Trang chủPolitical ActivitiesĐất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ...

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình



(MPI) – Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18; báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế diễn ra ngày 01/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, từ sau Hội nghị Trung ương 10 ngày 20/9/2024 đến nay, cả hệ thống chính trị đã có những chuyển động mạnh mẽ, vận hành với tinh thần mới, vận tốc mới nhằm tạo ra những động lực mới, hiệu năng mới cho phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: VGP

Trong khoảng thời gian trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã làm việc rất khẩn trương, tiến hành hơn 10 phiên họp cho ý kiến giải quyết gần 100 vấn đề lớn theo thẩm quyền, trong đó tháo gỡ cơ bản những tồn đọng, vướng mắc và giải quyết nhiều vấn đề mới phát sinh. Quốc hộiChính phủ – Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp triển khai rất quyết liệt, nhịp nhàng để tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, rào cản gây khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội, cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân… Những việc làm trên bước đầu đã tạo sinh lực mới cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, trước mắt là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2024 và năm 2025, tạo đòn bẩy để bứt phá, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn

Về kinh tế – xã hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chính mình. Để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo. Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải làm. Chỉ có phép giải rút gọn mới ra đáp số kịp thời gian.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang tập trung giải quyết những điểm nghẽn và tạo lập những yếu tố nền tảng để đất nước có thể “cất cánh”, nhất là các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hạ tầng năng lượng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cải cách thể chế phát triển, thủ tục hành chính… Trước mắt cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2024 và năm 2025, trong đó phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ thời gian này, đây là vấn đề chúng ta hoàn toàn có cơ sở để làm được.

Để đạt mục tiêu này, cần tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực và cải cách hành chính mạnh mẽ, kiến tạo môi trường thuận lợi để phát triển. Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua bước đầu có sự đổi mới tư duy sâu sắc trong xây dựng pháp luật, với 7 luật, 4 nghị quyết được thông qua, trong đó có 1 luật sửa 4 luật, 1 luật sửa 9 luật để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, phía trước còn rất nhiều việc phải làm để khơi thông “điểm nghẽn của điểm nghẽn này”. Cần nhận thức rõ, đổi mới thể chế phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng pháp luật, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của từng cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng, thực thi pháp luật. Phải có “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân”, “hành doanh nghiệp”, có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đã khá đầy đủ. Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước. Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, ngoài nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Nhà nước thì rất cần sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân, phải giải phóng sức lao động, sức sản xuất, phải huy động được nguồn vốn vật chất và tinh thần trong Nhân dân và người dân phải cảm nhận được Nhân dân là người hưởng thụ những thành quả đó thì mọi người sẽ chung sức đồng lòng cùng thực hiện. Phát triển kinh tế cần gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát… thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Đại hội đảng các cấp từ các chi bộ cơ sở, đến cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, thảo luận về tầm nhìn và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước vươn mình giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được Trung ương xây dựng công phu, kỹ càng, khoa học. Dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế – xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và Báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới đã được biên tập nhiều lần, đến nay đã đủ điều kiện để gửi đại hội đảng các cấp đóng góp ý kiến. Dự thảo tóm tắt 4 văn kiện này sẽ được gửi đến cấp cơ sở trước ngày 15/12/2024; Dự thảo đầy đủ sẽ gửi đến cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương trước ngày 31/3/2025. Nhiệm vụ của cấp ủy các cấp là sớm tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào các Văn kiện trên.

Điều quan trọng là từ nội dung Dự thảo các Văn kiện của Đại hội XIV, cấp ủy các cấp lấy đó làm cơ sở xây dựng nội dung báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm vụ công tác cho các văn kiện của cấp mình; xác định cụ thể những mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, đóng góp vào mục tiêu chung của đất nước trong giai đoạn tới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp nhân dân để bổ sung, hoàn thiện các Văn kiện để trình Đại hội XIV với tinh thần Văn kiện phải bám sát hơi thở cuộc sống, phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Văn kiện phải trở thành “Sách giáo khoa”, thành “Từ điển” để khi cần thì “tra” vào đó và sẽ thấy ngay “ánh sáng soi đường”. Hạn chế tối đa việc phải tiếp tục ban hành các nghị quyết, chỉ thị tiếp theo để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV.

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cấp ủy các cấp cần tập trung chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới theo đúng các nội dung đã được hướng dẫn, chuẩn bị thật tốt đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự học hỏi để “nâng mình lên” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước, nếu không đáp ứng được thì tự nguyện đứng sang một bên để người khác làm.

Phải hết sức lưu ý khắc phục những “căn bệnh” của công tác cán bộ trước Đại hội như: Người không tái cử thì giữ an toàn, thủ thế, không dám triển khai cái mới; nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy khóa mới thì giữ mình, không muốn va chạm, sợ mất phiếu; tính toán cho người thân, người quen, người “cánh hẩu” với mình vào các vị trí lãnh đạo hoặc dùng “thủ thuật tổ chức” để gạt người mà mình không thích… Công tác tổ chức cán bộ là công tác của Đảng, do vậy các cấp ủy đảng phải thực hiện thật nghiêm túc Điều lệ Đảng cũng như các quy định của Đảng, của pháp luật về công tác cán bộ.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị

Về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đây thực sự là vấn đề khó, thậm chí rất khó vì khi tiến hành tinh gọn bộ máy sẽ liên quan đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và đụng chạm tới lợi ích của một số cá nhân, tổ chức; đề nghị các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”; “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”. Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Triển khai thực hiện khẩn trương nhưng bảo đảm thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài… để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy tối ưu nhất. Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất sắp xếp lại bên trong; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian; cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, chống lãng phí, chuyển đổi số quốc gia, xã hội hóa các dịch vụ công… Yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân…

Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan nhà nước là “vùng trú ẩn an toàn” cho cán bộ yếu kém. Với yêu cầu cao hơn khi triển khai tổ chức mới, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lại cán bộ trước và sau khi sắp xếp lại tổ chức.

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Bộ Chính trị đã có chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết); tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương. Đề nghị cấp ủy các cấp quán triệt, thực hiện tốt nội dung này.

Các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới. Đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc việc thực hiện chủ trương này; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng việc sắp xếp tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cơ quan, tổ chức.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công việc phía trước rất bộn bề, khẩn trương. Thời gian không chờ đợi chúng ta. Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các đồng chí từ Trung ương đến cơ sở có mặt tại Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị; góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII; chuẩn bị thật tốt đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-12-2/Tong-Bi-thu-To-Lam-Dat-nuoc-dang-dung-truoc-canh-cnuol5s.aspx

Cùng chủ đề

Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết...

(MPI) - Ngày 01/12/2024, Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về...

Bước tiến đột phá của ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam

(VTC News) - Tại cuộc họp thường niên lần thứ 26 của Hiệp hội Hông và Gối Thái Lan, ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam đã đánh dấu một cột mốc quan trọng. Trong khuôn khổ cuộc họp thường niên lần thứ 26 của Hiệp hội Hông và Gối Thái Lan (THKS), cuộc họp lần thứ 16 của Hiệp hội Thay khớp gối ASEAN (AAA) và hội nghị lần thứ 10 của Hiệp hội Thay khớp gối Châu Á (ASIA)...

Khơi thông nguồn lực từ tư duy làm luật đổi mới

Tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, thông qua cách thức tổ chức và kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. Vtcnews.vn Nguồn:https://vtcnews.vn/nhieu-diem-nghen-tren-con-duong-buoc-vao-ky-nguyen-vuon-minh-ar910800.html

SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 – Phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - Phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ...

Galaxy S25 và Galaxy S25 Plus sẽ có nâng cấp quan trọng

Theo đó, danh sách FCC tiết lộ cả 3 mẫu Galaxy S25 (Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra) ra mắt vào đầu năm sau đều được hỗ trợ Wifi 7 (Wifi 802.11be). Được biết, trước đó, Wifi 7 đã được giới thiệu trên mẫu flagship cao cấp nhất trong dòng Galaxy S 2024 là S24 Ultra (ra mắt đầu năm nay), còn các sản phẩm khác của dòng là S24, S24 Plus và S24 FE chỉ được cung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết...

(MPI) - Ngày 01/12/2024, Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về...

Hội thảo Giới thiệu điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2023 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; thực trạng...

(MPI) - Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên đoàn Hợp tác xã Raiffesen Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức (DGRV), ngày 29/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Giới thiệu điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2023 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; thực trạng công tác đánh giá hợp tác xã và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. ...

Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và bảo đảm phù hợp với thực...

(MPI) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm 119 điều, khoản và 03 Phụ lục của 04 Luật. Quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, Luật đã được rà soát, chỉnh lý lược...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương...

(MPI) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 29/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với kết quả 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội. ...

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

(MPI) - Chiều ngày 29/11/2024, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với kết quả 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn ...

Bài đọc nhiều

Xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Sáng 29/11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh. ...

Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều trong 60 năm qua

Gần 10 tỷ người được dự báo ​​sẽ sinh sống trên Trái đất vào năm 2050, do đó sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng trở nên quan trọng để có thể nuôi sống dân số ngày càng tăng. Trong sáu thập kỷ qua, phần lớn tăng trưởng trong sản xuất lương thực bắt nguồn từ những tiến bộ công nghệ, bao gồm cả việc phát triển và sử dụng rộng rãi các giống cây trồng tốt hơn. Nhưng...

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thủy điện

Theo đó, khung giá phát điện năm 2024 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy thủy điện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện.Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 được xác định là: 0 - 1.110...

Hàng Việt tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung, trong đó có nhiều gương mặt nổi bật như Hằng Du mục, Quang Linh Vlog… và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.Tối qua (29/11/2024) tại Cung thiếu nhi Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online...

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để nâng cao năng...

(MPI) - Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm: 07 Chương, 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn...

Cùng chuyên mục

Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết...

(MPI) - Ngày 01/12/2024, Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương tháp tùng Phó Thủ tướng Trần …

Cuộc gặp gỡ thu hút sự tham gia của các công ty hàng đầu Phần Lan như Oilon, Merus Power, Operon, Hermia Business, Trung tâm năng lượng Vassa (Vaasa Energy Cluster) và Wärtsilä. Các doanh nghiệp này mang đến loạt giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giảm phát thải carbon và công nghệ thông minh. Ngoài ra còn có đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Phần Lan,...

Báo Giáo dục và Thời đại kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Sáng 2/12, tại Hà Nội, báo Giáo dục và Thời đại - cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (5/12/1959-5/12/2024). Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự buổi lễ. ...

Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng thôn, người có uy tín, chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa...

(Bqp.vn) - Chiều 28/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng thôn, người có uy tín, chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Tây Nguyên năm 2024. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam dự và chủ trì buổi gặp mặt.Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.Dự buổi gặp...

Hội thảo Giới thiệu điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2023 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; thực trạng...

(MPI) - Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên đoàn Hợp tác xã Raiffesen Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức (DGRV), ngày 29/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Giới thiệu điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2023 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; thực trạng công tác đánh giá hợp tác xã và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. ...

Mới nhất

Cận cảnh Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam

Với hơn 2.000 đại biểu tham dự, Hội nghị là cơ hội để các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu cùng nhau thảo luận, xây dựng những giải pháp đột phá trong các lĩnh vực như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh, năng lượng sạch, và...

Chị đẹp lép vế trước anh trai, anh tài: Nhạc Việt dương thịnh âm suy?

Sau các game show âm nhạc 'anh trai' mở đường cho một nền công nghiệp thần tượng giải trí, người ta kỳ vọng Chị đẹp đạp gió rẽ sóng mùa 2 sẽ tận dụng con đường ấy để đi tiếp và đi xa hơn. ...

4 nhóm người không nên uống nước xạ đen

Theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, trong đông y, xạ đen vị đắng chát, tính hàn, tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan mật, giảm tiết dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.4 nhóm người không nên uống nước xạ...

Liên tiếp xảy ra tai nạn trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Trong sáng ngày 2/12, trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng xảy ra liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông, khiến tài xế bị thương nặng. Ngày 2/12, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho biết, hôm nay, trên cao tốc này xảy ra...

Mới nhất