Nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, bà con DTTS ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.Ngày 30/11, tại TP. Cần Thơ, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đường sông và công bố tuyến du lịch đường sông kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.Chiều tối 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc và Lê Thành Long; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.Thông thường, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đều thuộc lứa tuổi trung niên, cao niên, có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rõ về lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương. Tuy nhiên, tại nhiều bản làng ở Lai Châu, có những người trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín và họ đã phát huy tốt vai trò sức trẻ của bản thân đối với dân làng.Nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, bà con DTTS ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.Trong tháng 3/2024, có một người con gái dân tộc Thái duy nhất của tỉnh Sơn La được vinh danh trong đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú ( NSƯT) lần thứ X, năm 2023, đó là NSƯT Hà Thị Lĩnh (Hồng Lĩnh), Đội phó Đội múa của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La.Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch cộng đồng.Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất… Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Gọi tắt là Chỉ thị số 40), nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được tăng cường, khơi thông, đến gần hơn với người dân. Góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia.Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.Với trách nhiệm, kinh nghiệm của mình, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi đua phát triển kinh tế. Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự, phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng các dân tộc.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiến hành thu thập thông tin về số chợ của xã/phường/thị trấn còn hoạt động tính đến ngày 01/7/2024. Dữ liệu thu thập được là cơ sở tham chiếu quan trọng để định hướng thực hiện chính sách, cân đối nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong những năm qua, thông qua nhiều chương trình, dự án của Nhà nước, huyện Đơn Dương đã xây dựng, triển khai các mô hình kinh tế hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS. Nhiều mô hình được bà con nhân rộng, điển hình như: Mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính với hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; Mô hình ứng dụng công nghệ IOT trong nông nghiệp; Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giải pháp quản lý tưới tiết kiệm nước trên cây rau, giúp người sản xuất tiết kiệm được chi phí đầu vào, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; Mô hình trồng hoa cát tường ngoài trời; mô hình trồng cây củ năng tập trung tại xã Próh với 350ha…
Đặc biệt, mô hình trồng bí Nhật trên đất lúa một vụ gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm, cho thu nhập gấp 3 – 6 lần trồng lúa. Với diện tích 24ha năm 2018, đến nay diện tích trồng bí Nhật tăng lên trên 200ha, tập trung tại các xã vùng DTTS như Tu Tra, Ka Đơn và Próh…
Huyện Đơn Dương hiện có trên 24.500 hộ dân, với gần 113 ngàn nhân khẩu, đồng bào DTTS chiếm trên 31% dân số toàn huyện. Nhiều năm qua, bà con DTTS nơi đây áp dụng thành công khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS ở Đơn Dương không còn hộ nghèo, chỉ còn 115 hộ cận nghèo.
Việc chuyển đổi cây trồng theo hướng công nghệ cao giúp bà con vùng đồng bào DTTS phát triển kinh tế bền vững. Thông qua đó, người dân biết cách khai thác nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời sử dụng cơ giới hóa nhằm giảm công lao động trong nông nghiệp. Việc ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến như: tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt làm giảm lượng nước và tiết kiệm 40 – 50% lượng nước tưới khi vào vụ, tăng thu nhập cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống người dân vùng DTTS trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ DTTS vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất của mình.
Anh Ya Than, dân tộc Cơ Ho, ở thôn K’Rái 1, xã Ka Đơn chia sẻ: “Gia đình mình có trên 3ha trồng rau thương phẩm, trong đó có 2,4ha làm bằng nhà lưới. Nhờ áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng rau theo hướng công nghệ cao, nên năng suất và chất lượng nông sản đảm bảo. Gia đình mình trồng nhiều loại rau thương phẩm khác nhau như xà lách, cà chua, ớt chuông, đậu leo, bí Nhật… nên thời điểm nào cũng có sản phẩm thu hoạch. Bình quân mỗi một năm, gia đình thu về từ trồng rau thương phẩm khoảng 1 tỷ đồng, đã trừ chi phí”.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây trồng theo hướng công nghệ cao trong vùng đồng bào DTTS ở Đơn Dương vẫn còn gặp một số khó khăn về nguồn vốn đầu tư ban đầu như làm nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tự động,… Hơn nữa, để phát triển và nhân rộng các mô hình chuyển đổi cây trồng theo hướng công nghệ cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực am hiểu về khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Một cái khó nữa là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn hẹp, không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư…
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bào DTTS, ông Ka Sung, Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Đơn Dương cho biết: “Thời gian tới, huyện Đơn Dương tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tham quan trao đổi, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt cũng như chăn nuôi. Tập trung chuyển giao những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất cho nông dân. Từng bước thay đổi nhận thức người dân về sản xuất truyền thống, cá thể sang sản xuất hiện đại, tập thể. Tranh thủ các nguồn lực, các chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để người dân trong vùng đồng bào DTTS tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất thuận lợi…”.
Nguồn: https://baodantoc.vn/dong-bao-dtts-phat-huy-hieu-qua-ung-dung-cong-nghe-cao-vao-san-xuat-nong-nghiep-1730866366245.htm