Trang chủNewsHành trình một năm xây dựng Luật Điện lực 2024: Khẩn trương...

Hành trình một năm xây dựng Luật Điện lực 2024: Khẩn trương – kỹ lưỡng – trách nhiệm – khoa học

Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.
 

Luật Điện lực năm 2024 thay thế Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024), sau gần 20 năm triển khai thi hành.

Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/02/2025.

Quốc hội
Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: Quốc hội)

Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 Chương, 81 Điều, đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Luật Điện lực năm 2024 đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài, như cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ.

Trong quá trình soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi, nhiều chuyên gia cho rằng việc sửa đổi Luật Điện lực là vấn đề mang tính cấp bách và cần sớm được thông qua nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội theo những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, đồng thời phù hợp với định hướng zero carbon toàn cầu mà Việt Nam đã cam kết.

Trước đó, theo nội dung tại Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2023, Chính phủ yêu cầu: “Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo hướng trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp (Kỳ họp thứ 8, tháng 10 năm 2024). Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi), tập trung tối đa nguồn lực, khẩn trương tổ chức soạn thảo dự án Luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng”.

Bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Để đảm bảo tiến độ Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã chủ động thành lập Tổ nghiên cứu xây dựng Luật. Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi)đã được thành lập theo Quyết định số 462/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, gồm 47 thành viên đến từ một số Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương; các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia đến từ một số hiệp hội, Sở Công Thương và doanh nghiệp.

Dự thảo 2 Luật Điện lực sửa đổi đã được lấy ý kiến rộng rãi từ ngày 29 tháng 3 năm 2024 (trong thời hạn là 60 ngày) sau khi Dự thảo 1 được thông qua tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập lần thứ nhất.

Trong quá trình lấy ý kiến, Bộ Công Thương đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp chuyên đề tại 3 miền Bắc – Trung – Nam. Các nhóm thuộc Tổ biên tập do Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực, Cục An toàn môi trường làm Trưởng nhóm đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp nhóm thuộc Tổ biên tập theo từng chuyên đề.

Ngày 11 tháng 6 năm 2024, Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cùng các tài liệu kèm theo trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ. Tính đến ngày 18 tháng 6 năm 2024, Bộ Công Thương đã nhận được 122 văn bản (01 văn bản của Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội; 20 văn bản của Bộ, cơ quan ngang bộ, 60 văn bản của cơ quan cấp tỉnh, 13 văn bản của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, 26 văn bản của các hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động điện lực và 01 ý kiến bằng văn bản của chuyên gia về thị trường điện) và 01 ý kiến trên cổng thông tin điện tử.

Ngày 05 tháng 7 năm 2024, Bộ Công Thương trình Chính phủ Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các tài liệu kèm theo hồ sơ xây dựng dự án Luật. Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Chính phủ tổ chức phiên họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về Luật Điện lực (sửa đổi).

Ngày 08 tháng 8 năm 2024, Bộ Công Thương đã thực hiện thủ tục gửi hồ sơ cho Văn phòng Quốc hội và Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội để thực hiện thẩm tra.

Luật Điện lực

Trong các ngày 05, ngày 06 và ngày 09 tháng 8 năm 2024, Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)”. Bộ Công Thương tiếp tục gửi ý kiến tham luận của các đại biểu tại hội thảo đến các Cục, Vụ để thực hiện tiếp thu, giải trình và hiệu chỉnh vào dự thảo Luật theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Ngày 04 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức họp thẩm tra về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tổng bí thư
Định hướng một số quan điểm lớn trong sửa đổi Luật Điện lực, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực trước yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng, năng lượng – một trong những yếu tố mang tính trụ cột, dẫn dắt, đột phá đối với sự phá triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước thách thức rất lớn là thiếu điện

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), có 104 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở Tổ và 32 lượt đại biểu Quốc hội có ý kiến (25 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường và 07 lượt góp ý bằng văn bản gửi qua Tổ Thư ký). Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo.

Bộ trưởng
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Phiên họp ngày 21/10/2024

Trong gần 01 năm qua, Dự án Luật Điện lực sửa đổi đã được chuẩn bị hết sức nghiêm túc; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước.

Với tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã triển khai công việc một cách khẩn trương nhưng kĩ lưỡng và thận trọng, để xây dựng và đảm bảo chất lượng của dự thảo Luật và được Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều ngày 30/11/2024.

 Theo Tạp Chí Công Thương

Cùng chủ đề

Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong quá trình thảo luận Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ mong muốn Luật sớm thông qua, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội. Ngày 30/11, Luật Điện lực (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao, đáp ứng mong muốn của nhiều đại biểu, cử tri cả nước. Báo Công Thương xin trích đăng một số ý kiến tâm...

giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện

Kinhtedothi - Luật Điện lực quy định giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng, miền phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh. Chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá Xv đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025. Giá điện bảo đảm khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm Luật Điện lực quy định về...

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h hôm nay 28-11

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu với việc tăng giá ở tất cả các mặt hàng. Theo đó, xăng E5 có giá mới 19.840 đồng/lít, tăng 497 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành,...

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, trong quá trình...

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ. Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các tập đoàn, tổng công ty trong ngành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kim Bảo Phúc – Tinh hoa mỹ nghệ vàng, quà tặng gửi ngàn tâm ý

Thổi hồn văn hóa phương Đông vào dòng sản phẩm mỹ nghệ - phong thủy, Kim Bảo Phúc - thương hiệu quà tặng vàng thuộc Tập đoàn DOJI ra đời đã mang đến các sản phẩm hội tụ hoàn hảo các yếu tố về chất lượng, giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa biểu tượng cao quý vượt thời gian. Công nghệ hiện đại - Làn gió mới cho quà tặng mỹ nghệ Việt Khác với những sản phẩm quà tặng...

Petrolimex khai mạc Hội thao khu vực Bắc Trung Bộ chào mừng 70 năm Ngày thành lập

Ngày 30.11.2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) khai mạc Hội thao Công nhân viên chức – Lao động (CNVC-LĐ) khu vực Bắc Trung Bộ tại thành phố Thừa Thiên Huế. Hội thao quy tụ hơn 500 vận động viên đến từ 11 đoàn trong khu vực và là sự kiện tiếp nối chương trình Hội thao – Hội thi, nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 70 năm Ngày thành lập Petrolimex (12/01/1956 -...

Gia Lai Miền Sử Thi

Gia Lai - mảnh đất hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên, là nơi giao thoa hoàn hảo giữa giá trị văn hóa sử thi và nhịp sống hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp ngoạn mục của những dãy núi xanh thẳm, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và những dòng thác cuồn cuộn. Mỗi bước chân trên vùng đất này đều đưa bạn gần hơn đến với một nền văn hóa sử...

Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công...

Chiều ngày 29/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I) cho Tổng công ty Viglacera - CTCP. Dự buổi lễ, về phía lãnh đạo tỉnh Yên Bái có các đồng chí: Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Phước - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ...

Thiên Ân bật khóc, Vương Anh Tú xúc động trước hoàn cảnh bé trai mồ côi cha, bị bệnh não úng thủy

Tham gia Mái ấm gia đình Việt, hoa hậu Đoàn Thiên Ân hỗ trợ học phí cho trẻ mồ côi, mở tiệm tạp hóa cho bà cụ một mình vất vả nuôi cháu nhỏ....

Bài đọc nhiều

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 tạo đà phát triển bền vững

Với mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Cụ thể tổng thu từ khách du...

Ngân hàng tự động phát hiện phần mềm độc hại cài lén trên điện thoại

Ngoài việc phát triển tính năng cảnh báo tài khoản lừa đảo, có ngân hàng đã cập nhật tính năng tự động phát hiện phầm mềm độc hại cài lén trên điện thoại. Gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp đối tượng lừa đảo dụ người dùng bấm vào đường link không rõ nguồn gốc, hoặc tải ứng dụng lạ về điện thoại. Ứng dụng này chứa mã độc có thể đọc dữ liệu cá nhân, đọc...

OceanBank chính thức là thành viên mới của MB

Ngày 17/10, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành thành viên mới. Đây là dấu mốc quan trọng của MB trước thềm kỷ niệm 30 năm thành lập, mang lại cơ hội mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới cho MB và OceanBank, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi khách hàng của OceanBank và góp phần ổn...

MB làm chủ công nghệ, phát triển mạnh mẽ ngân hàng số

Cùng với việc đầu tư mạnh mẽ, MB đẩy mạnh xây dựng đội ngũ nhân lực số vững mạnh, sẵn sàng dẫn dắt cuộc cách mạng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng. Yếu tố cốt lõi thúc đẩy phát triển ngân hàng số Trong bối cảnh ngân hàng hiện đại, bên cạnh cơ hội phát triển, doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn trong việc thích ứng với hành vi tiêu dùng của các thế hệ khách hàng...

Lăng Khải Định: Dấu ấn kiến trúc Đông – Tây

Là một trong 7 lăng vua triều Nguyễn ở Huế, lăng Khải Định có nét riêng về cảnh quan, kiến trúc, chứa đựng giá trị độc đáo. Đây là một điểm đến ấn tượng tại cố đô. Lăng mộ cuối cùng của vua triều Nguyễn Vua Khải Định (1885 - 1925) - vị vua thứ 12 triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con trưởng của vua Đồng Khánh và là thân sinh của vua Bảo Đại. Ông...

Cùng chuyên mục

Agribank đạt Giải Đặc biệt Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

Từ ngày 13 - 14/11/2024 Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh” đã diễn ra tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Hội thi với sự tham gia của 22 đội thi đến từ các đơn vị trong hệ thống ngành Ngân hàng Việt Nam. Đại biểu tham dự Hội thi có đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà...

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực theo đó xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không...

Để khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển

Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận sở hữu khối tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, với thế mạnh là hệ thống đầm, vũng, vịnh, bãi biển, các đảo, gành đá với số lượng lớn, thiên nhiên ở khu vực này kết hợp hài hòa giữa núi non và biển cả tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn...

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng thành điểm đến đặc sắc

Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có diện tích khoảng 4.000 ha với nhiều tiềm năng theo đó Lâm Đồng định hướng phát triển khu du lịch Đankia - Suối Vàng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, hồ Đankia, hồ Suối Vàng, di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và...

 Khắc phục hạn chế để Vườn quốc gia Xuân Sơn trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn

Với nhiều cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng như núi Voi, núi Ten, núi Cẩn; hệ thống các hang động thiên tạo như hang Lạng, Lun, Na, Thổ Thần, Cỏi và thác Chín Tầng, thác Ngọc. Những cảnh quan này đã tạo nên quần thể cảnh quan kỳ vĩ cùng với nhiều bản sắc văn hóa của các dân tộc Mường, Dao nên từ lâu Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi thăm quan, du lịch sinh thái lý...

Mới nhất

Cụ ông 104 tuổi đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia: ‘Động cơ căn bản nhất của tôi là yêu nước’

20 năm miệt mài viết bộ tác phẩm có giá trị lịch sử, giành giải A - Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7, theo nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư, động cơ căn bản nhất của ông là yêu nước. Nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư vừa nhận giải A - Giải thưởng Sách...

Hamas tung “đòn tâm lý” trước khi đàm phán về con tin, Israel lên tiếng

Israel khẳng định với gia đình con tin Alexander rằng sẽ làm việc không mệt mỏi để đưa các con tin về nhà.

Nguyễn Nhật Ánh lần đầu nhận Giải thưởng Sách quốc gia, sử gia Nguyễn Đình Tư được yêu quý

Là tác giả ăn khách nhất Việt Nam hiện nay nhưng lần đầu tiên sau 7 mùa giải, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được trao Giải thưởng Sách quốc gia với tác phẩm ‘Mùa hè không tên’, hạng mục giải thưởng Sách được bạn đọc yêu thích. Sử gia Nguyễn Đình Tư (thứ hai bên phải) nhận giải A Giải...

Bước vào kỷ nguyên mới với nền tảng tri thức

Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh chúng ta chỉ có thể vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc VN, với một nền tảng tri thức phong phú và vững chắc, dựa trên trí tuệ, bản lĩnh, tầm vóc của con người VN. Tối 29.11, lễ trao Giải thưởng...

Mới nhất