Trang chủNewsThời sựPhát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng...

Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại

Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự tiến trình hiện đại…

Mốc son quan trọng cho sự phát triển của tỉnh và bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương vừa được Quốc hội thông qua ngày 30/11 là thành quả có ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế.

Đây là một mốc son, là dấu ấn quan trọng mang tính lịch sử, không chỉ cho sự phát triển của tỉnh mà còn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa và lịch sử đặc trưng của Huế.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 1.

Cầu Phú Xuân và TP Huế nhìn từ bờ Nam sang bờ Bắc sông Hương.

Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của nhân dân, các trí thức, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các chuyên gia, các Ban, Bộ ngành Trung ương.

Đề án đầy đủ những căn cứ pháp lý, chính trị, thực tiễn và điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng Đề án với phương án mô hình đô thị nhằm sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp một cách hợp lý và đã đạt được sự đồng thuận cao.

“Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đảm bảo đúng định hướng, chỉ đạo, quan điểm, tư tưởng của Bộ Chính trị, sẽ tạo ra ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho Huế phát triển mà còn tạo điều kiện cho Huế khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh về vị trí, di sản, văn hóa và đóng góp thiết thực cho vùng, cho đất nước, tạo ra những vận hội mới để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược của địa phương, vùng và quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Đồng thời, sẽ giúp TP Huế bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”, ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 2.

Cầu Trường Tiền, Cồn Hến và một góc đô thị TP Huế nhìn từ trên cao.

Đây cũng là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịchy tế chuyên sâu đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra.

Trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua, các bước tiếp theo sẽ tập trung vào việc triển khai các kế hoạch và hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết này. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng một kế hoạch chi tiết để triển khai Nghị quyết.

Di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại

Theo ông Nguyễn Văn Phương, khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới sẽ là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổ chức hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

Việc sắp xếp nhân sự, cán bộ, viên chức sẽ phải được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 3.

Du khách vào tham quan Đại Nội Huế.

“Trong quá trình xây dựng đề án, tỉnh đã nghiên cứu và đánh giá kỹ, có phương án, lộ trình sắp bộ máy, nhân sự, việc này sẽ được triển khai một cách đồng bộ và đảm bảo theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Người đứng đầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết, để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng một trong những thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị.

Huế – định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương; phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống…

Quá trình phát triển của Huế luôn phải cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 4.

TP Huế nhìn từ bờ Bắc sang bờ Nam sông Hương.

“Một câu chuyện cụ thể là trong các cuộc họp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cơ quan liên quan, có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách thức phát triển mà không làm tổn hại đến giá trị văn hóa của thành phố, có những đề xuất đầu tư dự án lớn, nhưng nhiều lo ngại sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến các di tích và cảnh quan môi trường.

Vì vậy, Huế sẽ luôn đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, song luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa – mặc dù điều này có ảnh hưởng làm hạn chế một phần đến việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh…

Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại”, ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhấn mạnh, trong quá trình phát triển, tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển đô thị.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 5.

Cầu vượt sông Hương thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, TP Huế đang thi công.

Theo đó, quá trình xây dựng định hướng phát triển các quy hoạch có liên quan đã định hình và xác định rõ các không gian phát triển, phân định rõ khu vực dồn nén đô thị, không gian bảo vệ cảnh quan, không gian bảo vệ di sản và các khu vực tập trung phát triển các khu chức năng.

Với các bài toán quy hoạch cụ thể đã xây dựng được các khu vực không gian đô thị không làm ảnh hưởng đến các khu vực có di tích, việc này nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Trên cơ sở định hình về phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, tỉnh đã huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại.

Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, kết nối, tạo không gian, động lực phát triển mới như: Tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường Vành đai 3; Tập trung hoàn thành Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực I Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị…

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 6.

Công trình cầu qua cửa Thuận An thuộc dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế đang thi công.

Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch – công nghiệp – nông nghiệp phù hợp với các lợi thế của địa phương; trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương…

Đối với công tác bảo tồn di sản, tập trung đầu tư một số công trình dự án trùng tu, bảo tồn di tích Cố đô Huế, di tích xuống cấp nghiêm trọng; tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống; tăng cường hợp tác với tổ chức quốc tế và chuyên gia để áp dụng các phương pháp bảo tồn tiên tiến. Chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp văn hóa nhằm thu hút khách du lịch mà không làm tổn hại đến các di sản.

Các chương trình giáo dục cộng đồng về bảo tồn văn hóa đã được triển khai và tiếp tục tăng cường hơn nữa nhằm nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của di sản và cách thức bảo tồn.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 7.

Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Nhờ vào các giải pháp này, Huế sẽ không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra một mô hình phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống.

Ngày 30/11, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương, Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Huế giai đoạn 2023 – 2025.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển Huế theo hướng trở thành đô thị hiện đại, văn minh, thân thiện, tỉnh sẽ ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế – con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”.

Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và thân thiện để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển bền vững; khai thác các giá trị văn hóa, di sản để phát triển du lịch dịch vụ. Ưu tiên nguồn lực địa phương và huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện công tác bảo tồn di sản, công nghiệp văn hóa, tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật có quy mô tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tp-hue-truc-thuoc-trung-uong-phat-trien-dong-bo-giua-bao-ton-di-san-va-ha-tang-hien-dai-192241201075116297.htm

Cùng chủ đề

Cần có quy định ‘đón đầu’ sự phát triển của công nghệ số

Nhiều đại biểu Quốc hội kỳ vọng, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số cũng như thúc đẩy phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng này của nước ta. ...

Đóng điện DA dự án trạm biến áp 110kV KCN Phong Điền

(NLĐO)- Đây là Dự án có ý nghĩa quan trọng, cung cấp điện cho khu vực phía Bắc tỉnh Thừa Thiên- Huế - chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương ...

Di dời tàu hàng mắc cạn 7 năm trên vùng biển Thừa Thiên Huế

Tàu hàng Nam Vỹ 39 sau nhiều năm mắc cạn trên vùng biển Thừa Thiên Huế đã được di dời, không ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải tại khu vực. ...

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,...

Luật Điện lực 2024: Gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy dòng vốn đầu tư

DNVN - Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 30/11 đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm quy định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện số yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. ...

Gác những dầm cầu đầu tiên tại dự án cầu Đại Ngãi 2

Sau hơn một năm khởi công (15/10/2023), chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải) đã tổ chức thi công gác những dầm cầu đầu tiên tại dự án cầu Đại Ngãi 2. ...

Lạng Sơn có tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Hoàng Văn Nghiệm, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này vừa được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn. ...

Quy định sắp áp dụng đối với CSGT khi lập chốt kiểm soát, xử lý vi phạm

CSGT được sử dụng camera trang bị sẵn để ghi hình hoạt động kiểm soát của tổ công tác. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng. ...

Vì sao điều chỉnh thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức

Thời gian hoàn thành toàn tuyến đường bộ cao tốc Bến Lức - Long Thành được đề xuất lùi sang năm 2026 thay vì cuối năm 2025. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Nam sinh Việt lọt top thí sinh có điểm thi tiếng Anh cao nhất thế giới

Nam sinh lớp 11 Trần Ngọc Bảo khiến nhiều người thán phục khi vừa lọt "Top in the World" môn tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) với điểm số tuyệt đối trong kỳ thi IGCSE của Cambridge. Ngọc Bảo (lớp 11AS2 Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội) trở thành thí sinh có điểm cao nhất thế giới môn tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ở kỳ thi của Cambridge với điểm tuyệt đối 150/150 điểm....

Cùng chuyên mục

Bệnh nhân BHYT nhẹ gánh lo

Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Bệnh nhân BHYT nhẹ gánh lo; Thấp thỏm với môn thứ 3 kỳ thi lớp 10… là những bài viết đáng chú ý ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và năng lượng tái tạo

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Petrovietnam tập trung phát triển điện gió ngoài khơi, năng lượng tái tạo ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi

Tối 1/12, tại thành phố Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi và thăm Trung tâm Công nghiệp năng lượng và dịch vụ hậu cần cảng của PTSC.  (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-chuoi-su-kien-dau-khi-va-dien-gio-ngoai-khoi-post998501.vnp

Một học sinh tử vong dưới hồ nước ở Khu Công nghệ cao TP HCM

(NLĐO) - Nạn nhân là học sinh lớp 9, được 3 bạn học rủ đến hồ nước ở Khu Công nghệ TP HCM chơi nhưng không may bị đuối nước và tử vong. ...

Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore luôn đoàn kết, hướng về đất nước

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore. ...

Mới nhất

Cần có quy định ‘đón đầu’ sự phát triển của công nghệ số

Nhiều đại biểu Quốc hội kỳ vọng, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số cũng như thúc đẩy...

5 dấu hiệu cơ thể bắt đầu suy yếu

5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bắt đầu suy yếu; Phát hiện thời gian tập thể dục tối thiểu để giúp...

Mới nhất