Trang chủNewsThời sựSớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung...

Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới

Tối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 1.
Thủ tướng tham quan và làm việc tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 2.
Thủ tướng nghe giới thiệu về dự án Trạm biến áp ngoài khơi do PTSC sản xuất – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, Thủ tướng và các đại biểu đã tham quan Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC, với các sản phẩm chân đế, trạm biến áp điện gió ngoài khơi do PTSC chế tạo.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 3.
Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 4.
Thủ tướng nói chuyện, động viên và tặng quà đội ngũ kỹ sư trung tâm Công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới

Chuỗi sự kiện bao gồm 5 sự kiện: Lễ hạ thủy và bàn giao 33 chân đế điện gió ngoài khơi dự án Greater Changhua 2b&4 (CHW2204) cho khách hàng Orsted (Đan Mạch); lễ ký hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho các khách hàng quốc tế tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương; lễ khởi công chế tạo 4 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Baltica 02 tại biển Baltic – một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới; lễ khởi công giàn công nghệ trung tâm của chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn; lễ trao hợp đồng FSO mỏ Lạc Đà Vàng.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 5.
Thủ tướng dự Lễ hạ thủy và bàn giao 33 chân đế điện gió ngoài khơi dự án Greater Changhua 2b&4 (CHW2204) cho khách hàng Orsted (Đan Mạch) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Petrovietnam, với dự án CHW2204 cho khách hàng Orsted (Đan Mạch) – nhà đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi số một thế giới hiện nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn trong lĩnh vực rất mới là năng lượng tái tạo ngoài khơi, lần đầu tiên ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới. Dự án gồm 33 chân đế, mỗi chân đế cao khoảng 85 m và nặng khoảng 2.300 tấn, tạo hơn 3.000 việc làm cho PTSC với gần 100 nhà cung cấp trong nước.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 6.
Thủ tướng dự lễ khởi công chế tạo 4 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Baltica 02 tại biển Baltic – một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Còn với dự án điện gió ngoài khơi Baltica 02 tại biển Baltic – một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới, đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu và xuất khẩu các trạm biến áp điện gió ngoài khơi sang châu Âu.

Đây là những dự án quan trọng, khẳng định Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và PTSC đang chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ duy trì vị thế vững vàng trong lĩnh vực dầu khí truyền thống, mà còn tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Đồng thời, tạo ra những thay đổi chiến lược trong ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam, góp phần hình thành nên trung tâm công nghiệp về năng lượng tái tạo của thế giới tại Việt Nam

Còn Chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn là dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí có quy mô lớn tại Việt Nam, có sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3/năm trong 20 năm, là dự án dầu khí lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam với tổng mức đầu tư gần 12 tỷ USD. Trong đó, giàn công nghệ trung tâm của dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được thiết kế, mua sắm, thi công, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử tại Việt Nam.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 7.
Thủ tướng dự lễ khởi công giàn công nghệ trung tâm của chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn; lễ trao hợp đồng FSO mỏ Lạc Đà Vàng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Mỏ Lạc Đà Vàng nằm ở Lô 15-1/05 thuộc bể Cửu Long trên thềm lục địa phía đông nam Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 120 km về phía đông. Các kho FSO (dịch vụ khai thác, cung cấp các kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô) của mỏ có sức chứa thiết kế 500.000 thùng dầu thô, dự kiến được đưa vào vận hành vào nửa cuối năm 2026.

Petrovietnam cho biết, chuỗi sự kiện đánh dấu những cột mốc vô cùng đáng nhớ trong lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn. Đây không chỉ là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng truyền thống mà còn là sự mở rộng mạnh mẽ vào lĩnh vực mới, thể hiện tinh thần sáng tạo, đổi mới, khẳng định quyết tâm của tập đoàn trong việc làm mới động lực truyền thống và bổ sung động lực mới. Sự kiện càng ý nghĩa hơn khi diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành dầu khí (27/11/1961-27/11/2024).

Cùng việc với hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2024 (doanh thu đạt 1 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách 164 nghìn tỷ), việc triển khai các dự án trọng điểm quy mô siêu lớn, phức tạp, công nghệ cao như chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn và dự án Lạc Đà Vàng đã minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức để không ngừng phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 8.
Thủ tướng chứng kiến lễ ký hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho các khách hàng quốc tế tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Petrovietnam đã điều chỉnh chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu nâng tổng công suất đặt đạt 8.000-14.000 MW và tỉ trọng nguồn điện tái tạo chiếm 5-10% tổng công suất đặt của Petrovietnam. Đến 2045, Petrovietnam phấn đấu nâng công suất đặt chiếm 8-10% tổng công suất hệ thống điện Việt Nam và tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo chiếm 10-20% trong tổng công suất nguồn điện Petrovietnam.

Tại buổi lễ, đại diện tập đoàn Orsted đánh giá PTSC là đối tác tin cậy, cung cấp những chân đế an toàn và đạt chất lượng cao nhất, theo các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, sức khỏe và môi trường, hướng tới nhà cung cấp đẳng cấp thế giới. Điều này cũng cho thấy tầm nhìn, nỗ lực của Chính phủ, khẳng định năng lực của chuỗi cung ứng Việt Nam trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 9.
Phát biểu tại chuỗi sự kiện, Thủ tướng chúc mừng và ghi nhận nỗ lực rất lớn cùng những bước tiến vượt bậc của Petrovietnam và PTSC trong việc triển khai các dự án dầu khí chiến lược và các dự án năng lượng tái tạo – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát triển xứng tầm là tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia

Phát biểu tại chuỗi sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng và ghi nhận nỗ lực rất lớn cùng những bước tiến vượt bậc của Petrovietnam và PTSC trong việc triển khai các dự án dầu khí chiến lược và các dự án năng lượng tái tạo, trong đó riêng các dự án điện gió ngoài khơi có tổng giá trị hợp đồng khoảng 2 tỷ USD.

Thủ tướng cũng biểu dương những thành tựu mà Petrovietnam đạt được trong thời gian qua, nhất là năm 2024, trong đó có việc xử lý các dự án kéo dài như đưa dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vào hoạt động mà không cần phải bổ sung thêm ngân sách; tích cực thúc đẩy chuỗi dự án khí lô B, phấn đấu chậm nhất cuối năm 2026 có dòng khí đầu tiên.

Đặc biệt, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của Petrovietnam nhằm trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực như điện gió, năng lượng tái tạo, chứ không chỉ trong lĩnh vực dầu khí. Và với việc tái cơ cấu lại hoạt động, Petrovietnam đã đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách của cả nước năm 2024.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 10.
Thủ tướng mong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PTSC bứt tốc mạnh mẽ hơn, làm những việc lớn hơn, hiệu quả hơn, vượt qua chính mình, tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tốc độ tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, sau một thời kỳ có nhiều khó khăn của Petrovietnam, thay vì phải làm rất nhiều việc, thì việc thay cán bộ đã mang lại sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được, thắp lên niềm tin, khát vọng cho người lao động ngành dầu khí, cho thấy tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 11.
Trạm biến áp ngoài khơi do PTSC sản xuất – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những kết quả đạt được cũng cho thấy “không có gì là không thể”, quan trọng là chúng ta có quyết tâm làm và có biết cách làm không; thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, đúng thời điểm, trọng điểm là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công.

Thủ tướng mong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PTSC bứt tốc mạnh mẽ hơn, làm những việc lớn hơn, hiệu quả hơn, vượt qua chính mình, tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tốc độ tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới, đạt khoảng 15-20% mỗi năm; góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước đạt tốc độ cao hơn, đạt khoảng 8% trong năm 2025 và đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo và góp phần bảo vệ độc lập, thống nhất, chủ quyền, lãnh thổ của đất nước; phát triển xứng tầm là tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia, cùng cả nước tăng tốc, bứt phá, góp phần thực hiện bằng được các mục tiêu phát triển đất nước tới năm 2030 và 2045, xây dựng đất nước giàu mạnh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Theo Thủ tướng, phát triển xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn là xu thế của thế giới, là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm bằng được, càng sớm càng tốt, việc chuyển giao, làm chủ toàn bộ công nghệ điện gió ngoài khơi (gồm cả sản xuất turbin, cánh quạt gió, chân đế…), đồng thời đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, phát triển hạ tầng, đề xuất chính sách để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo trên tinh thần chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh.

Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới- Ảnh 12.
Sản phẩm chân đế của Trạm biến áp ngoài khơi do PTSC sản xuất – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị Tập đoàn Dầu khí đẩy mạnh hợp tác quốc tế, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam với các nước. Thủ tướng cảm ơn các đối tác nước ngoài hợp tác với Petrovietnam, mong tiếp tục thực hiện hợp tác với tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”.

Thủ tướng đề nghị tập đoàn tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần “nguồn lực bắt nguồn tư tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo”, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”.

Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo; các bộ, ngành cùng Petrovietnam đề xuất xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, trong đó có việc sửa đổi luật về quản lý, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các nghị định liên quan theo tinh thần cởi trói cho doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh định hướng đưa Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm năng lượng, trung tâm điện gió ngoài khơi không chỉ của quốc gia mà còn của thế giới, phát huy tinh thần chủ động của địa phương, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, trong đó có Petrovietnam.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-som-lam-chu-cong-nghe-dien-gio-ngoai-khoi-hinh-thanh-trung-tam-nang-luong-tai-tao-tam-co-the-gioi-383997.html

Cùng chủ đề

[Chùm ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC/Petrovietnam

Tối ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà, động viên người lao động Dầu khí trên công trường chế tạo điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu). Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã nghe lãnh đạo Petrovietnam và...

Điện gió ngoài khơi chờ cú hích từ Luật Điện lực sửa đổi

Nếu không có quy định mang tính đột phá, mở đường cho sự phát triển nguồn điện gió ngoài khơi thì khó đạt được mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch Điện VIII cũng như cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nếu không có quy định mang tính đột phá, mở đường cho sự phát triển nguồn điện gió ngoài khơi thì khó đạt được mục tiêu đặt ra tại Quy...

Làm gì để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên?

“Cần ít nhất 3 năm để xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi và bắt đầu đưa vào vận hành, đồng nghĩa với việc phải bắt đầu xây dựng vào năm 2027”, chuyên gia chia sẻ. Cần nhiều ưu đãi và cơ chế Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt vào tháng 5 năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu...

Doanh nghiệp ngoại muốn đổ tỷ USD vào điện gió ngoài khơi Việt, cơ hội nào?

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng quan tâm đến điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đang xúc tiến tìm cơ hội tham gia vào lĩnh vực này. Mong muốn triển khai dự án 4,6 tỷ USD ở Bình Định Cách đây ít hôm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với ông Per Hornung Pedersen, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc...

Dự án điện bối rối chờ chính sách

Trong khi các dự án năng lượng tái tạo vẫn mỏi mòn chờ đợi tháo gỡ khó khăn hay đưa ra các quy định rõ ràng để triển khai tiếp, thì các nhà đầu tư quan tâm điện gió ngoài khơi hay điện khí đang góp ý rất nhiều cho chính sách để có thể triển khai dự án. Trong khi các dự án năng lượng tái tạo vẫn mỏi mòn chờ đợi tháo gỡ khó khăn hay đưa ra...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công điện nêu: Trong năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ,...

Phấn đấu năm 2025 hoàn thành Dự án cao tốc Cần Thơ

Các Bộ ngành, địa phương liên quan nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu năm 2025 hoàn thành Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và năm 2026 cơ bản hoàn thành toàn tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Văn phòng...

Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

(TN&MT) - Ông Hoàng Văn Nghiệm – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn. Chiều 1/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh...

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 1-12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để giới thiệu và bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy.Cụ...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết...

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội...

Bài đọc nhiều

Nguyễn Khoa Diệu Khánh và hành trình vô địch đơn nữ bóng bàn Đông Nam Á

(Dân trí) - Tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đã gây bất ngờ khi giúp đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành tấm Huy chương vàng (HCV) ở nội dung đơn nữ giải vô địch Đông Nam Á 2024.   Cần phải nhấn mạnh rằng tấm HCV nội dung đơn nữ ở giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á 2024 (diễn ra ở Thái Lan từ ngày 19/11 đến 24/11) mà Diệu Khánh mang về cho đội tuyển bóng bàn...

Hành trình một năm xây dựng Luật Điện lực 2024: Khẩn trương – kỹ lưỡng – trách nhiệm – khoa học

TCCT Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.   Luật Điện lực năm 2024 thay thế Luật Điện...

Bí thư Cao Bằng Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

(Dân trí) - Ông Trần Hồng Minh vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Giao thông vận tải, sau hơn 3 năm đảm nhiệm cương vị Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa được Quốc hội thông qua chiều 28/11. Theo Nghị quyết này, ông Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được phê chuẩn bổ nhiệm giữ...

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tri ân những người “truyền lửa”

Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm chăm lo, có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục; xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác. Tại Việt Nam, ngày 20/11 hằng năm không chỉ đơn thuần là một ngày lễ của riêng những thầy cô giáo, mà còn là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người làm công...

Chạy ô tô, xe máy quá tốc độ chịu mức phạt kịch khung bao nhiêu?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ mới nhất, mức phạt kịch khung đối với người chạy ô tô, xe máy vượt quá tốc độ là phạt tiền đến 12 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đến 4 tháng.Cụ thể, điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng nêu ba mục tiêu, bảy giải pháp phát triển logistics

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại diễn đàn logistics Việt Nam 2024, nêu rõ các mục tiêu và giải pháp để thúc đẩy ngành logistics Việt Nam phát triển. ...

Thu phí dịch vụ “lối đi ưu tiên” tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều

Thông tin về thu phí dịch vụ ‘lối đi ưu tiên’ tại sân bay Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng và dư luận. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ trở thành sân bay đầu tiên trong 22 sân bay tại Việt Nam thí điểm thu phí dịch vụ “lối đi ưu tiên” tại khu vực kiểm tra an ninh soi chiếu 100.000 đồng/khách. ...

Ông Mai Tiến Dũng sa vào ‘vòng xoáy’ của Nguyễn Cao Trí như thế nào?

Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, hành vi của ông Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP) đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cáo buộc cho rằng, sau khi Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận 929 và Thông báo kết luận số 1103, Công ty Sài Gòn Đại Ninh (SGĐN) có nhiều lần gửi đơn đến lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn...

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Tòa án Nhân dân Tối cao

Sáng nay (2.12), tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Tòa án Nhân dân Tối cao, theo TTXVN. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-luong-cuong-lam-viec-voi-toa-an-nhan-dan-toi-cao-1429327.ldo

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. ...

Mới nhất

Học sinh trường huyện vô địch sáng tạo robot

Bốn cậu nhóc lớp 5 và lớp 7 học ở trường huyện đã vượt qua 144 đội để giành giải nhất hai bảng đấu của cuộc thi sáng tạo robotics toàn quốc 2024. ...

Cải thiện tỉ lệ học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên: Bắt đầu từ điều chỉnh thi cử

Cải thiện tỉ lệ học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn là chuyện của ngành giáo dục, mà là chuyện quốc gia đại sự. ...

Những món ăn nên tránh khi mắc huyết áp cao

Huyết áp cao hay tăng huyết áp có thể được kiểm soát bằng hoạt động thể chất đều đặn, duy trì cân nặng phù hợp và có một chế độ ăn uống hợp lý. ...

Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng thôn, người có uy tín, chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa...

(Bqp.vn) - Chiều 28/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng thôn, người có uy tín, chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Tây Nguyên năm 2024. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính...

Chuỗi hiệu sách lớn nhất Indonesia tối ưu chi phí nhờ chuyển đổi số

DNVN - Chuỗi hiệu sách lớn nhất Indonesia Gramedia chuyển đổi số với việc tích hợp công nghệ RFID vào hệ thống tự thanh toán và cổng ra tại mỗi cửa hàng. ...

Mới nhất