TPO – TS Võ Thế Quân, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đông Đô (Hà Nội) cho rằng, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp tổ hợp các môn xã hội hiện nay chiếm 63%, tổ hợp các môn tự nhiên chiếm 37% là cảnh báo cho việc không đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cần thiết có giải pháp đồng bộ.
TPO – TS Võ Thế Quân, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đông Đô (Hà Nội) cho rằng, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp tổ hợp các môn xã hội hiện nay chiếm 63%, tổ hợp các môn tự nhiên chiếm 37% là cảnh báo cho việc không đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cần thiết có giải pháp đồng bộ.
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018 và cũng là năm đầu tiên các trường ĐH tuyển sinh khóa học sinh đầu tiên tốt nghiệp Chương trình mới.
TS Võ Thế Quân cho rằng, cần tạo cơ chế đồng bộ liên thông giữa phổ thông với ĐH trong việc tổ chức đào tạo, hướng nghiệp, thi tốt nghiệp và xét tuyển một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp và hiệu quả.
Với chương trình GDPT 2018, mỗi học sinh sẽ học 6 môn học bắt buộc, 2 hoạt động giáo dục bắt buộc, 4 môn học lựa chọn. Như vậy, việc lựa chọn môn học và lựa chọn các cụm chuyên đề dẫn tới chương trình học tập của học sinh rất đa dạng. Đây chính là mục đích của Chương trình GDPT 2018 hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp tương lai trong xã hội.
TS Quân nói, nhìn lại lịch sử thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH từ 1976 – 2014, học sinh cả nước thi vào ĐH theo 4 khối gồm: Khối A (Toán, Lý, Hóa); Khối C (Văn, Sử, Địa; Khối B (Toán, Hóa, Sinh); Khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ).
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018. |
Ở giai đoạn này thí sinh thi khối C chiếm tỷ lệ thấp do nghề nghiệp liên quan đến khối thi này ít hơn khối thi khác. Trong khi hiện nay tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp tổ hợp các môn xã hội chiếm 64%, tổ hợp các môn tự nhiên chiếm 36%. Đây là thực tế cảnh báo cho việc không đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH cần được quan tâm giải quyết.
Lịch sử từng có giai đoạn thí sinh thi khối C chiếm tỷ lệ thấp do nghề nghiệp liên quan đến khối thi này ít hơn khối thi khác. Trong khi hiện nay tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp tổ hợp các môn xã hội chiếm 64%, tổ hợp các môn tự nhiên chiếm 36%. Đây là thực tế cảnh báo cho việc không đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH cần được quan tâm giải quyết.
Từ năm 2025, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018, trong đó học sinh được hướng nghiệp từ lớp 10 với mục đích chính là xét tốt nghiệp và làm cơ sở cho tuyển sinh ĐH.
Phương án thi được cho là giảm áp lực cho học sinh khi giảm số lượng môn từ 6 xuống 4 môn (Toán, Ngữ văn, bài thi tự chọn 2 môn), tạo thành 36 tổ hợp môn thi, tăng áp lực cho công tác tổ chức thi trên phạm vi cả nước với hơn 1 triệu thí sinh.
Việc xét công nhận tốt nghiệp cũng có sự thay đổi khi đánh giá kết quả học tập 3 năm THPT chiếm 50% và kết quả thi chiếm 50%. Điều này được cho là đánh giá toàn diện năng lực của học sinh cả 3 năm THPT.
Nên thu hẹp tổ hợp thi tốt nghiệp
Theo TS Quân, để đạt được mục tiêu kết quả thi tốt nghiệp vừa đánh giá chất lượng GDPT mới vừa tạo cơ sở cho việc xét tuyển của các trường ĐH thì phải kết nối đồng bộ liên thông, các trường ĐH và phổ thông cần phối hợp đồng bộ để định hướng chọn nghề cho học sinh ngày từ đầu lớp 10
Các trường ĐH nên lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển truyền thống A (Toán, Vật lý, Hóa học); B (Toán, Hóa học, Sinh học); C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); D (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) vì đây là 4 tổ hợp phổ rộng đáp ứng nhu cầu đào tạo các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, Công nghệ/Khoa học kinh tế/Khoa học sức khỏe/Khoa học xã hội – nhân văn/Khoa học về sinh ngữ.
“Lịch sử giáo dục Việt Nam hàng chục năm qua đã cho thấy 4 tổ hợp truyền thống này là hợp lý, phản ánh những yêu cầu tối thiểu, cơ bản để chọn các ngành nghề ở bậc ĐH theo phổ rộng. Trong từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp có thể đặt yêu cầu cao hơn về một môn học nào đó. Ví dụ: Nếu tuyển vào Sư phạm Toán/Cử nhân Toán có thể môn Toán lấy hệ số 2; tuyển vào Sư phạm Hóa/Cử nhân Hóa có thể môn Hóa học lấy hệ số 2…”, ông nói.
Ngoài 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) các môn tự chọn nên là các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thuộc lĩnh vực KHTN và các môn Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Giáo dục Kinh tế Pháp luật thuộc lĩnh vực KHXH.
Với các môn học này có thể hình thành 4 tổ hợp thi tốt nghiệp (A: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học; B: Toán, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học; C: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; D: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục Kinh tế Pháp luật) tương ứng với 4 khối thi ĐH truyền thống A (Toán, Vật lý, Hóa học); B (Toán, Hóa học, Sinh học); C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); D (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ)
Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp trên để dự thi. Các môn thi độc lập có giá trị ngang nhau, không ghép 2 môn thi thành 1 bài thi tổ hợp.
Với phương án đó, số tổ hợp môn thi tốt nghiệp chỉ còn 4 và sẽ tạo thuận lợi hơn 36 tổ hợp như hiện nay, việc tổ chức thi, chuẩn bị đề thi sẽ rất phức tạp, khó khăn khi triển khai thực tế cho hơn 1 triệu học sinh cả nước.
Ngoài ra, với phương án đó, các trường THPT có điều kiện tổ chức học tập – hướng nghiệp cho học sinh có trọng điểm, đảm bảo chất lượng thi tốt nghiệp. Các trường ĐH sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển có nguồn tuyển sinh phong phú hơn, công tác tuyển sinh cũng gọn nhẹ hơn, chất lượng, hiệu quả hơn. Giải tỏa bất cập hiện nay về không cân xứng giữa nguồn tuyển sinh Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội (hiện nay đang lệch về KHXH, trong khi nhu cầu cần nhiều về KHTN).
Một ưu điểm nữa là sẽ tạo sự đồng bộ, liên thông gắn kết hiệu quả của GDPT theo định hướng nghề nghiệp, khớp nối với tuyển sinh vào các trường ĐH theo phổ nghề nghiệp rộng tạo cơ hội thích ứng với sự biến đổi nhanh của các ngành nghề trong tương lai khi trí tuệ nhân tạo tác động sâu, rộng vào nền kinh tế và đời sống xã hội sẽ hình thành nhiều ngành nghề mới và mất đi những ngành nghề cũ.
Ông cho rằng, trong lần sửa đổi Quy chế tuyển sinh ĐH sắp tới bên cạnh việc giao quyền chủ động tuyển sinh cho các trường ĐH, Bộ GD&ĐT cũng nên có định hướng cho các trường trong việc chọn tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với tổ chức đào tạo ở bậc phổ thông, duy trì ổn định 4 khối thi ĐH truyền thống làm chủ đạo, đảm bảo tính đồng bộ liên thông từ THPT đến xét tuyển ĐH, CĐ của cả hệ thống giáo dục.
Nguồn: https://tienphong.vn/can-co-su-dong-bo-giua-thi-tot-nghiep-va-tuyen-sinh-dai-hoc-post1696376.tpo