Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTàn tích "hành tinh tuyết" đã mất lộ ra trên đỉnh núi...

Tàn tích “hành tinh tuyết” đã mất lộ ra trên đỉnh núi ở Mỹ

(NLĐO) – Mắt xích còn thiếu để chứng minh giả thuyết về một hành tinh tuyết phủ tồn tại 700 triệu năm trước đã lộ diện.

Theo Science Alert, khoảng 700 triệu năm trước, Trái Đất đã nguội đi rất nhiều đến nỗi các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng nó đã biến thành một quả cầu tuyết hoàn toàn khác biệt với hình ảnh hành tinh xanh quen thuộc.

Kỷ băng hà toàn cầu này được cho là đã kéo dài suốt hàng chục triệu năm, tưởng chừng đã ngắt mạch tiến hóa của sự sống sơ khai trên hành tinh.

Tuy nhiên, điều kỳ diệu là sự sống Trái Đất không chỉ tồn tại mà được kích thích để bùng nổ mạnh mẽ, với sự sống đa bào xuất hiện lần đầu sau khi băng tan.

Tàn tích

Trái Đất có thể từng biến thành một hành tinh tuyết – Ảnh đồ họa: ĐẠI HỌC YALE

Nhưng các mảnh ghép của bức tranh “hành tinh tuyết” cổ xưa này vẫn còn thiếu.

Các bằng chứng về thời kỳ này chủ yếu được tìm thấy từ đá trầm tích lộ ra ở những khu vực từng nằm dọc theo bờ biển và các vùng biển nông vĩ độ cao, cũng như thông qua các mô hình khí hậu.

Từ lâu, các nhà khoa học luôn tìm kiếm bằng chứng vật lý cho thấy những vùng ấm áp ngày nay từng có băng tuyết phủ kín trong thời kỳ đó.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học địa chất tuyên bố đã tìm ra mắt xích còn thiếu đó trong một loại đá sa thạch cuội khác thường nằm bên trong đá granite tạo nên Đỉnh Pikes (Pikes Peak) ở bang Colorado – Mỹ.

Đỉnh Pikes, đỉnh núi cao nhất của dãy Rocky, ban đầu được người Ute đặt tên là Tavá Kaa-vi chính vì những tảng đá kỳ lạ này.

Nếu xẻ đôi một tảng đá, bạn sẽ thấy họa tiết kỳ lạ do một chất lỏng giàu cát như được tiêm vào đá từ thời cổ đại.

Một lời giải thích khả thi cho nguyên nhân tạo ra những khối đá sa thạch bí ẩn này là áp lực cực lớn của lớp băng phía trên – tồn tại khi địa cầu hóa “tuyết cầu” – đã khiến trầm tích trộn lẫn với nước tan chảy bị bơm vào lớp đá yếu bên dưới.

Các phương pháp nhằm xác định niên đại tiên tiến cho thấy quá trình bơm cát này đã xảy ra từ 690 đến 660 triệu năm trước.

Khung thời gian này có nghĩa là những khối đá sa thạch này được hình thành trong kỷ Thành Băng (Cryogenian), từ 720 triệu đến 635 triệu năm trước.

Tên này bắt nguồn từ “sinh ra trong thời tiết lạnh” trong tiếng Hy Lạp cổ đại và đồng nghĩa với sự biến động khí hậu tác động mạnh mẽ đến sự sống hành tinh, bao gồm cả việc cả địa cầu biến thành một hành tinh tuyết.

Như vậy, các mảnh ghép cuối cùng đã khớp.

Nguyên nhân gây ra thời tiết cực lạnh vào thời điểm đó vẫn đang được tranh luận, nhưng các lý thuyết phổ biến cho rằng điều này liên quan đến những thay đổi trong hoạt động kiến tạo trước đó.

Quá trình này có thể dẫn đến các hiện tượng như núi lửa phun đồng loạt và dữ dội, giải phóng các hạt vào khí quyển và chặn đi ánh nắng cần thiết để sưởi ấm hành tinh, tạo nên một “mùa đông núi lửa” khủng khiếp.



Nguồn: https://nld.com.vn/tan-tich-hanh-tinh-tuyet-da-mat-lo-ra-tren-dinh-nui-o-my-196241113112842202.htm

Cùng chủ đề

Tàu NASA tìm ra “nấm mộ kho báu” của một tàu vũ trụ khác

(NLĐO) - Chiến binh InSight của NASA đã bị nhuộm màu đỏ sau 2 năm ngưng hoạt động, nhưng vẫn để lại cho các nhà khoa học kho báu lớn. ...

Khoa học có thể đã lạc lối?

(NLĐO) - Hành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ. ...

Mặt Trăng có thể không phải do Trái Đất sinh ra

(NLĐO) - Các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp và Đức vừa tìm thấy bằng chứng có thể lật đổ giả thuyết về "gia đình" Trái Đất - Theia - Mặt Trăng. ...

Điều kỳ lạ vừa xảy ra ở nơi NASA tin có sự sống ngoài Trái Đất

(NLĐO) - Một "bóng ma" bí ẩn đã xuất hiện, lan rộng rồi lại tuyệt tích sau vài năm ở thế giới sự sống tiềm năng Enceladus. ...

Sự sống đang tồn tại ở nơi không có hành tinh?

(NLĐO) - Các nhà khoa học Anh và Mỹ đã chỉ ra một loại thế giới sự sống tiềm năng mới trong vũ trụ, khác xa với những tưởng tượng trước đây. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

(NLĐO) - Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu lần 2, giai đoạn 2024 - 2027. ...

Thành lập Đảng bộ thành phố Hoa Lư

(NLĐO)- Đảng bộ thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ thành phố Ninh Bình và Đảng bộ huyện Hoa Lư ...

Lãnh đạo TP HCM thăm gia đình các liệt sĩ hy sinh trong diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7

(NLĐO) - Ông Nguyễn Mạnh Cường khẳng định lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP HCM trân trọng ghi nhận sự hy sinh của các liệt sĩ ...

Cần cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân tài vào khu vực công

(NLĐO) - Theo các chuyên gia, môi trường làm việc an toàn, chế độ đãi ngộ tốt sẽ thu hút người có năng lực, nhân tài vào khu vực công. ...

Metro số 1 xảy ra sự cố bất ngờ ở ga Ba Son

(NLĐO) - Đại diện công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 cho biết tại 1 chuyến metro vừa xảy ra sự cố tại ga Ba Son. ...

Bài đọc nhiều

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện, nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của khu vực và thế giới. ...

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

(NLĐO) - Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây". ...

Lễ kỷ niệm 15 năm khai trương mạng di động Unitel tại Lào

NDO - Tối 19/11, tại thủ đô Vientiane, diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm chính thức kinh doanh di động của công ty Star Telecom với thương hiệu Unitel, là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lao Asia Telecom thuộc Bộ Quốc phòng Lào. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ...

Cùng chuyên mục

Australia sử dụng CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Australia đã chứng minh rằng có thể sử dụng sử dụng CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư. ...

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

(NLĐO) - Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây". ...

Thứ gì lật nghiêng lỗ đen quái vật trước mắt người Trái Đất?

(NLĐO) - Các nhà khoa học hoàn toàn bối rối trước sự kiện bí ẩn xảy ra với một lỗ đen quái vật không xa Ngân Hà. ...

Trung Quốc phát triển robot sạc năng lượng cho sứ mệnh Thường Nga 8

DNVN - Các nhà khoa học từ Trung Quốc đang chuẩn bị phát triển một robot đặc biệt trên Mặt Trăng để hỗ trợ cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ Thường Nga 8 (Chang'e-8). Kế hoạch dự kiến sẽ đưa Thường Nga 8 lên Mặt Trăng vào năm 2028. ...

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần tiến gần thông lệ quốc tế

NDO - Ngày 25/12 tại Hà, Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì Phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập về Luật  Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng,  Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần bám sát, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà...

Mới nhất

Nguyên nhân gây chảy máu mũi trong mùa lạnh

Trong mùa lạnh, độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi hoặc sưởi quá nóng cũng làm khô và hư niêm mạc mũi...

Ban Tuyên giáo Trung ương tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung...

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Xuân Tùng

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. Dự và trao Huy hiệu Đảng...

Australia sử dụng CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Australia đã chứng minh rằng có thể sử dụng sử dụng CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư. ...

Mới nhất