Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc giữa thách thức 'thương chiến Trump 2.0'

Trung Quốc giữa thách thức ‘thương chiến Trump 2.0’

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm qua (1.12, theo giờ VN) yêu cầu các nước khối BRICS cam kết không tạo ra loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế USD. Nếu không thì BRICS phải đối mặt mức thuế 100% khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

BRICS là viết tắt chữ cái 5 thành viên đầu tiên của khối gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Nhưng khối này nay có thêm các thành viên: Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE.

Áp lực nhiều phía

Thực tế, ngay từ quá trình vận động tranh cử, ông Trump đã đe dọa có thể áp thuế đến 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Sau đó, ông cũng đã xây dựng một “bộ sậu” làm chính sách đối ngoại và tài chính thương mại có xu hướng “chơi rắn”. Mới đây, ông Trump tuyên bố trước mắt sẽ “chào sân” việc áp thuế hàng hóa Trung Quốc ở mức 10% và sẵn sàng tăng lên.

Trung Quốc giữa thách thức 'thương chiến Trump 2.0'- Ảnh 1.

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang trì trệ

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức tồn đọng và nỗ lực giải quyết chưa hiệu quả. Trước hết là thị trường bất động sản. Tờ Nikkei Asia ngày 29.11 dẫn số liệu được công bố bởi Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay tiền sử dụng đất mà nước này thu được lũy kế từ tháng 1 – 10 là 2.700 tỉ nhân dân tệ (khoảng 372 tỉ USD), giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận là năm thứ 3 liên tiếp giảm. Đây là một trong các nguồn thu chính cho ngân sách ở nhiều địa phương của Trung Quốc. Nhu cầu về đất đai đã giảm mạnh khi suy thoái bất động sản kéo dài nên các nhà phát triển bất động sản hạn chế mở thêm dự án mới. Theo cơ quan thống kê của Trung Quốc, tính theo diện tích sàn thì doanh số bán nhà từ tháng 1 – 10 đã giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy những biện pháp giải cứu thị trường bất động sản được chính quyền đưa ra từ vài tháng trước vẫn chưa cho thấy hiệu quả đột phá.

Theo công bố hồi tuần trước, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất trong tháng 11 đạt 50,3 điểm, cao hơn so với mức 50,1 điểm hồi tháng 10. Kết quả này phản ánh một số biện pháp kích thích kinh tế đã phát huy tác dụng. Nhưng theo giới phân tích, đây chỉ mới là cải thiện trong ngắn hạn và thời gian tới có thể đối mặt nhiều khó khăn hơn. Không những vậy, PMI phi sản xuất (bao gồm các lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đã giảm từ mức 50,2 điểm của tháng 10 xuống còn 50 điểm trong tháng 11.

Chính vì thế, giới phân tích nhận định Trung Quốc vẫn cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp kích thích kinh tế đủ mạnh, thì mới hy vọng giải quyết tình trạng trì trệ hiện nay.

Viễn cảnh khó khăn

Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings đã đưa ra các nhận định về tình hình kinh tế Trung Quốc thời gian tới nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại, như tăng thuế.

Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế thương mại của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của nước này. Vì mức tăng trưởng xuất khẩu lẫn đầu tư sẽ giảm sút. Thậm chí, việc đầu tư sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi Mỹ chưa chính thức tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, do nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro. Những điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập và niềm tin của người dân, dẫn đến sự hạn chế chi tiêu làm ảnh hưởng tiêu dùng ngay trong chính thị trường nội địa Trung Quốc.

Do đó, S&P Ratings dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 4,8% vào năm 2024, rồi lần lượt giảm còn 4,1% vào năm 2025 và 3,8% vào năm 2026. Mức dự báo tăng trưởng của năm 2025 và 2026 lần lượt 0,2 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo của S&P Ratings đưa ra hồi tháng 9. Không những vậy, nếu quả thực bị Mỹ áp thuế lên đến 60%, mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể còn dưới 2% vào năm 2026. 

Trung Quốc chuẩn bị “đồ chơi” đối phó Mỹ

Tờ Asia Times ngày 1.12 đưa tin Trung Quốc vừa thông qua danh sách gồm 700 mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu. Trong đó có nhiều mặt hàng mà Mỹ rất cần để phát triển các sản phẩm quan trọng, đặc biệt về công nghệ. Điển hình danh sách này bao gồm đất hiếm cùng một số linh kiện công nghệ cơ bản mà lâu nay Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc. Danh mục hạn chế xuất khẩu trên có hiệu lực từ ngày 1.12. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa thông tin chi tiết về việc hạn chế.

Vào tháng 8.2023, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với gallium và gecmani. Trong đó, gallium được sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp, thường được sử dụng để nâng cao tốc độ truyền và tăng hiệu quả của radar.




Nguồn: https://thanhnien.vn/trung-quoc-giua-thach-thuc-thuong-chien-trump-20-185241201194605711.htm

Cùng chủ đề

Bệnh nhân BHYT nhẹ gánh lo

Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Bệnh nhân BHYT nhẹ gánh lo; Thấp thỏm với môn thứ 3 kỳ thi lớp 10… là những bài viết đáng chú ý ...

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc thắng F-22 của Mỹ

(CLO) Trung Quốc và Mỹ tự hào có những máy bay chiến đấu tàng hình đáng gờm nhất thế giới, nhưng loại nào chiếm ưu thế hơn? Một trận chiến mô phỏng giữa máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc và Mỹ đã cho thấy câu trả lời. ...

Tỉ phú Ấn Độ lần đầu lên tiếng sau khi bị Mỹ truy tố

Tỉ phú Ấn Độ Gautam Adani lần đầu lên tiếng về những cáo buộc của Mỹ - tố ông liên quan âm mưu hối lộ để giành những hợp đồng béo bở. ...

Bão tuyết tấn công nước Mỹ

Khối không khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống đang gây ra đợt giá rét ảnh hưởng hầu hết lục địa nước Mỹ trong cuối tuần này, trong đó một số vùng miền bắc và đông bắc hứng chịu đợt bão tuyết giữa...

Quan chức Nga nói Moscow có thể khôi phục các cuộc thử hạt nhân

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm nay 30.11 tuyên bố Nga không loại trừ khả năng khôi phục các cuộc thử hạt nhân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày càng nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ?

Báo Financial Times hôm qua cho hay số lượng binh sĩ Ukraine đào ngũ trong năm nay nhiều hơn tổng 2 năm 2022 - 2023 khi xung đột nổ ra. ...

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Ông Trump ăn tối với tỉ phú Mark Zuckerberg

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 27.11 dùng bữa tối với CEO Meta Mark Zuckerberg tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở tiểu bang Florida (Mỹ) để thảo luận về 'chính quyền tương lai'. ...

Hamas tung “đòn tâm lý” trước khi đàm phán về con tin, Israel lên tiếng

Israel khẳng định với gia đình con tin Alexander rằng sẽ làm việc không mệt mỏi để đưa các con tin về nhà.

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

Cùng chuyên mục

Ngày càng nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ?

Báo Financial Times hôm qua cho hay số lượng binh sĩ Ukraine đào ngũ trong năm nay nhiều hơn tổng 2 năm 2022 - 2023 khi xung đột nổ ra. ...

Du học sinh Việt tình nguyện giúp cảnh sát Nhật đối phó tội phạm

Nhiều du học sinh Việt giúp cảnh sát Nhật Bản xác định những nội dung liên quan hoạt động phi pháp trên mạng xã hội trong sáng kiến đang áp dụng tại tỉnh Saitama. ...

EU cảnh báo tình trạng bạo lực, đảng cầm quyền bị tố gian lận

Ngày 1/12, Đại diện Cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas đã cảnh báo chính quyền Gruzia về hành vi bạo lực nhằm vào những người biểu tình phản đối quyết định tạm hoãn kế hoạch gia nhập EU của nước này.

Nga có động thái bất ngờ ở Syria, hé lộ tình hình ngày càng trầm trọng trong khu vực

Nhà báo Iran, Khayal Muazzin, dẫn nguồn tin tiết lộ Trung tướng Sergei Kisel, người đảm nhiệm cương vị Chỉ huy quân đội Nga ở Syria, đã bị cách chức mà chưa có sự xác nhận chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga. Sự thay đổi lãnh đạo quân sự của Nga ở Syria có thể là do tình hình ngày càng trầm trọng trong khu vực.

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Vào những ngày cuối tháng 11, việc Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon đạt được thoả thuận ngừng bắn do Mỹ và Pháp làm trung gian là một tin vui hiếm hoi cho người dân ở khu vực vốn chìm trong khói súng hơn 14 tháng qua. Nhưng niềm vui của họ liệu có được kéo dài?

Mới nhất

Thầy giáo ở Hà Nội từng dạy thêm 6 ca/ngày chỉ cách để học sinh biết tự học

Trong 30 năm dạy học tự do, tôi thấy nhiều học sinh đạt danh hiệu giỏi không có thói quen tự đọc lý thuyết và làm bài tập trong SGK, sách bài tập. Phải chăng phương pháp dạy học thụ động - học sinh chủ yếu ghi chép bài giảng là nguyên nhân chính? Sự học của mỗi người là...

Ngày càng nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ?

Báo Financial Times hôm qua cho hay số lượng binh sĩ Ukraine đào ngũ trong năm nay nhiều hơn tổng 2 năm 2022...

Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam

Tuyến Quốc lộ 14D kết nối đường Hồ Chí Minh với Cửa khẩu quốc tế Nam Giang là một trong những tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và cũng là một phần của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây 2. Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ...

Thừa Thiên Huế công bố 37 khu đất đấu thầu chọn nhà đầu tư

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố 37 khu đất đấu thầu thực hiện dự án khu dân cư, khu đô thị, và các khu đất đấu thầu chọn nhà đầu tư theo quy định. Thừa Thiên Huế công bố 37 khu đất đấu thầu chọn nhà đầu tưUBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố 37 khu đất...

Mới nhất