Trang chủProductDoanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong...

Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển

Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.

Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển
<em>Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện xã Phước Dinh huyện Thuận Nam Ninh Thuận Ảnh Nguyễn Thành TTXVN<em>

Trên thế giới, nuôi trồng rong biển được phát triển khá mạnh tại Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines… Hàn Quốc đã đặt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sản phẩm này chế biến vào năm 2027. Trong khi Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển kinh tế loại thủy sản này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.

Hơn 200 loài rong trên thế giới có thể sản xuất thương mại, với 27 loài chính mang lại giá trị khoảng 8,3 tỷ USD mỗi năm. Thương mại toàn cầu rong biển dự kiến có tốc độ phát triển gần 11% mỗi năm.

Việt Nam hiện cũng có hơn 820 loài rong tự nhiên; trong đó gần 90 loài có giá trị kinh tế. Rong chia làm 3 nhóm loài chính gồm rong sụn, rong câu, rong nho. Rong biển Việt Nam được phát triển hơn 10 năm trở lại đây. Diện tích rong biển của Việt Nam năm 2023 đạt 16.500 ha, với sản lượng 150.000 tấn. Rong biển được nuôi trồng nhiều ở vùng biển Bắc Bộ, tiếp đến là Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ…; tập trung ở một số địa phương như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết: Chi phí đầu tư để nuôi rong biển rất thấp, tuy nhiên đây lại là ngành hàng có giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường tốt. Rong biển không chỉ làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón… mà đây còn là ngành kinh tế xanh.

Bởi, không chỉ đem lại giá trị kinh tế về sản phẩm hàng hóa, rong biển còn là kho báu về tín chỉ carbon. Rong biển có khả năng hấp thụ carbon gấp 2-5 lần thực vật trên cạn như cây rừng; một số loài có thể lưu trữ gấp 20 lần so với cây rừng. Theo các chuyên gia, rong biển giúp làm sạch môi trường biển rất hiệu quả. Nếu nuôi trồng rong biển được, phát triển được du lịch tức là đã cải thiện được môi trường biển nơi đó. Rong biển đang được đánh giá là sản phẩm nuôi trồng đa mục đích.

Tuy mang lại đa giá trị, song rong biển ở Việt Nam hầu như đang bị lãng quên, ít được quan tâm hơn so với các đối tượng như cá hoặc giáp xác. Nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rong biển vẫn theo hình thức tự phát và chưa hình thành liên kết chuỗi. Cũng bởi do còn khá khiêm tốn doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sản phẩm này, chưa phát triển thành ngành công nghiệp chế biến với sản phẩm giá trị gia tăng cao. Do đó, giá rong biển nguyên liệu còn thấp và bấp bênh. Người dân ven biển cũng chưa mặn mà với rong biển.

Vừa qua, sau hậu quả nặng nề của cơn bão số 3, các vùng biển ở Quảng Ninh đã được doanh nghiệp hỗ trợ giống rong biển, hỗ trợ ngư dân “lấy ngắn nuôi dài” trong khôi phục sản xuất. Ông Phạm Quốc Chính, Chủ tịch STP Group đánh giá, rong biển có thể nuôi trồng xen canh. Do đó, ngư dân vẫn sẽ bám nghề, bám biển khi nuôi trồng đa tầng, đa đối tượng để phát huy giá trị cao hơn.

Trong chiến lược phát triển ngành thủy sản, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, sản lượng rong, tảo biển các loại đạt khoảng 180.000 tấn; năm 2030 là 500.000 tấn. Để đạt được các mục tiêu đó, thời gian tới, ngành hàng rong biển nước ta tập trung phát triển nuôi trồng với đối tượng chính là rong nho, rong câu chỉ vàng, rong sụn hay một số giống rong nhập.

Đến nay, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ được công nghệ và chủ động sản xuất hàng loạt cây mầm rong sụn biển chất lượng cao thông qua quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, sản xuất giống số lượng lớn phục vụ trồng thâm canh đại trà với mục đích thương mại. Thành công có giá trị lớn trong đáp ứng nhu cầu trồng rong sụn của các địa phương.

Để khai thác được tiềm năng này, ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản cho rằng cần ưu tiên quy hoạch trồng rong biển; nghiên cứu, chọn, nhập giống cải tạo; có các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả nghề trồng rong cũng như xây dựng, kết nối mạng lưới sản xuất rong biển.

Theo ông Trần Đình Luân, Việt Nam có diện tích mặt biển lớn, nhiều giống rong chất lượng là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển vùng trồng rong biển. Thời gian tới cần mở rộng nghiên cứu, chọn tạo các giống rong chất lượng, phục vụ cho những mục đích khác nhau.  Đặc biệt là việc khép kín liên kết chuỗi từ cây giống, vùng trồng, sản xuất, thương mại, tiêu thụ, đặc biệt là có sự tham gia của doanh nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm đầu ra có giá trị gia tăng cao.

Bích Hồng (TTXVN)
 
nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/doanh-nghiep-van-chua-man-ma-voi-che-bien-san-pham-rong-bien-20241202075128013.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng thế giới ngày 17/12: Tăng nhẹ do ảnh hưởng từ bất ổn địa chính trị và sự suy yếu của đồng USD

DNVN - Ngày 16/12, giá vàng giao ngay tăng nhẹ nhờ những lo ngại về tình hình địa chính trị và sự giảm giá của đồng USD, trong khi thị trường đang theo dõi sát sao cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cơ quan này dự kiến sẽ...

Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

Với vai trò là Ngân hàng Thương mại Nhà nước chủ lực trên thị trường tài chính, Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp giảm lãi suất cho vay trong năm 2024. Đây là nỗ lực lớn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chính sách này phản ánh sự...

Doanh nghiệp ở Bình Dương thưởng Tết cao nhất 375 triệu đồng

Mức thưởng Tết thấp nhất tại ‘thủ phủ’ công nghiệp Bình Dương năm nay khoảng 5 triệu đồng, trong khi cao nhất là 375 triệu đồng. Hôm nay (14/12), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Bình Dương vừa có báo cáo tình hình tiền lương, thưởng và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, tính đến ngày 14/12, toàn tỉnh...

Lắng nghe thị trường, doanh nghiệp linh hoạt sản xuất hàng Tết

VTV.vn - Lắng nghe tín hiệu và dự báo thị trường Tết để điều chỉnh sản xuất là cách các cơ sở sản xuất nông sản phục vụ dịp Tết đang áp dụng. Nhiều nông dân, bà con đang trông mong vào dịp Tết, bởi đây là đợt tiêu thụ nông sản lớn nhất trong năm, đem đến nguồn thu nhập lớn hơn ngày thường cho người sản xuất. Năm nay sức mua dự báo thấp hơn đang khiến các...

Giá vàng ngày 14/12/2024: Vàng nhẫn lao dốc, chênh lệch mua bán tăng cao

DNVN - Trong ngày 14/12/2024, giá vàng trong nước giảm đáng kể, với mức giảm lớn nhất lên đến 1 triệu đồng/lượng đối với vàng SJC. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giảm sâu dưới mức 2.670 USD/ounce khi giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Văn hóa các dân tộc tỏa sáng nơi ‘miền đất thiêng’ Quảng Trị

Sau 4 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, tối 16/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh năm 2024.   Ngày hội đã mang đến cho người dân, du khách những tiết mục nghệ thuật công phu, giàu cảm xúc; những bộ trang phục truyền thống độc đáo, lạ mắt. Du khách được đắm...

Nhiều chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện loạt chương trình trọng điểm nhằm tôn vinh hình ảnh người chiến sỹ "vì nhân dân quên mình" luôn giản dị mà thiêng liêng, cao quý. Thông tin về các chương trình tại cuộc họp báo chiều 16/12, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Đỗ Thanh Hải cho biết: Khai thác nhiều thể loại cùng...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Sôi động hội thao kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam tại Campuchia

Từ ngày 5-15/12, Đảng ủy tại Campuchia tổ chức hội thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, phát biểu tại hội thao, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng, Bí thư Đảng ủy tại Campuchia nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của sự kiện thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đối...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần tạo hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế của địa phương, qua đó nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Một gian hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại tỉnh Tiền Giang. Công ty TNHH một thành viên Trí Sơn ở xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho là doanh...

Tận dụng rơm rạ để sản xuất các sản phẩm OCOP chất lượng cao

NDO - Từ ý tưởng tận dụng rơm rạ, hợp tác xã (HTX) nấm Tuấn Hiệp ở Nam Định đã trở thành điểm sáng về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, với doanh thu hằng năm hơn 2 tỷ đồng và 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao gồm nấm sò nâu, nấm sò trắng, mộc nhĩ thái sợi, nấm linh chi, nem nấm, giò nấm. Câu chuyện của họ là nguồn cảm hứng cho nhiều nông dân...

OCOP khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP từ năm 2018. Sau bảy năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ ba sao trở lên. Các sản phẩm OCOP Hòa Bình tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh đã được đông đảo khách hàng trong nước tin dùng và xuất khẩu mạnh sang thị trường quốc tế. Sản...

Mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương, doanh nghiệp. Dù vậy, trong quá trình tiếp cận, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vẫn gặp không ít rào cản từ nhân lực cho đến bài toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành, marketing… Số lượng hàng hóa lên sàn khiêm tốn Hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) được...

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô. Nhiều tiềm năng lợi thế Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực địa phương và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần...

Mới nhất

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng...

Mới nhất