Trang chủNewsNhân quyềnTài chính vi mô từ World Vision: Sinh kế bền vững, mở...

Tài chính vi mô từ World Vision: Sinh kế bền vững, mở lối thoát nghèo


Chương trình Tài chính Vi mô từ World Vision đang trở thành cầu nối giúp người dân nghèo Việt Nam xây dựng sinh kế bền vững, cải thiện cuộc sống. Từ những khoản vay nhỏ, nhiều gia đình đã thoát khỏi cảnh bấp bênh, vững bước trên con đường phát triển kinh tế.

Đổi đời từ nguồn vốn vi mô

Trước đây, nguồn sống chính của gia đình chị Lê Thị Lệ (Hải Lăng, Quảng Trị) dựa vào vài sào ruộng nhỏ, chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Không chỉ phải lo toan cơm áo gạo tiền, chị còn gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già và nuôi hai con nhỏ đang tuổi ăn học. Những khó khăn chồng chất khiến chị không ngừng trăn trở, tìm kiếm cơ hội để thoát khỏi cảnh sống bấp bênh.

Hy vọng đến khi chị tham gia vào nhóm tiết kiệm và chăn nuôi lợn (S4T) của Chương trình Vùng Hải Lăng, một sáng kiến do World Vision International triển khai tại Việt Nam. Tuy vậy, khoản vay từ nhóm S4T còn hạn chế. Cơ hội thật sự mở ra khi Hội Phụ nữ địa phương giới thiệu chị tiếp cận Chương trình Tài chính Vi mô của World Vision. Vợ chồng chị quyết định vay 10 triệu đồng trong thời hạn 15 tháng để bắt đầu ước mơ của mình.

Tài chính vi mô từ World Vision: Sinh kế bền vững, mở lối thoát nghèo
Chị Lê Thị Lệ xây dựng đàn lợn từ khoản vay 10 triệu đồng.

Những đồng vốn đầu tiên được sử dụng để xây dựng chuồng trại và mua một con lợn nái giống. Kết hợp kiến thức học được từ khóa đào tạo của nhóm S4T và nguồn vốn từ Chương trình Tài chính Vi mô, chị Lệ tập trung vào chăn nuôi và tiết kiệm. Chỉ sau 15 tháng, chị đã nuôi thành công 2 con lợn nái và đón lứa lợn con đầu tiên. Thành quả đó mang lại niềm tin cho cả gia đình, giúp chị tiếp tục mạnh dạn vay thêm vốn để mở rộng quy mô, từng bước xây dựng đàn lợn lớn hơn.

Giờ đây, cuộc sống gia đình chị đã có nhiều cải thiện. Năm 2022, khi có thêm nguồn hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương, chị Lệ đã xây dựng được một ngôi nhà mới khang trang. Chị cũng đã mua xe đạp mới cho các con đi học.

Chị chia sẻ: “Tôi không ngờ cuộc sống có thể thay đổi nhiều đến vậy. Chương trình không chỉ giúp tôi tiếp cận nguồn vốn mà còn giúp tôi hình thành thói quen tiết kiệm, trả nợ từng chút một mà không cảm thấy áp lực. Các cán bộ của chương trình rất tận tâm, luôn động viên và hướng dẫn tôi vượt qua những khó khăn”.

Tháo gỡ rào cản, thúc đẩy tài chính vi mô

Câu chuyện của chị Lê Thị Lệ là minh chứng cho sự thay đổi của người dân vùng nông thôn thông qua Chương trình Tài chính Vi mô do tổ chức World Vision thực hiện. Chương trình được thành lập năm 2006, với mục đích phát triển sinh kế cho người nghèo, cận nghèo và các hộ có thu nhập thấp tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Hưng Yên, Quảng Trị và Quảng Nam.

Tham gia chương trình, người dân sẽ được tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính hướng đến người nghèo; tăng cường khả năng phục hồi thông qua tiết kiệm và bảo hiểm vi mô; trang bị kiến thức và kỹ năng phát triển sản xuất; đào tạo và nâng cao năng lực về kiến thức tài chính, sinh kế bền vững, sử dụng khoản vay một cách thông minh và hiệu quả.

Phát biểu tại tọa đàm với chủ đề “Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ” diễn ra ngày 29/11 tại Hà Nội, bà Trần Thuý Linh, Giám đốc Chương trình Tài chính Vi mô VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International cho biết: Tính đến tháng 9/2024, Chương trình Tài chính Vi mô của World Vision đã giúp hơn 24 nghìn trẻ em được hưởng lợi mỗi năm; hơn 12,6 nghìn người dân được giáo dục tài chính, trong đó có hơn 3,5 nghìn người thuộc hộ nghèo và cận nghèo.

Tài chính vi mô từ World Vision: Sinh kế bền vững, mở lối thoát nghèo
Bà Trần Thuý Linh, Giám đốc Chương trình Tài chính Vi mô VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International chia sẻ tại tọa đàm.

Bên cạnh những kết quả thiết thực, bà Trần Thuý Linh cũng phân tích những thách thức trong việc thành lập và duy trì các tổ chức tài chính vi mô hiện nay. Các đối tượng có thu nhập thấp và trung bình hiện vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính vi mô do thiếu tài sản đảm bảo. Do đó cần có những giải pháp để cải thiện môi trường pháp lý và tài chính, giúp các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn.

Tại tọa đàm, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng đã có dịp trao đổi, hợp tác để thúc đẩy việc triển khai các chương trình tài chính vi mô hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam.

PGS. TS. Lê Văn Luyện, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết, để các tổ chức tài chính vi mô có thể phát huy tác dụng tối đa, cần có một hành lang pháp lý hoàn thiện và đáng tin cậy. Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước. Khi các quy định pháp lý được bổ sung và hoàn thiện, các tổ chức tài chính vi mô sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Tài chính vi mô từ World Vision: Sinh kế bền vững, mở lối thoát nghèo
Phiên thảo luận tại Tọa đàm.

Theo TS. Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cần nghiên cứu, thành lập một tổ chức dưới dạng hiệp hội tài chính vi mô để tập hợp tiếng nói, hỗ trợ, chia sẻ giữa các đơn vị. Các chương trình, dự án, tổ chức tài chính vi mô cũng cần chủ động nâng cao về năng lực tài chính, chủ động mở rộng nguồn vốn, tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng, minh bạch thông tin về điều hành, quản trị để thu hút giới đầu tư.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/tai-chinh-vi-mo-tu-world-vision-sinh-ke-ben-vung-mo-loi-thoat-ngheo-207942.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia. Vượt dòng Sê San kết...

Trường Mầm non Hoa Ban – Nơi gửi gắm những niềm tin

Với những nỗ lực trong công tác chăm sóc và giảng dạy, trường Mầm non Hoa Ban, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) luôn là những đơn vị dẫn đầu bậc học mầm non trên địa bàn và trở thành địa chỉ để người dân tin yêu và gửi gắm niềm tin. Dẫn chúng tôi đi thăm quan khuôn viên và lớp học, cô giáo Phạm Thị Lợi, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường...

Khoảng 21.000 người cao tuổi được nâng cao chất lượng sống từ dự án do Nhật Bản tài trợ

Ngày 28/11, tại Đà Nẵng, Hội Người cao tuổi của 6 tỉnh, thành phố phối hợp với Tổ chức HelpAge International (HAI) họp tổng kết Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Tại buổi họp tổng kết dự án, các đại biểu cũng đã giới thiệu/chia sẻ về mô hình câu lạc bộ...

Kon Tum: đã cất bốc, hồi hương 34 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên địa bàn tỉnh Ratanakiri (Campuchia)

Đây là số liệu được đưa ra tại buổi làm việc đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong công tác Mặt trận giữa 2 tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Ratanakiri (Campuchia), giai đoạn 2019-2024 được tổ chức tại tỉnh Kon Tum ngày 27/11. Theo đánh giá tại buổi làm việc, trong 5 năm qua, căn cứ vào nội dung Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2019-2024, Ủy...

Luật công đoàn (sửa đổi): Người lao động là công dân nước ngoài được gia nhập công đoàn cơ sở

Sáng ngày 27/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Một trong những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) là đã bổ sung quyền gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở của người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.Nâng cao uy tín quốc tế Trao đổi với báo giới, đại biểu...

Bài đọc nhiều

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo...

Ngày 27/11, Bộ Công an và UN Women khai mạc Triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới tại Bảo tàng Công an nhân dân.

Nhiều giải pháp với việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Môi trường mạng cũng thường trực đa dạng nguy cơ đối với trẻ em, bao gồm những hành vi xâm hại và các yếu tố nguy hiểm khác có thể tác động tiêu cực, gây tổn hại tâm lý, danh dự và nhân phẩm, thậm chí là sức khỏe, tính mạng của trẻ. Với việc tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở quy mô quốc gia; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo...

Phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Với việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá - xã hội tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đầu tư thích đáng cho phát triển văn hoá, thể dục, thể thao, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Quy...

Khoảng 21.000 người cao tuổi được nâng cao chất lượng sống từ dự án do Nhật Bản tài trợ

Ngày 28/11, tại Đà Nẵng, Hội Người cao tuổi của 6 tỉnh, thành phố phối hợp với Tổ chức HelpAge International (HAI) họp tổng kết Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Tại buổi họp tổng kết dự án, các đại biểu cũng đã giới thiệu/chia sẻ về mô hình câu lạc bộ...

Trưng bày 63 bức ảnh về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 27/11 tại Bảo tàng Công an nhân dân, Bộ Công an và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Đây là triển lãm đầu tiên tại Việt Nam về vai trò...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm xây dựng chiến lược bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Sự kiện đã mở ra những hướng đi mới, những sáng kiến hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ.

Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo

Trong các giai đoạn cách mạng, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước hiện nay.

Đề nghị điều chỉnh chính sách hỗ trợ người đi lao động nước ngoài

Cử tri đề nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, sang hỗ trợ trọn gói theo từng thị trường và đối tượng cụ thể... Bộ LĐ-TB&XH cho biết nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Theo đó, cử tri...

Con người – chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.

Khoảng 21.000 người cao tuổi được nâng cao chất lượng sống từ dự án do Nhật Bản tài trợ

Ngày 28/11, tại Đà Nẵng, Hội Người cao tuổi của 6 tỉnh, thành phố phối hợp với Tổ chức HelpAge International (HAI) họp tổng kết Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Tại buổi họp tổng kết dự án, các đại biểu cũng đã giới thiệu/chia sẻ về mô hình câu lạc bộ...

Mới nhất

Toàn cảnh Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024

Kinhtedothi - Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 khai mạc tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) diễn ra thu hút đông đảo người dân và du khách. Toàn cảnh Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024 ...

Quán nước ô mai gần 40 năm ở Nam Định, khách đi xa cũng nhớ về

Chỉ bán 2 loại đồ uống là nước ô mai và trà bát bảo nhưng quán nước bà Bu đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân Nam Định. Nằm ở vỉa hè sau quảng trường Hòa Bình, cạnh trường tiểu học Lê Quý Đôn (TP Nam Định), quán nước bà Bu lúc nào cũng đông...

TP.HCM ‘tìm đường’ bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Câu hỏi này đã được chuyên gia đưa ra trao đổi, góp ý tại tọa đàm "TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Học viện Cán bộ TP.HCM sáng 27-11. Tọa đàm "TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" - Ảnh: THẢO LÊ Phát biểu tại...

Yêu cầu làm rõ cơ chế thưởng-sa thải người đại diện vốn tại doanh nghiệp nhà nước

NDO - Lần đầu đăng đàn sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Bộ trưởng Tài chính, ông Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cần có cơ chế thưởng và sa thải đối với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước một cách xứng đáng. Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn...

Hành trình “hiểu mình” nào cũng đáng trân trọng

Tiếp nối bài viết trong series "Tuổi nào cũng cần an yên" thuộc chiến dịch “chữa lành” Inner U là câu chuyện "Hiểu mình để vượt qua giới hạn" của chị Trần Xuân Ngọc Thảo, Giám đốc Nhân sự và Truyền thông tại VNG, một đại diện của Thế hệ Y đã có gần 8 năm gắn bó...

Mới nhất

Phú Quốc hôm nay