Trang chủNewsChính trịKhoảng 120 tỷ USD tiền mã hóa được đổ vào Việt Nam...

Khoảng 120 tỷ USD tiền mã hóa được đổ vào Việt Nam mỗi năm

Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số và hằng năm thì có khoảng 120 tỷ USD tiền mã hóa được đổ vào Việt Nam.

Ngày 30/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Phát biểu tại phiên họp về phát triển trí tuệ nhân tạo, ĐB Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) cho rằng, rất cần thiết phải quy định về tài sản số trong dự thảo luật này. Hiện nay các báo cáo nghiên cứu, thống kê đều cho thấy, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số và hằng năm thì có khoảng 120 tỷ USD tiền mã hóa được đổ vào Việt Nam, vì vậy nếu chúng ta không có khung khổ pháp lý cho hình thức sở hữu này thì sẽ bỏ qua một mảng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế số.

z6082879061750_1e3bb924a4317aad5200f9d3c3226b3e.jpg
Ông Hoàng Minh Hiếu phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Theo ông Hiếu, cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về tài sản số, trong đó cần phải có sự phân loại cụ thể tài sản số để có những phương án quản lý khác nhau ví dụ như đối với tiền mã hóa thì có những quy định khác, tài sản số đại diện hoặc tài sản ảo trong hệ sinh thái kỹ thuật số thì cũng phải có những quy định khác nhau.

Lấy ví dụ, Trung Quốc hiện nay cấm hoàn toàn các giao dịch đối với tiền mã hóa nhưng lại cho phép giao dịch đối với một số tài sản số khác, ông Hiếu đánh giá dự thảo còn thiếu các quy định làm rõ trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số, qua đó tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy đây là một nội dung rất quan trọng, chẳng hạn như pháp luật của Liên minh châu Âu đặt ra những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của nhà phát hành tài sản số, như phải đăng ký hoạt động, phải cam kết chịu trách nhiệm pháp lý đối với các sản phẩm được phát hành và các nền tảng giao dịch và lưu trữ tài sản số phải được cấp phép hoạt động và phải duy trì bảo mật thông tin cũng như minh bạch trong quá trình giao dịch.

ĐB Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) đề xuất, định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số, đồng thời bổ sung thêm các ví dụ về tài sản số như tài sản trí tuệ số NFT, tiền mã hóa và tài sản số liên quan đến dữ liệu lớn. Điều này giúp minh họa phạm vi áp dụng và tránh gây hiểu lầm.

z6082968413834_f52e06155535eba9dc30c097d515b5a1.jpg
Ông Thạch Phước Bình phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Ông Bình đề xuất sửa đổi theo hướng tài sản số bao gồm nhưng không giới hạn các loại tài sản như quyền sở hữu trí tuệ được số hóa, tài sản phi tập trung NFT, tiền mã hóa và dữ liệu số có giá trị kinh tế.

Liên quan đến về tài sản mã hóa, ông Bình đề nghị làm rõ hơn sự khác biệt giữa tài sản mã hóa và các tài sản số khác, nhấn mạnh rằng tài sản mã hóa có thể bao gồm cả các token tiện ích và token chứng khoán.

Theo ĐB Bế Trung Anh (Đoàn Trà Vinh) hiện nay chúng ta đã có xã hội số, có Chính phủ số và đặc biệt có kinh tế số. Trong luật này đã định nghĩa về tài sản số nhưng chưa thấy có định nghĩa về tiền số. “Chẳng lẽ chúng ta lại mua bán, giao dịch tài sản số bằng tiền thật. Cho nên tôi đề nghị cần phải có khái niệm tiền số đưa vào để quản lý”, ông Anh nói.

z6083278510140_df2082b21e754d42de2f58316a2d7b28.jpg
Ông Bế Trung Anh phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nếu Quốc hội thông qua luật này trong kỳ họp tới thì Việt Nam sẽ là nhóm nước đầu tiên có một bộ luật riêng về công nghiệp công nghệ số.

z6083278510217_171b546690b0d3119b3fea268ccc53bd.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải trình (Ảnh: Quang Vinh)

Theo ông Hùng, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô LâmChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới công tác lập pháp, những vấn đề mới đang trong quá trình vận động thì luật quy định những nguyên tắc chung về quản lý và phát triển, đảm bảo quản lý phải theo kịp và kiến tạo phát triển. Sau đó, giao cho Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo sự linh hoạt. Luật Công nghiệp công nghệ số đã tiếp cận theo cách này để xử lý các nội dung tài sản số và trí tuệ nhân tạo.



Nguồn: https://daidoanket.vn/khoang-120-ty-usd-tien-ma-hoa-duoc-do-vao-viet-nam-moi-nam-10295609.html

Cùng chủ đề

Luật hoá tài sản số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số quy định chi tiết loại hình, quản lý tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số hóa tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngăn chặn và xử lý các rủi ro liên quan đến tài sản số

Tại dự Luật Công nghiệp công nghệ số đã bổ sung nội dung về tài sản số, trí tuệ nhân tạo (Al) và quy định chương riêng liên quan công nghiệp bán dẫn. Phó thủ tướng Lê Thành Long trình dự luật - Ảnh: GIA HÂN Sáng 23-11, Phó thủ tướng Lê Thành Long trình Quốc hội tờ trình về dự Luật Công nghiệp công nghệ số. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản số Theo ông Long, mục...

Thúc đẩy thương hiệu blockchain Make in Vietnam

Hình thành hệ sinh thái phát triển công nghiệp chuỗi khối Trong Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định nghĩa là một trong những xu hướng công nghệ hàng đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc ứng dụng và phát triển công...

GM Vietnam 2024 – tiềm năng thị trường công nghệ blockchain ở Việt Nam

Ngày 7/6, GM Vietnam 2024 khai mạc tại TP. Thủ Đức (TP.HCM). Sự kiện kéo dài trong hai ngày 7 - 8/6, thu hút hơn 10.000 lượt người quan tâm, tham gia triển lãm, nhiều thương hiệu lớn, cùng 130 diễn giả là các chuyên gia công nghệ hàng đầu. Đây là sân chơi quy mô, hữu ích cho cộng đồng blockchain; đồng thời là cơ hội giao lưu với các chuyên gia uy tín, đại diện doanh nghiệp...

Đề xuất sớm có khung pháp lý cho tài sản số

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch SSI cho biết bản thân ông là một "dân tài chính thuần túy" nên ông nghĩ tài sản số là một thứ mới, dành cho thế hệ trẻ và chưa dành sự quan tâm đến lĩnh vực này. Tuy nhiên trong một chuyến thăm lên Khu công nghệ cao Hòa Lạc, một vị lãnh đạo tại đây đã nói với ông rằng thời điểm hiện tại, Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát triển công nghiệp quốc phòng phải thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết của Quân đội

Ngày 30/11, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì kiểm tra công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. ...

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 30/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV - năm 2024. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. ...

Tăng lương để cải thiện đời sống đội ngũ nhà giáo

Lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo là câu chuyện đã được bàn lâu nay, đã được đưa vào Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nhưng vẫn chưa thể đi vào thực tế đời sống. Làm sao để thu hút người giỏi vào sư phạm và nhà giáo thực sự sống được bằng nghề vẫn là nỗi trăn trở chưa có lời giải. ...

Tinh gọn bộ máy, tạo động lực mới trong kỷ nguyên mới

Mới đây, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết quyết định số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết định 18) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức máy tính của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu quả của tổ chức Phiên họp thứ nhất. ...

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Thời gian qua, MTTQ các cấp tỉnh Tuyên Quang đã tích cực tham gia vào các quá trình xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, đảm bảo các chính sách và quyết định của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Thông qua đó, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện một cách cụ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam sẵn sàng tham gia các diễn đàn để có thể phát huy vai trò, đóng góp của mình cho những vấn đề...

Ngày 23/11, tại Cung 7/1, Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh, diễn ra phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình và hòa giải". ICAPP-12 do CPP lần thứ hai đăng cai tổ chức từ ngày 21-24/11, có sự tham dự của 260 đại biểu thuộc các đảng chính trị đến...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực

NDO - Tại cuộc hội kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, tại Phủ Chủ tịch, chiều 28/11, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực, trong đó quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để thế hệ trẻ hai nước hiểu biết sâu sắc về sự gắn bó, đoàn kết, hy sinh cho nhau giữa hai nước, hai...

Quốc vương Campuchia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sáng 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Ra đón đoàn ở sân bay quốc tế Nội Bài có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Đại sứ Việt...

Hôm nay Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua một số đạo luật

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Đầu tư công (sửa đổi)... Ngày 29/11, trong phiên buổi sáng Quốc...

Nhà ở trong ngõ tại 5 thành phố trực thuộc trung ương phải trang bị bình chữa cháy

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với 93,53% ĐBQH tán thành. Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban...

Cùng chuyên mục

Thành lập thành phố Thủy Nguyên trong thành phố Hải Phòng

Ngày 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội. ...

Huế là thành phố trực thuộc Trung ương kể từ 1/1/2025

Ngày 30/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với 95,62% ĐBQH tán thành. Nghị quyết quyết nghị: Thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ...

Xử lý cơ quan, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát

Ngày 29/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đề xuất giám sát hoạt động...

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường. Tham gia đoàn tháp tùng Quốc vương Norodom Sihamoni, có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hoàng cung, Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Samdech Mahamontrei Kuy Sophal; Phó Thủ tướng Neth Savoeun; Cố vấn tối...

Huyện ủy Ý Yên có tân Bí thư

Chiều 29/11, Huyện ủy Ý Yên công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về công tác cán bộ. Theo các quyết định được công bố, ông Đinh Đức Tuyến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện...

Mới nhất

Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế tại Hong Kong

(ĐCSVN) – Cùng với gần 140 đại diện đến từ khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao do Phó Viện trưởng Nguyễn Duy Giảng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 11 của Hiệp hội Công tố viên...

Nhiều điểm nghỉ dưỡng ưu đãi ‘hút’ khách tổ chức sự kiện

DNVN - IHG Hotels & Resorts vừa ra mắt chương trình ưu đãi mang tên "Meet Your Way", dành cho các khách hàng tổ chức sự kiện tại Đông Nam Á, Hàn Quốc, Úc,...

Phở Hà Nội – Hội tụ tinh hoa ẩm thực

Kinhtedothi – “Phở Hà Nội” được ghi danh vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể cho thấy tinh hoa ẩm thực nói chung và món Phở nói riêng hội tụ tại Thủ đô; cũng là món phở nhưng chỉ đi ra Hà Nội mấy chục cây đã thấy khác”. GS.TS. Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội...

Cơ hội lớn để kết nối thể thao Golf và di sản văn hóa

Ngày 30/11, Tọa đàm "Kết nối Di sản và Thể thao Golf: Cơ hội và thách thức" đã diễn ra tại Ninh Bình. Tọa đàm là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024.

Mới nhất