Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS. Từ dữ liệu này, các Bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 01/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế – xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.Sáng chủ nhật 1/12/2024 hàng trăm công nhân từ Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) sang VietcomBank Chi nhánh Bình Dương giao dịch ngân hàng. Nhưng bị bảo vệ đóng cửa không cho vào bên trong gây ra cảnh đông người nhốn nháo phía trước Chi nhánh ngân hàng, nhiều người còn bất bình trước hành xử của bảo vệ của Chi nhánh…Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau. Ông là Bàn Công Hiến ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.Thông thường, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đều thuộc lứa tuổi trung niên, cao niên, có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rõ về lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương. Tuy nhiên, tại nhiều bản làng ở Lai Châu, có những người trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín và họ đã phát huy tốt vai trò sức trẻ của bản thân đối với dân làng.Trong tháng 3/2024, có một người con gái dân tộc Thái duy nhất của tỉnh Sơn La được vinh danh trong đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) lần thứ X, năm 2023, đó là NSƯT Hà Thị Lĩnh (Hồng Lĩnh), Đội phó Đội múa của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La.Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch cộng đồng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất… Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị số 40), nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được tăng cường, khơi thông, đến gần hơn với người dân. Góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.Với trách nhiệm, kinh nghiệm của mình, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thi đua phát triển kinh tế. Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự, phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng các dân tộc.
PV: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Thời gian qua, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư vào những xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo đúng trọng tâm, đúng trọng điểm.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về giảm nghèo, công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các dự án giảm nghèo được thống nhất từ huyện đến cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phát huy được vai trò trách nhiệm trong công tác phối hợp vận động, tuyên truyền hội viên, Nhân dân tham gia thực hiện và giám sát các công trình dự án thuộc Chương trình giảm nghèo. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.
UBND huyện đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập tốt cho người nghèo. Đồng thời, chỉ đạo giải quyết kịp thời thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, về nhà ở, khám, chữa bệnh, học tập, vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ở xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, giảm nghèo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Với những nỗ lực và kết quả đã đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, đã có đóng góp tích cực vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.
Về cơ bản người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập.
Nhờ đó, đến hết năm 2023, toàn huyện còn 2.100 hộ nghèo, tỷ lệ 14,78%, giảm 5,85% so với năm 2022, tương đương giảm 586 hộ nghèo; còn 3.784 hộ cận nghèo, tỷ lệ 26,63%, giảm 5,75% so với năm 2022, tương đương giảm 431 hộ cận nghèo. Dự kiến hết năm 2024 sẽ giảm thêm 4-5%.
PV: Theo ông quá trình triển khai các chính sách giảm nghèo huyện Bình Gia đã và đang đối diện với những khó khăn, thách thức nào?
Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo, huyện Bình Gia còn nhiều vướng mắc, tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm đều đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra, tuy nhiên, giảm nghèo chưa bền vững, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, tỷ lệ giảm nghèo chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn.
Việc sử dụng các nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng, giải quyết việc làm, nhân rộng mô hình giảm nghèo… còn dàn trải, chưa tập trung, chưa phát huy hết hiệu quả, chưa khai thác được nội lực để thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án tại địa phương.
Đặc biệt, nguồn thu ngân sách huyện còn hạn chế nên việc cân đối, bố trí vốn đối ứng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững gặp khó khăn. UBND các xã, thị trấn và cộng đồng dân cư chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn các dự án, mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất.
Nguyên nhân do nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo ở một số cơ sở chưa thực sự chủ động, chưa sâu sát, quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo; công tác bố trí cán bộ theo dõi về giảm nghèo tại một số xã, thị trấn chưa được quan tâm.
Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, còn trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản triển khai thực hiện và hướng dẫn có nhiều nội dung thay đổi so với giai đoạn trước và mới được ban hành, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện nhiều đơn vị còn chưa cập nhật kịp thời.
PV: Với những khó khăn, vướng mắc đã được chỉ rõ, huyện sẽ triển khai các giải pháp nào để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo?
Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Hiện nay, huyện Bình Gia đang tiếp tục phấn đấu thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo đảm bảo đạt trên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống; tập trung nguồn lực hỗ trợ xã khu vực III; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo giai doạn đến năm 2025 theo kế hoạch đã đề ra.
Theo đó, Bình Gia tiếp tục duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo bằng hình thức, nội dung phù hợp, đưa các chính sách đi vào đời sống để Nhân dân hiểu rõ, tích cực hưởng ứng, tham gia.
Bên cạnh đó, huyện sẽ thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ các Chương trình MTQG như giảm nghèo gắn với các chương trình dạy nghề, tạo việc làm, phát triển nông – lâm nghiệp, dịch vụ, giao thông, thủy lợi và các chương trình về y tế, chăm sóc trẻ em, giáo dục đào tạo…
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chính sách hỗ trợ người nghèo, xã nghèo trên địa bàn huyện; áp dụng các cơ chế đặc thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; huy động các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia vào việc thực hiện các dự án của Chương trình, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Đồng thời, huy động vận động mọi nguồn lực tổ chức thực hiện chương trình, tập trung hỗ trợ cho các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng khó khăn, đông đồng bào DTTS sinh sống, để tạo điều kiện cho các hộ nghèo vùng khó khăn từng bước cải thiện đời sống, tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nguồn: https://baodantoc.vn/binh-gia-lang-son-tap-trung-moi-nguon-luc-dau-tu-de-xoa-doi-giam-ngheo-1733015408712.htm