Có mặt tại khu tập thể D6 Trung Tự, ngõ 4B phố Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa,...

Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Chiều 2/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ. Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã thông báo ý...

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo. Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang có sự hồi phục tích cực, bước vào giai đoạn chuyển mình. Không chỉ mở rộng vị thế thương mại, doanh nghiệp gỗ còn từng bước khẳng định ở các phương diện công nghệ, sản xuất xanh và phát...

Mới nhất

Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tăng tốc phát triển...

(Bqp.vn) - Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội...

Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới nhất

Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; Uống đủ nước hằng ngày; Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; Hạn chế sử dụng các loại thức ăn...

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông Quốc lộ 1A

Kinhtedothi- UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3989/UBND-ĐT chỉ đạo tổ chức giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến hết địa phận huyện Gia...

Hà Nội: Giới trẻ đi 20km, chờ vài tiếng đồng hồ để chụp ảnh Giáng sinh sớm

(Dân trí) - Khu tập thể ở quận Đống Đa (Hà Nội) đang trở thành điểm đến thu hút đông đảo bạn trẻ kéo đến, kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ chỉ để có được những bức ảnh check-in đón Noel. Giới trẻ tụ tập đông đúc, kín cả con ngõ để chụp ảnh Giáng sinh sớm (Video: Tiến Bùi...

Giá vé máy bay Tết đắt vẫn khó mua

Dù các hãng bay cung ứng 7 triệu vé, song thống kê từ cơ quan quản lý cho thấy giá vé máy bay dịp sát Tết tăng khoảng 20% so với ngày thường. Trong khi đó, ghi nhận trên nhiều chặng bay cho thấy giá vé máy...

Mới nhất