Sau khi kế hoạch tài chính thực hiện chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/1/2024, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đã thông báo chi trả cho các đối tượng hưởng lợi. Tính đến ngày 18/10/2024, Quỹ đã thực hiện giải ngân tiền ERPA hơn 7,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí quản lý Quỹ khoảng 2 tỷ đồng, chi trả cho các đối tượng hưởng lợi hơn 5,4 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới, ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội nghị Kết nối cung – cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc liêu và các tỉnh, thành phố.Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.Ngày 29/11, tại Tp. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 diễn ra với Chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn, cùng đại diện các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc tham dự.Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã huy động cả hệ thống chính trị, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Quá trình triển khai, đã tạo được sự đồng thuận, chung tay, góp sức của các tầng lớp Nhân dân và đã đạt được hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều 29/11, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Công an huyện Nam Trà My vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 3 đối tượng về hành vi “Trộm cắp tài sản”.Cô giáo đánh học sinh bầm tím chân đã viết bản kiểm điểm nhận hình thức khiển trách, nhưng hội đồng kỷ luật của trường đã quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo này.Ngày 29/11, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh và kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 theo chỉ đạo của Trung ương.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 29/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp UBND Quận 12 và nhà tài trợ đã thực hiện bàn giao căn nhà tình thương được sửa chữa lại cho hộ gia đình đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.Chiều 29/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn đã chủ trì Lễ công bố và trao Quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ Ban Dân tộc tỉnh.Sau khi kế hoạch tài chính thực hiện chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/1/2024, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đã thông báo chi trả cho các đối tượng hưởng lợi. Tính đến ngày 18/10/2024, Quỹ đã thực hiện giải ngân tiền ERPA hơn 7,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí quản lý Quỹ khoảng 2 tỷ đồng, chi trả cho các đối tượng hưởng lợi hơn 5,4 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.Chiều 29/11, tại Bến cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang (xã Đông Phú, huyện Châu Thành), Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu năm 2024.Chiều 29/11, tại thị trấn Phước Dân, UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024. Tham gia Hội thi có 30 thí sinh là những nghệ nhân dân tộc Chăm ở làng gốm Bàu Trúc.
Chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo thêm nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Từ nguồn tiền ERPA nhận được, các hộ gia đình có thêm khoản tiền để đầu tư sinh kế. Còn các cộng đồng dân cư, có nguồn kinh phí để xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, đường điện chiếu sáng, tu sửa loa truyền thanh thôn, mua dụng cụ phòng chống cháy rừng, lắp đặt biển bảng tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng… qua đó, hoàn thành được nhiều chỉ tiêu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (Thỏa thuận ERPA).
Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chưa thực hiện thanh toán, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn cụ thể UBND cấp xã trong việc rà soát, tổng hợp danh sách hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hưởng lợi từ nguồn ERPA trên địa bàn, gửi về Quỹ kịp thời để thực hiện giải ngân, đảm bảo chi trả đúng đối tượng.
Ông Phan Thanh Tùng – Trưởng phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) cho rằng, tiềm năng bán tín chỉ Carbon rừng Hà Tĩnh rất lớn, nếu các chủ rừng được hưởng thêm nguồn chi trả từ chính sách thí điểm ERPA này, tương lai sẽ mở ra cơ hội vàng giúp các chủ rừng Hà Tĩnh nói riêng, 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ nói chung “sống” được nhờ bảo vệ rừng, thậm chí làm giàu từ rừng.
Qua soát xét từ các số liệu thống kê theo kế hoạch, Hà Tĩnh có hơn 201,7 nghìn ha rừng tự nhiên được nhận chi trả từ nguồn ERPA, với 16 chủ rừng là tổ chức và 42 UBND xã và hơn 2.790 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng. Trên cơ sở đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã điều phối khoảng 123 tỷ đồng nguồn chi trả phát thải nhà kính cho các chủ rừng, góp phần giúp địa phương phát triển kinh tế xanh, mang lại một nguồn thu lớn.
Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Hà Tĩnh thường xuyên chủ động phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm trong việc tham mưu, xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp trên, hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cho các chủ rừng là tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh kịp thời, hiệu quả.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã tổ chức 3 khóa tập huấn về các nội dung liên quan đến chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ cho chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là UBND cấp xã tại thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và huyện Hương Khê và đang xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn, môi trường xã hội trong phạm vi hoạt động.
Tuy nhiên, khi triển khai chi trả giảm phát thải địa phương cũnggặp phải một số khókhăn nhất định do đây là chínhsách thí điểm loại hình dịch vụ môi trường rừng mới, chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Đến nay, cơ bản nhữngkhó khăn vướng mắc đã được hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ.
Để đạt mục tiêu đề ra trong năm 2024, hiện nay Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đang tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác thu, chi dịch vụ môi trường rừng và nguồn tiền ERPA từ đó giúp các các chủ rừng và các hộ nhận khoán rừng có thêm thu nhập cải thiện đời sống, góp phần làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ha-tinh-nguoi-dan-huong-loi-tu-nguon-thu-giam-phat-thai-nha-kinh-1732884614816.htm