Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2

Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2

Hà Nội đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi. Chiến dịch này sẽ diễn ra trong ngày 1-2/12 và uống vét từ ngày 3-4/12.

Tin mới y tế ngày 2/12: Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2

Hà Nội đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi. Chiến dịch này sẽ diễn ra trong ngày 1-2/12 và uống vét từ ngày 3-4/12.

Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2

Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ được thành phố Hà Nội triển khai trong ngày 1 – 2/12, uống vét ngày 3 – 4/12.





Hà Nội đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi. Chiến dịch này sẽ diễn ra trong ngày 1-2/12 và uống vét từ ngày 3-4/12.

Theo thống kê, toàn thành phố có 380.944 trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi bổ sung vitamin A tại 1.612 điểm uống. Mục tiêu đặt ra là 99,8% trẻ được uống bổ sung vitamin A.

Ngay trong ngày đầu tổ chức chiến dịch, 3 đoàn giám sát của Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A tại 30 quận, huyện, thị xã.

Trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai cho trẻ uống vitamin A tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Đoàn kiểm tra số 3 do ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát tại các điểm uống vitamin A trên địa bàn quận Thanh Xuân và huyện Thanh Oai.

Tại buổi kiểm tra thực tế tại các điểm uống, ông Vũ Cao Cương đánh giá cao công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng cho công tác triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A tại đây.

Các bàn đón tiếp, uống vitamin và tư vấn được bố trí hợp lý, tạo thuận tiện cho người dân. Cán bộ y tế trực tiếp cho trẻ uống vitamin A nắm vững kiến thức chuyên môn, đã tuân thủ việc sàng lọc trước khi cho trẻ uống, cũng như việc theo dõi trẻ sau uống.

Đợt này, Hà Nội phấn đấu đảm bảo 99,8% trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao. Toàn thành phố có 380.964 trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A tại 1.612 điểm uống.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo trung tâm y tế là đầu mối phối hợp với Phòng Y tế, UBND các xã, phường, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể liên quan rà soát, lập danh sách toàn bộ trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống Vitamin A liều cao tại chiến dịch, đảm bảo không bỏ sót đối tượng;

Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện; dự trù đủ số lượng viên nang Vitamin A, tiếp nhận, bảo quản và sử dụng trong chiến dịch đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục đích theo quy định;

Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của Vitamin A, chế độ ăn hợp lý, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống thiếu vi chất cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người dân như ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm; lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày.

Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.

Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.

Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/năm.

Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống nhiễm giun.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt và axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.

Trước đó, vào tháng 6/2024, thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công chiến dịch ngày Vi chất dinh dưỡng đợt 1 với gần 382 nghìn trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống bổ sung vitamin A và cân, đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

Dịch sởi đang tăng tại Hà Nội

Tại Hà Nội, cộng dồn năm 2024 thành phố ghi nhận 7.239 trường hợp mắc Sốt xuất huyết, 0 tử vong, số mắc giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023 (35.726/4); ghi nhận 115 trường hợp tại 25 quận, huyện, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0).

CDC Hà Nội nhận định, đánh giá bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng Sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.

Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học… có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.

Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt >95%.

Vì vậy, để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.

Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

TP.HCM: 52.695 người nhiễm HIV được quản lý

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành “Mục tiêu 95” gồm có 95% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút.

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, tính từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện tại TP.HCM vào ngày 1/12/1990, đến cuối tháng 9/2024, thành phố có 52.695 người nhiễm HIV được quản lý, trong đó có 48.741 người đang điều trị thuốc kháng vi rút HIV.

Trong hơn 30 năm qua, thành phố đã nỗ lực kết hợp triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp về xã hội và về chuyên môn kỹ thuật y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai rộng rãi; truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS; mở rộng và đa dạng hóa các loại hình xét nghiệm phát hiện HIV tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV; mở rộng, nâng cao, và đảm bảo chất lượng điều trị HIV/AIDS…

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành “Mục tiêu 95” gồm có 95% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Đồng thời nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để tiến tới không còn người nhiễm HIV mới, chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn thành phố từng bước được kiểm soát, số người nhiễm HIV mới, số trường hợp chuyến sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hàng năm liên tục giảm.

Tính đến cuối tháng 9-2024, với mục tiêu thứ nhất (95% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm của họ), thành phố đạt 93,5%, mục tiêu thứ hai (95% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV liên tục), thành phố đạt 92,8%, và mục tiêu thứ ba (95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định) đạt 98%.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Vĩnh Châu cho biết, tình hình dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng nhiễm nhiều nhất ở nhóm thanh thiếu niên trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới), HIV/AIDS vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm.

“Trong bối cảnh nguồn lực quốc tế tài trợ bị cắt giảm thì việc giữ vững thành quả phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua, cũng như hoàn thành “Mục tiêu 95 – 95 – 95” vào năm 2025 hướng tới kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 là một thách thức lớn đối với thànhphố”, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, trước những khó khăn, thách thức này, thành phố luôn xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. 

TP.HCM tiếp tục giải pháp nhằm duy trì bền vững hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-212-ha-noi-trien-khai-chien-dich-bo-sung-vitamin-a-dot-2-d231477.html

Cùng chủ đề

BIDV lần thứ 6 vào Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại Dịch vụ

Giải thưởng được trao cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ 'Lễ Công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024 - CSI 2024' được tổ chức ngày 29/11/2024 tại TP.Hà Nội. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của BIDV trong hoạt động phát triển bền vững cũng như những đóng góp quan trọng của ngân hàng vào Chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Nhận thức...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Lãnh đạo Tập đoàn United Overseas Bank

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore sáng 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Tập đoàn United Overseas Bank (UOB). ...

Ngành cao-su có 14 công ty nằm trong Top 100 Doanh nghiệp bền vững năm 2024

Tối 29/11, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam-Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) đã tổ chức Lễ công bố các Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024 với chủ đề “Doanh nghiệp vươn mình trong Kỷ nguyên Xanh”.  Cao-su Chư Păh nằm trong Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực sản xuất (đại diện Cao-su Chư Păh ngoài cùng bên trái). Tại buổi lễ, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su...

Phân cấp triệt để, đồng bộ, quản lý thống nhất về thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng

Sáng 2/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng, thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. ...

Sau yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Hà Nội chốt ngày hồi sinh sông Tô Lịch

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị liên quan, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đến ngày 2/9/2025 phải hoàn thành hệ thống bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch. Sáng 2/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra tiến độ dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và thực hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu 76,3 tỷ USD hàng hóa sang thị trường CPTPP

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP đạt 76,3 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, tong đó, xuất khẩu đạt 41,4 tỷ USD, tăng 11,6%; nhập khẩu đạt 34,8 tỷ USD, tăng 7,5%. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP đạt 76,3 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, tong đó, xuất khẩu đạt 41,4 tỷ USD, tăng 11,6%; nhập khẩu đạt 34,8...

Áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản trong năm 2025

Dù thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực, nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại về rủi ro chậm trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp địa ốc trong năm sau. Dù thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực, nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại về rủi ro chậm trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp địa ốc trong năm sau. ...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021

Ngày 29/11/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1481/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Ngày 29/11/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1481/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời...

Chung cư nội đô tăng giá phi mã, nhà đầu tư bẻ lái sang bất động sản ven đô

Trong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt và không có dấu hiệu giảm, nhiều nhà đầu tư nhạy bén với thị trường đã nhanh chóng chuyển hướng sang bất động sản liền kề ven đô, lựa chọn những dự án sáng giá nhất. Chung cư nội đô tăng giá "phi mã", nhà đầu tư "bẻ lái" sang bất động sản ven đôTrong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt và không có dấu...

C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

C.P. Việt Nam vừa vinh dự nhận hai giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam lĩnh vực sản xuất” và Giải chuyên đề “Top 5 Doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải khí nhà kính năm 2024”. Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024 (CSI100) diễn ra ngày 29/11/2024 tại khách sạn Sheraton Hà Nội, với sự tham dự của ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng...

Bài đọc nhiều

Người đàn ông bị đôi đũa đâm xuyên từ mũi vào não 5 tháng mà không biết

Ngày 24/11, BV Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật đóng lỗ rò sọ não kết hợp phẫu thuật nội soi lấy ra dị vật là một phần của chiếc đũa đâm xuyên từ mũi lên não người đàn...

Đi bộ tốt mấy thì qua 50 tuổi thà nằm không cũng đừng đi bộ vào 5 thời điểm tai hại này

Qua tuổi 50 chớ dại mà đi bộ vào 5 thời điểm này kẻo mang thêm bệnh vào người. ...

Bệnh đau đầu tấn công “dân công sở”

Công việc căng thẳng, ngồi làm việc trong tư thế cúi đầu kéo dài, ít vận động khiến nhân viên văn phòng dễ mắc chứng đau đầu. Tuy nhiên, đây là tình trạng mà dân công sở tuyệt đối không nên xem nhẹ và chủ quan. Công việc căng thẳng, ngồi làm việc trong tư thế cúi đầu kéo dài, ít vận động khiến nhân viên văn phòng dễ mắc chứng đau đầu. Tuy nhiên, đây là tình trạng mà...

Suy giảm testosterone khiến nhiều nam giới Mỹ chọn sống ẩn dật

Do nồng độ testosterone trong cơ thể thấp, nhiều nam giới rời bỏ các mối quan hệ xã hội, không lập gia đình và tìm việc làm. Tại Nhật Bản, ước tính có khoảng 1,5 triệu người, phần nhiều là nam thanh niên, đang sống hoàn toàn cô lập. Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức người Nhật có một thuật ngữ dành cho nó: hikikomori, tức là người chủ động rút lui khỏi xã hội theo đúng...

Người phụ nữ 46 tuổi bị rận bám chi chít ở mi mắt

GĐXH – Theo các bác sĩ, rận có nhiều ở chó, mèo. Khi con người tiếp xúc gần với chó, mèo, rận dễ bò sang, ký sinh ở nhiều bộ phận trên cơ thể người như mi mắt, bộ phận sinh dục, hậu môn… ...

Cùng chuyên mục

Ăn đậu rồng có tốt?

Ăn đậu rồng có tốt cho sức khoẻ?Đậu rồng là thực phẩm không phổ biến ở thành thị nhưng rất được ưa chuộng ở các vùng quê. Đậu rồng được biết đến là loại thực phẩm dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ.Báo VietNamNet dẫn lời lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội cho biết, đậu rồng được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào thực đơn hằng...

4 nhóm người không nên uống nước xạ đen

Theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, trong đông y, xạ đen vị đắng chát, tính hàn, tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan mật, giảm tiết dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.4 nhóm người không nên uống nước xạ đenDù xạ đen là dược liệu khá lành tính nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ...

Tái tạo gương mặt cho nam thanh niên có khối u ở xương hàm

Bệnh nhân nam N.Q.N (29 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) được phát hiện khối u ở xương hàm dưới cách đây 6 năm nhưng ngừng điều trị sau thời gian đầu theo dõi. ...

New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6

NDO - Nhà chức trách New Zealand hôm nay cho biết, cúm gia cầm độc lực cao H7N6 đã được phát hiện tại một trang trại gia cầm ở Đảo Nam của New Zealand, đây là lần đầu tiên quốc đảo này thông báo phát hiện biến thể cúm gia cầm độc lực cao. Cơ quan an ninh sinh học New Zealand trong một tuyên bố cho biết, các xét nghiệm cho kết quả gà ở...

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời

Thời gian, địa điểm tập luyện Nhìn chung việc tập luyện vào khung giờ nào cũng đều tốt cho cơ thể, bởi quan trọng nhất là chúng ta có thể dục và thu xếp được thời gian phù hợp. Tuy nhiên, 2 khung giờ lý tưởng hơn cả là buổi sáng khi vừa ngủ dậy (5 - 7 giờ) và tối (16 giờ 30 - 18 giờ). Không nên tập quá sớm khi trời còn quá lạnh hoặc ban đêm...

Mới nhất

Hấp dẫn từ phân khúc căn hộ cho thuê: Nhà đầu tư dồn về Hà Nội | Thị trường | Tài Chính

Khi nguồn cung căn hộ các quận trung tâm Hà Nội gần cạn kiệt, "sóng" đầu tư căn hộ cho thuê thanh khoản cao, tỷ suất cho thuê tốt thu hút nhà đầu tư nhập cuộc. ...

Ra mắt Trung tâm báo chí phục vụ Festival Hoa Đà Lạt

(NLĐO) - Trung tâm báo chí phục vụ Festival Hoa Đà Lạt được trang bị máy tính, đường truyền internet tốc độ cao phục vụ phóng viên...

Tàu ngầm tấn công Nga và lần xuất hiện hiếm hoi ở Biển Đông, Philippines… lo

Nhiều nguồn tin an ninh Philippines tiết lộ về một sự việc hiếm gặp khi một tàu ngầm tấn công của Nga nổi lên ở Biển Đông hồi tuần trước.

Dịch vụ thanh toán thẻ là gì?

Dịch vụ thanh toán thẻ là hệ thống cho phép các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách sử dụng thẻ ngân hàng, thay vì sử dụng tiền mặt. Các loại thẻ thông dụng nhất bao gồm thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card)...

Mới nhất

Ăn đậu rồng có tốt?