Trang chủNewsThời sựĐẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.






Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 


Công điện nêu: Trong năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai, thực hiện quyết liệt, hiệu quả quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP; công tác THTK, CLP đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, tài chính, ngân sách, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước; nhận thức, trách nhiệm về THTK, CLP của các bộ, ngành, địa phương được nâng lên.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP vẫn còn tồn tại, hạn chế: tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để; giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn và việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 còn chậm; vi phạm trong quản lý sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản, môi trường vẫn còn xảy ra; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng… Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh nguyên nhân do một số quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thì nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP.

Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị. Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP và Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2024.

2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP; các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP năm 2024 theo định hướng, chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về THTK, CLP. Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xóa bỏ cơ chế “xin-cho”; phân cấp, phân quyền cho cơ quan, địa phương có thẩm quyền giải quyết và chịu trách nhiệm. Tăng cường thực hiện giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong phục vụ Nhân dân.

3. Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác THTK, CLP, trong đó tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi Luật THTK, CLP (Luật số: 44/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013); rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế – kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Tiếp tục thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác THTK, CLP để bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng các nguồn lực Nhà nước.

4. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến THTK, CLP nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội; xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí, đưa THTK, CLP trở thành tự giác, tự nguyện. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP; thực hiện các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.

5. Tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau:

a) Về quản lý ngân sách nhà nước: Tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển, nhất là các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng, thiết yếu. Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động để tinh gọn đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công: Khẩn trương triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Tăng cường tổ chức thực hiện Luật Đầu tư công, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, kiên quyết cắt giảm các thủ tục không cần thiết. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Thường xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 từ các dự án không giải ngân hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân và có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi, giám sát tiến độ dự án đầu tư công.

c) Về quản lý, sử dụng tài sản công:

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Trong đó, tập trung thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, xây dựng Cơ sở dữ liệu thành phần để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước; tổng hợp kết quả rà soát, xử lý gửi Bộ Tài chính trước ngày 08 tháng 12 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2024.

Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm công tác Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2024, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

d) Về quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quản lý đất đai; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế. Công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; rà soát, đánh giá đúng thực trạng các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, đề xuất các giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm giải phóng nguồn lực đất đai, đẩy nhanh việc thực hiện dự án, đưa đất đai vào sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai.

đ) Về quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: (1) Hoàn thành việc sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; (2) Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, đổi mới quản trị, công nghệ, cơ cấu lại sản phẩm, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo quy định và kế hoạch việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Bộ Tài chính phối hợp với Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp kiểm tra tình hình phê duyệt Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất giải pháp xử lý đối với các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước chưa phê duyệt Đề án theo Kế hoạch đề ra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2025.

e) Về tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động:

Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quản lý chặt chẽ thời gian lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng, đảm bảo năng suất, hiệu quả công việc và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức trong khu vực Nhà nước.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính. Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Chuyển đổi số toàn diện việc thực hiện thủ tục hành chính, nhất là hoạt động cấp phép, chuyển mạnh sang cấp phép tự động dựa trên ứng dụng công nghệ, dữ liệu số.

6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành, trong đó tập trung lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.

7. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

– Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác THTK, CLP, đề xuất sửa đổi Luật THTK, CLP (Luật số: 44/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013).

– Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả và đề xuất phương án xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.

– Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

8. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

9. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc; xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/day-manh-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-684966.html

Cùng chủ đề

Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?

Thành phần dinh dưỡng của rau húng quếĐể tìm hiểu về tác dụng của việc ăn rau húng quế hàng ngày, trước tiên bạn cần biết về thành phần dinh dưỡng có trong rau húng quế. Báo Lao động dẫn nguồn trang Indianexpress trích lời tiến sĩ Sanjay Kumar, bác sĩ đa khoa, Bệnh viện Cygnus Laxmi (Ấn Độ) cho biết, lá húng quế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có đặc tính...

Bảo Việt phát triển bền vững, xứng tầm vị thế Thương hiệu Việt

Lễ công bố các doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2024 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (VBCSD) tổ chức diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của các Lãnh đạo các ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ chức và gần 300 đại biểu doanh nghiệp.Bảo Việt sẽ chi trả cổ tức hơn 745 tỷ đồng...

Chi tiết về sắp xếp đơn vị hành chính tại Quảng Nam

Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Nam giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã. Sáng 2/12, Quảng Nam tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh này giai đoạn 2023-2025. Theo đó, Quảng Nam sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 471,64km2, quy mô dân số 35.438 người của huyện Nông Sơn vào...

Giá cà phê trải qua tuần tăng sốc

Giá cà phê Arabica tăng hơn 5% lên 7.011 USD/tấn chạm mức cao nhất trong 47 năm; giá cà phê Robusta đã từng vượt mốc 5.500 USD/tấn, thiết lập đỉnh lịch sử mới. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối trái chiều trong tuần giao dịch vừa qua (25/11 - 1/12). Đóng cửa tuần, lực bán chiếm ưu thế kéo chỉ số...

Lộ diện hành tinh mới cực hiếm, 1 năm bằng 21 giờ Trái Đất

(NLĐO) - TOI-3261b nằm trong chòm sao Thủy Xà (Hydrus) và thuộc về một loại hành tinh tưởng chừng không thể hình thành. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét về đêm và sáng sớm

(ĐCSVN) - Hôm nay (2/12), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét về đêm và sáng sớm, vùng núi có nơi dưới 16 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.   ...

Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore luôn đoàn kết, hướng về đất nước

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore. ...

Đóng điện trạm biến áp 110kV Khu Công nghiệp Phong Điền

(ĐCSVN) - Đúng 15h ngày 01/12/2024, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án trạm biến áp (TBA) 110 kV khu công nghiện Phong Điền và đấu nối. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(ĐCSVN) - Ngày 01/12/2024, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã có cuộc điện đàm với đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. ...

Liên tiếp xảy ra 9 trận động đất tại Kon Tum, có trận mạnh nhất 4 độ richter

(ĐCSVN) - Chỉ trong hai ngày 30/11 và 1/12, liên tiếp đã có 9 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trong đó, 3 trận động đầu xảy ra ngày 30/11 có độ lớn lần lượt là 4 và 3.8 và 3.4 độ richter khiến người dân cảm nhận rõ rệt đợt rung chấn mạnh. ...

Bài đọc nhiều

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

OpenAI bị các tổ chức tin tức cáo buộc sử dụng nội dung trái phép

(CLO) Ngày 29/11, 5 công ty truyền thông tin tức của Canada đã đệ đơn kiện chống lại chủ sở hữu ChatGPT là OpenAI, cáo buộc công ty trí tuệ nhân tạo này thường xuyên vi phạm bản quyền và các điều khoản sử dụng trực tuyến. ...

Nguyễn Khoa Diệu Khánh và hành trình vô địch đơn nữ bóng bàn Đông Nam Á

(Dân trí) - Tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đã gây bất ngờ khi giúp đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành tấm Huy chương vàng (HCV) ở nội dung đơn nữ giải vô địch Đông Nam Á 2024.   Cần phải nhấn mạnh rằng tấm HCV nội dung đơn nữ ở giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á 2024 (diễn ra ở Thái Lan từ ngày 19/11 đến 24/11) mà Diệu Khánh mang về cho đội tuyển bóng bàn...

Hành trình một năm xây dựng Luật Điện lực 2024: Khẩn trương – kỹ lưỡng – trách nhiệm – khoa học

TCCT Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.   Luật Điện lực năm 2024 thay thế Luật Điện...

Bí thư Cao Bằng Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

(Dân trí) - Ông Trần Hồng Minh vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Giao thông vận tải, sau hơn 3 năm đảm nhiệm cương vị Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa được Quốc hội thông qua chiều 28/11. Theo Nghị quyết này, ông Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được phê chuẩn bổ nhiệm giữ...

Cùng chuyên mục

Chi tiết về sắp xếp đơn vị hành chính tại Quảng Nam

Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Nam giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã. Sáng 2/12, Quảng Nam tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh này giai đoạn 2023-2025. Theo đó, Quảng Nam sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 471,64km2, quy mô dân số 35.438 người của huyện Nông Sơn vào...

Phước Sơn (Quảng Nam) : Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn ở vùng DTTS

Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà trường, đoàn thể cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn này. Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống...

Mỹ bác bỏ ý tưởng trao trả vũ khí hạt nhân cho Ukraine

(CLO) Nhà Trắng đã khẳng định không xem xét khả năng trả lại cho Ukraine các vũ khí hạt nhân mà nước này đã từ bỏ sau khi Liên Xô tan rã, theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết vào Chủ nhật. ...

Cam kết thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra nhưng 2 năm chỉ hoàn thành 1 nội dung

(NLĐO) - Về kết luận thanh tra dự án Khu nhà ở Tam Thai, phường An Cựu, TP Huế, Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên - Huế và cơ quan liên quan vẫn chưa khắc phục xong ...

Động đất tại Kon Tum gây sạt lở đá xuống ngôi làng ở Quảng Nam

Kinhtedothi-Liên tiếp 6 trận động đất tại huyện Kon Plông (Kon Tum) đã gây dư chấn mạnh, làm hàng chục tảng đá lớn lăn xuống làng Tu Hon, xã Trà Don, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), đe dọa tính mạng 17 hộ dân cùng điểm trường mẫu giáo. Chiều 1/12, đại diện UBND xã Trà Don (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết đã kiểm tra hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại làng Tu...

Mới nhất

Phước Sơn (Quảng Nam) : Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn ở vùng DTTS

Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà...

Xuất khẩu 76,3 tỷ USD hàng hóa sang thị trường CPTPP

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP đạt 76,3 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, tong đó, xuất khẩu đạt 41,4 tỷ USD, tăng 11,6%; nhập khẩu đạt 34,8 tỷ USD, tăng 7,5%. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP đạt 76,3 tỷ USD, tăng 9,6%...

Mỹ bác bỏ ý tưởng trao trả vũ khí hạt nhân cho Ukraine

(CLO) Nhà Trắng đã khẳng định không xem xét khả năng trả lại cho Ukraine các vũ khí hạt nhân mà nước này đã từ bỏ sau khi Liên Xô tan...

Áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản trong năm 2025

Dù thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực, nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại về rủi ro chậm trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp địa ốc trong năm sau. Dù thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực, nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại về...

Cam kết thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra nhưng 2 năm chỉ hoàn thành 1 nội dung

(NLĐO) - Về kết luận thanh tra dự án Khu nhà ở Tam Thai, phường An Cựu, TP Huế, Công ty CP Xây...

Mới nhất