Trang chủSự kiệnThủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự...

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do

(Chinhphu.vn) – Dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 7 giải pháp lớn mang tính đột phá để phát triển ngành logistics Việt Nam, trong đó có việc xây dựng, phát triển quốc gia thương mại tự do.
Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 1.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Cùng dự sự kiện có: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố; các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước, với tổng số hơn 2.000 đại biểu dự trực tiếp và trực tuyến.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 2.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là diễn đàn được Bộ Công Thương tổ chức hằng năm từ năm 2013 đến nay. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 nhằm thúc đẩy doanh nghiệp logistics ứng dụng công nghệ tiến bộ, hiện đại trong việc vận hành chuỗi cung ứng; tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và khu vực Đông Nam Bộ; đặc biệt tạo môi trường để liên kết giữa các doanh nghiệp logistics, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhằm phát triển logistics Việt Nam.

Với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”, Diễn đàn muốn gửi đi thông điệp về việc Việt Nam khuyến khích, thu hút phát triển các khu thương mại tự do, nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về logistics, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 3.

 

Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu về các khu thương mại tự do trên thế giới. Vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã được Quốc hội thông qua cơ chế thí điểm thành lập khu thương mại tự do, là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới, làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu thảo luận sôi nổi về tình hình phát triển logistics Việt Nam; tiềm năng, thế mạnh; cơ chế, chính sách, định hướng phát triển logistics Việt Nam. Đặc biệt, các đại biểu có nhiều tham luận đề xuất định hướng phát triển logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới; doanh nghiệp logistics Việt Nam trước bước ngoặt thời đại; kinh nghiệm, xu hướng phát triển logistics và khu thương mại tự do – cơ hội và khuyến nghị cho ngành logistics Việt Nam…

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 4.

 
Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 5.

 

Các đại biểu thảo luận sôi nổi về tình hình phát triển logistics Việt Nam; tiềm năng, thế mạnh; cơ chế, chính sách, định hướng phát triển logistics Việt Nam tại phiên toàn thể – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đề xuất thúc đẩy hình thành các khu thương mại tự do, các cảng trung chuyển quốc tế, xây dựng đội tàu container, đội tàu bay chuyên dụng vận tải hàng hoá; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng các doanh nghiệp logistics mạnh của Việt Nam, phát triển mạnh hạ tầng giao thông, kho bãi, đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao nhân lực ngành logistics, phát triển các mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực logistics, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, có chính sách khuyến khích người nước ngoài phát triển logistics Việt Nam như chính sách thuế, thị thực cho người nước ngoài…

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 6.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics và thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu ASEAN.

Trong 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 6.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 36.550 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 28.900 lao động, tăng 13,5% về số doanh nghiệp, tăng 18,3% về số lao động, nhưng lại giảm 11,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 7.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Báo cáo của Bộ Công Thương và các ý kiến tham luận trình bày tại Diễn đàn đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia giai đoạn 2017-2023; chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn tới.

Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả, thành tựu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian qua, mà trước hết là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics, về vị trí Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới, khả năng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics thế giới.

Cùng với đó, khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách được tiếp tục hoàn thiện; cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành đạt kết quả tích cực, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 8.

 

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hạ tầng logistics phát triển nhanh với nhiều công trình lớn, hiện đại, thúc đẩy cơ cấu hợp lý, kết nối hài hoà các phương thức vận tải, giảm chi phí. Trong đó, hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá, hệ thống đường cao tốc đã đạt trên 2.000 km. Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, kết nối đường sắt với Lào, Trung Quốc. Hệ thống sân bay phát triển tương đối tốt. Năng lực đường thủy nội địa được nâng cao với 298 cảng nội địa; hình thành các cảng biển cửa ngõ, bến chuyên dùng gắn với khu công nghiệp trung tâm công nghiệp (có 286 bến cảng, 95 km cầu cảng, 25 tuyến quốc tế…); hoàn thiện khu xử lý hàng hóa riêng biệt tại các cảng hàng không; đẩy mạnh đầu tư các trung tâm logistics (hiện có 69 trung tâm lớn và vừa), chuyển mạnh sang trung tâm thế hệ mới ứng dụng công nghệ 4.0…

Số doanh nghiệp logistics tiếp tục gia tăng, đi vào hiện đại, khả năng cạnh tranh ngày càng cao. Năm 2023, có 7.919 doanh nghiệp logistics thành lập mới; Việt Nam đứng đầu ASEAN về số doanh nghiệp được cấp phép vận chuyển đường biển đi và đến Hoa Kỳ.

Phát triển logistics có xu hướng tích cực hơn, phát huy đa dạng các phương thức vận tải, giảm dần phụ thuộc vào vận tải bằng đường bộ. Phát triển nhân lực logistics được đẩy mạnh; hiện nay đã tập trung phát triển 3 cấp độ đào tạo (đại học và trên đại học; cao đẳng, trung cấp; đào tạo ngắn hạn) và 49 trường đại học có ngành học logistics.

Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về logistics của Việt Nam được cải thiện. Năm 2023, Chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam xếp 43/139 (xếp hạng của WB), các chỉ số thành phần về hiệu quả vận chuyển quốc tế, hạ tầng và hiệu quả hải quan được cải thiện; Việt Nam đã được xếp hạng thuộc nhóm 5 thị trường dẫn đầu ASEAN.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 9.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại liên quan tới nhận thức về ngành logistics và tiềm năng, vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực này. Chí phí logistics còn cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; quy mô của ngành so với quy mô GDP Việt Nam và quy mô ngành logistics toàn cầu (lên tới 9.000 tỷ USD) còn hạn chế. Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu; doanh nghiệp phát triển chưa mạnh, chưa có cơ chế để phát triển; mối liên kết giữa các phương thức vận tải với kho bãi còn hạn chế; hạ tầng logistics còn lạc hậu.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 10.

 

Thủ tướng chứng kiến trao hợp tác về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics giữa Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, thời gian tới, với xu thế hội nhập, thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển; mặt khác thế giới phải đối mặt nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được.

Ở trong nước, kỷ nguyên phát triển mới và việc đẩy mạnh khai thác không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ, chuyển đổi số, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ ngành logistics, giảm thời gian, chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, dịch vụ logistics càng có vai trò quan trọng, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển ngành logistics phải đi theo các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; trên tinh thần “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, “sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển”.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 11.

 

Thủ tướng chứng kiến trao hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ 3 mục tiêu phát triển ngành logistics, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước: (i) Giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025; (ii) nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%; đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%; (iii) nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.

Thủ tướng nhấn mạnh 7 giải pháp phát triển ngành logistics, đồng thời là 7 đột phá để thực hiện 3 mục tiêu đã đề ra, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức 2 con số mỗi năm trong những năm tới.

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics và vị trí Việt Nam ở trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi logistics thế giới.

Thứ hai, tạo đột phá thể chế theo hướng thông thoáng để phát triển ngành xứng tầm, với quan điểm “thể chế là nút thắt của nút thắt”, là “đột phá của đột phá”.

Thứ ba, xây dựng hạ tầng logistics hiện đại, thông suốt để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là phát triển ngành hàng không, hàng hải và đường sắt tốc độ cao.

Thứ tư, xây dựng quản trị thông minh và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.

Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập, ngoại giao logistics và hiện đại hóa ngành logistics nội địa.

Thứ sáu, xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do, đồng thời quản lý hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.

Thứ bảy, kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa) và kết nối với giao thông quốc tế, với các khu thương mại tự do của thế giới.

Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động triển khai các giải pháp theo 7 giải pháp, đột phá nói trên. Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, cùng các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, đề án phát triển quốc gia thương mại tự do, phát triển các khu thương mại tự do ở biên giới.

Thủ tướng nêu rõ, Trung ương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; địa phương tăng cường tính tự lực, tự cường, tính chủ động, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển, thiết kế công cụ huy động nguồn lực, giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do- Ảnh 12.

 

Thủ tướng cùng các đại biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các đối tác, doanh nghiệp nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tham gia góp ý chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế với tinh thần “tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Thủ tướng đề nghị các bạn bè, đối tác quốc tế cùng Việt Nam tiếp tục xây dựng mối quan hệ thật tốt, Việt Nam kiên trì, kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng trân trọng cảm ơn và đề nghị các doanh nghiệp, đối tác phát triển, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tích cực tham gia phát triển ngành logistics trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; “cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào”.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, sau những bước đi ban đầu với những thành tựu, tiền đề rất quan trọng, với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, cùng với đà tăng tốc, bứt phá, tâm thế mới, tư duy mới trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, ngành logistics Việt Nam hiện đang độ tuổi “thanh niên” sẽ tự tin, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhiều trung tâm dịch vụ logistics chất lượng cao gắn với các khu thương mại tự do, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu phải đi đầu trong quá trình này, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Hà Văn – Chinhphu.vn

Nguồn:https://baochinhphu.vn/thu-tuong-xay-dung-va-phat-trien-quoc-gia-thuong-mai-tu-do-102241202115630988.htm

Cùng chủ đề

[Chùm ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC/Petrovietnam

Tối ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà, động viên người lao động Dầu khí trên công trường chế tạo điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu). Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã nghe lãnh đạo Petrovietnam và...

Tinh gọn tổ chức bộ máy: Tạo sự thay đổi về chất

Phát biểu về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại hội nghị ngày 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ "Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị". Quả thực, về khoa học tổ chức thì mục tiêu quan trọng nhất của việc tinh gọn là nâng cao chất...

Cách mạng tinh gọn bộ máy: Việc phải làm và người quyết làm

Phải dùng 2 chữ thần tốc để diễn tả hết những gì đang diễn ra trong việc triển khai cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy. Sáng 1/12, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Trung ương lần đầu tiên công...

Bây giờ là lúc phải hành động để đất nước giàu mạnh, thịnh vượng

Trước các giải pháp mang tính đột phá, làm tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng được Thủ tướng đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Các chủ trương, chính sách phát triển đã khá đầy đủ, bây giờ là lúc phải hành động. Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 30/11, tại Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ rất cao, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với lịch sử của vùng đất Cố đô, mở ra một trang phát triển mới của địa phương trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Cũng như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

Nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Trong nhiều giải pháp, phát triển thị trường carbon là một trong những chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và góp phần thực hiện mục tiêu...

GELEX khẳng định vị thế với nhiều giải thưởng uy tín

Thành lập năm 1990, Tập đoàn GELEX phát triển ấn tượng cùng quá trình chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ qua. Nhiều tổ chức uy tín đã dành tặng cho doanh nghiệp này các giải thưởng, vinh danh uy tín, khẳng định vị thế của GELEX trong cộng đồng doanh nghiệp. Ông Lê Tuấn Anh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn GELEX nhận chứng nhận Top 50 Doanh nghiệp...

Hòa Phát sẵn sàng bắt tay vào sản xuất thép đường ray cho đường sắt

Tập đoàn Hòa Phát đang bắt đầu đàm phán, hợp tác hỗ trợ, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật với các đối tác, nhà cung cấp thiết bị sản xuất ray thép cho đường sắt. Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cùng đoàn cán bộ kỹ thuật đi học tập kinh nghiệm tại nhà máy sản xuất ray hàng đầu châu Âu - Voestalpine (Áo). Ảnh: VGP Sẵn sàng về công nghệ Trao đổi với Báo Điện tử...

Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung". Tham dự IPTP 11 có Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ...

Việt Nam sẵn sàng tham gia các diễn đàn để có thể phát huy vai trò, đóng góp của mình cho những vấn đề...

Ngày 23/11, tại Cung 7/1, Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh, diễn ra phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình và hòa giải". ICAPP-12 do CPP lần thứ hai đăng cai tổ chức từ ngày 21-24/11, có sự tham dự của 260 đại biểu thuộc các đảng chính trị đến...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Không đấu giá quyền khai thác khoáng sản khu vực chiến lược

Luật Địa chất và khoáng sản quy định không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với một số khu vực khoáng sản chiến lược, quan trọng. Sáng 29.11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Trước đó, trình bày Báo cáo tóm tắt về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh, thành và dự kiến hoàn thành vào năm 2035. Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại...

Kỳ họp Quốc hội thứ 8 có những tác động mang tính chất thời đại

Trong kỳ họp này, nhiều dự án luật có tính chất phức tạp, nhạy cảm, phạm vi rộng cũng đã được Quốc hội xem xét một cách thấu đáo và tập trung tháo gỡ nhiều vướng mắc được coi là điểm nghẽn. Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã kết thúc. Trong kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, dân chủ, trí tuệ, Kỳ họp thứ 8 đã hoàn thành 51 nội dung của...

Nguyễn Nhật Ánh lần đầu nhận Giải thưởng Sách quốc gia, sử gia Nguyễn Đình Tư được yêu quý

Là tác giả ăn khách nhất Việt Nam hiện nay nhưng lần đầu tiên sau 7 mùa giải, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được trao Giải thưởng Sách quốc gia với tác phẩm ‘Mùa hè không tên’, hạng mục giải thưởng Sách được bạn đọc yêu thích. Sử gia Nguyễn Đình Tư (thứ hai bên phải) nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024 - Ảnh: TTXVN Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia 2024 diễn ra tối 29-11...

Cùng chuyên mục

Giới trẻ trải nghiệm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành địa điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn ghé thăm dịp cuối tuần. Dantri.com.vn

Kho tư liệu hình quý giá tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Khi đến với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bên cạnh hơn 150.000 hiện vật giúp khách tham quan hiểu hơn về một thời lịch sử hào hùng, những thước phim tư liệu quý được trình chiếu sinh động cũng góp phần mang lại cho người xem cái nhìn chân thực về quá khứ. Hà Linh/Báo Tin tức Nguồn:https://video.baotintuc.vn/kho-tu-lieu-hinh-quy-gia-tai-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-post18978.html

Nhớ về lịch sử hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nhằm tìm hiểu về các giá trị lịch sử của dân tộc, sáng 25/11, các đại biểu Quốc hội đã đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là 1 trong 6 bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đứng đầu hệ thống các bảo tàng trong quân đội. Thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, thông qua 150.000 hiện vật, các đại biểu Quốc hội đã được nghe giới thiệu về 6 chủ...

Tinh gọn tổ chức bộ máy: Tạo sự thay đổi về chất

Phát biểu về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại hội nghị ngày 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ "Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị". Quả thực, về khoa học tổ chức thì mục tiêu quan trọng nhất của việc tinh gọn là nâng cao chất...

Cách mạng tinh gọn bộ máy: Việc phải làm và người quyết làm

Phải dùng 2 chữ thần tốc để diễn tả hết những gì đang diễn ra trong việc triển khai cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy. Sáng 1/12, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Trung ương lần đầu tiên công...

Mới nhất

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

VOV.VN - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cũ Hà Nội (số 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm), từ nay đến hết ngày 3/9/2024.   Triển...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương tháp tùng Phó Thủ tướng Trần …

Cuộc gặp gỡ thu hút sự tham gia của các công ty hàng đầu Phần Lan như Oilon, Merus Power, Operon, Hermia Business, Trung tâm năng lượng Vassa (Vaasa Energy Cluster) và Wärtsilä. Các doanh nghiệp này mang đến loạt giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giảm phát...

Loại quả giàu vitamin C gấp 3 lần cam, 10 lần cà chua, 20 lần táo khiến da đẹp mịn màng

Bên cạnh tác dụng tăng cường sức đề kháng, vitamin C trong loại quả này còn là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể, nuôi dưỡng làn da trắng đẹp, mịn màng. ...

Tăng tốc doanh thu cuối năm với kem pha chế Tân Nhất Hương

Mùa cuối năm luôn là thời điểm vàng để các quán cà phê, trà sữa tăng tốc doanh thu. Hiểu được nhu cầu đó, Tân Nhất Hương đã phát triển các dòng kem pha chế có hương vị độc đáo, giúp quán nâng cấp thực đơn, tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng. Latte Toffee Caramen - Sự...

Báo Giáo dục và Thời đại kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Sáng 2/12, tại Hà Nội, báo Giáo dục và Thời đại - cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số...

Mới nhất