Ngày 30/11, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để tỉnh biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS; đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu trong thời gian tới.Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở vùng đồng bào DTTS của huyện.Sáng 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.Đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa tại miền Bắc đã suy yếu, theo Cơ quan khí tượng đến 5-6/12 không khí lạnh tăng cường trở lại khiến miền Bắc chuyển mưa rét.Ngày 30/11, Đồn Biên phòng Triệu Vân (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho hay, lực lượng thuộc đơn vị vừa ứng cứu thành công 3 ngư dân gặp nạn khi đánh cá trên biển.Công an phát hiện nhiều người rao bán vé mời Festival Hoa Đà Lạt trên mạng xã hội, có người làm giả vé mời để bán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ngày 30/11, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để tỉnh biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS; đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu trong thời gian tới.Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở vùng đồng bào DTTS của huyện.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Được triển khai từ năm 2010 đến nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lâm Đồng đã từng bước mang lại nguồn sinh kế ổn định và bền vững cho hằng chục ngàn hộ dân, chủ yếu là các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, ý thức và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) của đồng bào DTTS tại địa phương ngày càng được nâng cao.Sáng 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12025.Sáng 30/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2026.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, thời gian gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS tại Quảng Nam đã từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi.Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động bảo đảm quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Trong đó, việc thành lập, nâng cao năng lực triển khai các mô hình, câu lạc bộ thúc đẩy bình đẳng giới thuộc Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong vùng đồng bào DTTS, xây dựng cuộc sống văn minh, phúc.
Thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Tham dự đại hội còn có lãnh đạo UBND, HĐND tỉnh Quảng Ngãi và đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện một số lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk; và đặc biệt có sự tham dự của 250 đại biểu đại diện cho gần 200.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên nêu rõ: Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là sự kiện chính trị – xã hội quan trọng, tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước là “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” với quan điểm “công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị”.
Đại hội là dịp đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội, công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh trong thời gian qua, nhất là từ sau Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III – năm 2029 đến nay. Từ đó, xác định nhiệm vụ, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh trong giai đoạn 2025 – 2029.
Đây cũng là dịp tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu là những điển hình của phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào DTTS; tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.
Báo cáo chính trị tại Đại hội cho thấy: Toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 200.000 người DTTS, chiếm 14,1% dân số toàn tỉnh; trong đó chiếm đa số là đồng bào Hrê và Co. Các DTTS sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh, với 61 xã và 8 thôn, thuộc 5 huyện miền núi là Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và 3 huyện đồng bằng là Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành. Trong đó, có 10 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, 1 xã khu vực II, 50 xã khu vực III và có 241 thôn đặc biệt khó khăn.
Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu Các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ngãi lần thứ III – năm 2019, vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh đã phát triển vượt bậc, toàn diện. Thành quả ấy có được là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng của người dân, cùng những giải pháp phù hợp trong quá trình thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2019 – 2024, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Việc phát triển kết cấu hạ tầng điện – đường – trường – trạm vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, rõ nét.
Nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công, hoàn thành đưa vào sử dụng, tháo gỡ khó khăn về hạ tầng, tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đồng bào các DTTS trong tỉnh sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp hoặc các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Vì vậy, việc ứng dụng các tiến bộ của KH&CN vào sản xuất nông, lâm nghiệp được tỉnh đẩy mạnh; các mô hình kinh tế có hiệu quả được nhân rộng.
Đến nay, khu vực miền núi trong tỉnh có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa, cứng hóa; 94,8% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 95,5% thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng. Các công trình thủy lợi, chợ, cấp nước sinh hoạt, điện… từng bước được đầu tư đồng bộ. Tỷ lệ người dân sử dụng điện quốc gia đạt 98%; có 91% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Tỷ lệ trường học được kiên cố hóa đạt 100%; có 67,7% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; 100% trạm y tế có bác sĩ, thôn có nhân viên y tế; 76% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Trong giai đoạn 2021 – 2023, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS trên địa bàn tỉnh giảm bình quân gần 5%/năm, dự kiến năm 2024 giảm 7%…
Quảng Ngãi sẽ có những bức phá mạnh mẽ
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà ghi nhận và chúc mừng những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. Đó là sự nhất quán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhờ vậy, đến nay, bộ mặt vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều khởi sắc: Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; công tác khám, chữa bệnh bước đầu đạt hiệu quả; mạng lưới giáo dục được phát triển rộng khắp; trình độ nhận thức của đồng bào các DTTS ngày càng tăng lên; các giá trị văn hóa tốt đẹp ngày càng được phát huy; tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 5% mỗi năm…
“Những thành tựu này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung trong thời gian tới”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà, bên cạnh những kết quả đạt được, Quảng Ngãi cần thẳng thắn nhìn nhận một số vấn đề còn tồn tại để kịp thời khắc phục. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao; khả năng tiếp cận dịch vụ còn thấp; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn yếu tốt mất ổn định; việc triển khai chính sách dân tộc có lúc, có nơi chưa thật hiệu quả. Đây chính là vấn đề đặt ra cần được tập trung, quan tâm giải quyết của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc và chính sách dân tộc; nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn thiện và triển khai các chính sách dân tộc của tỉnh, tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội; tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS.
Các đại biểu và đồng bào hãy tiếp tục tự tin, tự lực, tự cường, không ngừng nỗ lực vươn lên, tiếp nhận, khai thác sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn hỗ trợ của Nhà nước kết hợp những tiềm năng, kinh nghiệm sẵn có để phát triển bền vững, làm giàu chính đáng. Tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đồng thời, kiên quyết bài trừ các hủ tục, truyền dạy cho con cháu biết nâng niu, tự hào gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cùng xây dựng, vun đắp cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc trường tồn mãi mãi.
“Với quy mô nền kinh tế đứng thứ 20 cả nước, cùng những tiềm năng và lợi thế đã được nhận diện; đặc biệt là sự đoàn kết, đồng lòng của cộng đồng 31 dân tộc anh em, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh; chắc chắn Quảng Ngãi sẽ tiếp tục bức phá, phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà tin tưởng.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc
Ông Đặng Ngọc Huy – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết: Xác định phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đảng ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; người dân hăng hái hưởng ứng. Nhờ đó, qua thời gian triển khai các chính sách dân tộc, đời sống của bà con vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều khởi sắc.
Kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh tiếp tục phát triển. Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá; nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản được triển khai, tạo nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương.
Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện; đã tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế; thúc đẩy liên kết giữa nông dẫn, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, góp phần tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Đến nay, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có 40 sản phẩm OCOP, trong đó có 34 sản phẩm đạt 3 sao và 06 sản phẩm đạt 4 sao. Nhiều loại hình tổ chức thương mại được hình thành, thu hút các thành phần kinh tế tham gia.
Du lịch có bước phát triển; một số khu, điểm du lịch mới được đầu tư, đưa vào khai thác. Hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, từng bước hoàn thiện; nhiều dự án, công trình quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dụng, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển trong thời gian đến. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ở vùng đồng bào các DTTS và miền núi được nâng lên.
Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc cơ bản được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ngày càng được cải thiện. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Trong giai đoạn 2020 – 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi bình quân hằng năm giảm 4,99%.
“Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi ghi nhận và biểu dương các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội, đồng bào các DTTS trên địa bàn về những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, trong thời gian tới, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ tinh thần Đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền cảm hứng, kết nối đồng bào các DTTS cùng với toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng hiện thực hàn khát vọng xây dựng phát triển quê hương, đất nước giàu đẹp trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của của dân tộc” ông Huy nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thống nhất biểu quyết thông qua Quyết tâm thư với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; quyết tâm khắc phục khó khăn, thách thức, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, nỗ lực phấn đấu vươn lên xây dựng Quảng Ngãi ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nhân dịp này, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cho 1 tập thể, 4 cá nhân có thành tích trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019 – 2024, tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 5 cá nhân; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng Bằng khen cho 16 tập thể, 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019 – 2024.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-ngai-vung-dong-bao-dtts-khoi-sac-tu-chinh-sach-dan-toc-1732956763949.htm