Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLuật Nhà giáo là cơ hội để điều chỉnh quan điểm trong...

Luật Nhà giáo là cơ hội để điều chỉnh quan điểm trong quản lý nhà nước về nhà giáo


Ngày 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các nội dung trong dự án Luật Nhà giáo nhận được nhiều ý kiến quan tâm, đóng góp từ các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ về quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo – một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo. 

PV: Trong dự thảo Luật Nhà giáo, một trong những điểm được cho là “đột phá” là đề xuất “ngành Giáo dục có vai trò và được chủ động hơn trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo”. Bộ trưởng có thể lý giải vì sao dự án Luật Nhà giáo đưa ra đề xuất này?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Quản lý nhà nước về nhà giáo là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển đội ngũ nhà giáo, từ lúc mới vào nghề, phát triển nghề nghiệp cho đến khi nhà giáo nghỉ hưu. Quản lý nhà nước về nhà giáo cần một khung pháp lý chuyên biệt phù hợp, trong đó nhà giáo, cả công lập và ngoài công lập, thấy được chính mình, nghề nghiệp của mình, sứ mệnh của mình, con đường phát triển của mình, có vậy mới đem lại sự thành công cho người học và đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội.

Có thể nói, Luật Nhà giáo chính là cơ hội để chúng ta điều chỉnh quan điểm, tư duy trong quản lý nhà nước về nhà giáo. Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được sự đổi mới hoàn thiện thể chế trong quản lý nhà nước về nhà giáo, chuyển trọng tâm từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực.

Điểm khác biệt cơ bản của quản trị nguồn nhân lực so với quản lý nhân sự như hiện nay là nhà giáo được nhìn nhận như một nguồn lực chủ yếu đóng góp vào thành công của giáo dục. Nguồn lực này bao gồm những nhà chuyên nghiệp trong nghề dạy học, được đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ theo một hệ thống các quy định do ngành Giáo dục thực hiện, nhằm bảo đảm có sự gắn kết giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo với mục tiêu và yêu cầu phát triển của giáo dục.

Việc chuyển tư duy quản lý nhà nước về nhà giáo sang mô hình quản trị nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giáo dục đứng trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Luật Nhà giáo sẽ là khung pháp lý nhất quán, có hiệu lực và hiệu quả để kiến tạo và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, chủ thể quản lý nhà nước về nhà giáo được nhấn mạnh về phía trách nhiệm của ngành Giáo dục và được phân cấp cụ thể từ Bộ tới Sở, Phòng và các cơ sở giáo dục. Định hướng xây dựng Luật sẽ gia tăng yếu tố chuyên môn, lấy yếu tố chất lượng trong cả việc đào tạo và tuyển dụng nhà giáo.

Tôi nhấn mạnh đến yếu tố chuyên môn và chất lượng trong công tác quản lý nhà giáo vì chính yếu tố này sẽ đảm bảo cho yếu tố quản lý nhà nước có được sự đổi mới trong cả khối công và khối tư. Luật cũng sẽ hướng dẫn quản lý thống nhất, thông suốt trong toàn hệ thống với sự phân cấp rõ ràng nhưng đảm bảo được việc tuyển dụng, điều động, hoán đổi, sử dụng nhịp nhàng, thống nhất trong toàn quốc.

Chúng tôi mong rằng, việc quản lý nhà nước về nhà giáo được xây dựng trên yếu tố chuyên môn và chất lượng như vậy sẽ hướng đến việc quản lý chặt chẽ hơn, thực chất hơn và nhà giáo cảm thấy thoải mái hơn, tự do hơn trong hoạt động nghề nghiệp và có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, đóng góp với nghề.

PV: Dự án Luật Nhà giáo tiếp tục đề xuất “lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp”. Trước đó nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, và mới đây được nhắc lại trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, nội dung này chưa thực hiện được. Liệu lần này, khi đưa vào dự thảo Luật có thực hiện được không, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, là ưu tiên chiến lược. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định rõ về chính sách tiền lương cho nhà giáo, Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị mới đây nhắc lại, điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện quan điểm thực thi chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo. Và điều này giúp cho đội ngũ nhà giáo rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với giáo dục nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng.

Trong suốt thời gian vừa qua, dù đã có những thay đổi nhưng cơ bản chúng ta chưa thực hiện được nhiều về mặt chính sách tiền lương cho nhà giáo, bởi thực sự vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Có thể thấy, nhà giáo chiếm số lượng đông đảo, với trên 1 triệu người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Do đó, dẫu thực sự quan tâm, nhưng để hiện thực hóa sự quan tâm này, còn phải cân đối nguồn ngân sách nhà nước có thể chi trả. Đất nước ta đến nay cũng mới thoát nghèo chưa lâu, nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước còn rất nhiều và người lao động nhìn chung còn nhiều khó khăn chứ không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo. Cho nên, tuy đã có một định hướng rất rõ ràng, nhưng để thực hiện được sẽ phải cần thêm những tính toán phù hợp về nguồn lực.

Khi đưa đề xuất về chính sách tiền lương vào dự thảo Luật Nhà giáo, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại, đây là việc cần thiết và cần tính toán. Ở góc độ nào đó cũng cần nhìn nhận, trong thời gian vừa rồi, dù chưa thực hiện được nhiều, song với hai đợt điều chỉnh mức lương cơ sở, đời sống của đội ngũ nhà giáo cũng đã được cải thiện một bước, đem lại cho nhà giáo nhiều sự động viên.

PV: Một trong những động lực to lớn để nhà giáo có thể gắn bó với nghề, yêu nghề, đó là vị thế và sự tôn vinh nghề nghiệp. Theo Bộ trưởng cần có giải pháp như thế nào để có thể tiếp tục nâng cao được vị thế của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Phải khẳng định lực lượng nhà giáo luôn rất yêu nghề và rất mong muốn được xã hội chia sẻ, ghi nhận, để thể hiện tốt nhất bản thân, cống hiến cho nghề nghiệp và có cơ hội để thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

Thời gian qua, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học đã tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng để quản trị ngành, đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, với tính chất là một lực lượng viên chức, người lao động rất đặc biệt thì cũng cần thêm những cơ sở pháp lý để những sự ghi nhận, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của nhà giáo được thể chế hóa.

Với dự án Luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 này, chúng tôi mong rằng, với các chính sách được đề cập trong Luật, khi được thông qua, được thực thi trong thực tế, sẽ là công cụ quan trọng để phát triển lực lượng nhà giáo.

Sở dĩ trong 10 năm qua, vấn đề lương cho giáo viên chưa được thực hiện như mong muốn, một phần cũng chính vì còn thiếu những căn cứ pháp lý. Tôi hy vọng Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, cho những sự khẳng định, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/luat-nha-giao-la-co-hoi-de-dieu-chinh-quan-diem-trong-quan-ly-nha-nuoc-ve-nha-giao-post1136931.vov

Cùng chủ đề

Quốc hội thống nhất tăng vốn cho Vietcombank, gỡ khó Vietnam Airlines

Quốc hội đồng ý bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương để thực hiện mức lương cơ sở. Các đại biểu tham dự kỳ họp - Ảnh: GIA HÂN Chiều 30-11, với 464/464 (100% đại biểu có mặt) tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trước đó, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng...

Tăng lương để cải thiện đời sống đội ngũ nhà giáo

Lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo là câu chuyện đã được bàn lâu nay, đã được đưa vào Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nhưng vẫn chưa thể đi vào thực tế đời sống. Làm sao để thu hút người giỏi vào sư phạm và nhà giáo thực sự sống được bằng nghề vẫn là nỗi trăn trở chưa có lời giải. ...

Thành phố Hải Phòng không tổ chức HĐND quận, phường từ 1/7/2026

Sáng 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu). UBND quận loại 1 có không quá 3 phó chủ tịch Quốc hội quyết nghị chính quyền địa phương ở thành phố Hải Phòng, thành phố Thủy Nguyên, huyện, xã, thị trấn tại thành phố là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và...

Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ 8, quyết chủ trương xây đường sắt tốc độ cao

(VTC News) - Tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Ngày 30/10, Quốc hội bước vào ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8. Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn) Theo nghị trình, đầu giờ...

Hôm nay, Quốc hội quyết chủ trương đường sắt tốc độ cao Bắc

Sau hơn 29,5 ngày làm việc, hôm nay (30/11), kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc cuối cùng, quyết định nhiều nội dung quan trọng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo viên một trường ngoài công lập ở TP.HCM nhận lương cao nhất hơn 60 triệu/tháng

  Ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm cho biết, mức lương bình quân giáo viên của trường hiện nay là hơn 30 triệu đồng/tháng, cao nhất 60,7 triệu/tháng, thấp nhất là 14 triệu/tháng. Hằng năm, nhà trường tăng khoảng 10% đối với lương của giáo viên, trong khi học phí tăng từ 3-5%. "Chúng tôi hiện nay phải cố gắng trả gấp đôi hoặc cao hơn để thu hút được nhà giáo. Luật...

3 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông khi nghe lời Google Maps

Vụ tai nạn xảy ra tại quận Bareilly, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) khi một chiếc ô tô đi theo chỉ dẫn của Google Maps dựa trên hệ thống GPS lên một con cầu chưa hoàn thiện khiến họ bị rơi từ cầu xuống sông Ramganga. Hậu quả của vụ việc đã khiến 3 người trên xe thiệt mạng. ...

Bến Tre công nhận thêm 11 sản phẩm OCOP

VOV.VN - Tỉnh Bến Tre vừa trao giấy chứng nhận, giải thưởng cho các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP đạt 4 sao, 5 sao tỉnh Bến Tre đợt 1/2024. Đây là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm đạt OCOP nhất khu vực ĐBSCL.   Theo đó, Sở NN&PTNT Bến Tre đã trao chứng nhận, giải thưởng cho 11 sản phẩm của 8 chủ thể. Đáng chú ý là có 1 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc...

Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ học vì mưa lớn

Dự báo trong ngày hôm nay (25/11), mực nước trên các sông ở Thừa Thiên Huế tiếp tục lên, đỉnh lũ ở Sông Hương và Sông Bồ có thể đạt và vượt mức Báo động 3, đề phòng ngập lụt diện rộng ở vùng hạ du.  ...

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam đã đạt thành tích ấn tượng với 19 giải thưởng, gồm: 1 giải Vô địch hạng mục Sơ cấp (của học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Hồ Chí Minh); 1 giải Nhất hạng mục Trung cấp (của học sinh Trường Tiểu học Bình Thủy, thành phố Cần Thơ); 10 giải Ba và 7 giải Khuyến khích. Những thành tích xuất sắc này cho thấy tiềm năng vượt trội của thế...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Hệ thống Trường liên cấp Newton – 15 năm xây dựng Hình mẫu giáo dục tiên tiến

Những thành tích Hệ thống Trường liên cấp Newton đạt được 15 năm qua không chỉ ghi dấu ấn về đổi mới giáo dục, mà còn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần hội nhập quốc tế. 15 năm “vàng son” của Hệ thống trường liên cấp Newton  Hệ thống Trường liên cấp Newton vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập. Tại buổi lễ, nhà giáo Hoàng Thị Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton...

Cùng chuyên mục

TP HCM trau chuốt sản phẩm để thu hút du lịch tại chỗ

(NLĐO)- Du lịch tại chỗ được cho là giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, linh hoạt, dễ thích nghi và giảm tác động môi trường. ...

Những đứa trẻ nhắc người lớn không vứt rác bừa bãi

Một em bé nhiều lần nhắc ông không vứt rác bừa bãi. Cuối cùng ông cậu bé lại trở thành người thu gom rác thải tái chế trong nhà, mang tới trường góp cho cô giáo làm giáo cụ cho các bé chơi. Trước...

Khai trương Trung tâm Ngoại ngữ Quốc tế Sao Mai tại TP Hồ Chí Minh

Sự kiện có sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo, là đại diện lãnh đạo các sở, ngành; đơn vị trường học; đoàn thể của các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; đại diện các Chi nhánh MIF ở các quốc gia; đông đảo học viên của MIF tại TP Hồ...

Nữ trí thức dân tộc thiểu số

Đội ngũ nữ trí thức dân tộc thiểu số (DTTS) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như đấu tranh xóa bỏ định kiến giới. Tuy nhiên, để có thể đứng...

Trường Đại học Ngoại thương trao bằng cho hơn 500 tân thạc sĩ, tiến sĩ năm 2024

(ĐCSVN) – PGS. TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương bày tỏ mong muốn các tân thạc sĩ, tân tiến sĩ sẽ là những đại sứ FTU lan tỏa các giá trị của Trường Đại học Ngoại thương đi mọi nơi. Ngày 30/11, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) đã long trọng tổ chức Lễ trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ năm 2024 cho hơn 500 tân thạc sĩ và tân tiến sĩ. Trong phần tổng...

Mới nhất

Cơ hội hay rủi ro?

Tháng 12 hứa hẹn nhiều thách thức cho thị trường vàng do biến động mạnh từ lạm phát, thị trường lao động Mỹ và chính sách mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump Tháng 12 đầy thách thức cho thị trường vàng Thị trường vàng đang trải qua giai đoạn biến động...

Những đứa trẻ nhắc người lớn không vứt rác bừa bãi

Một em bé nhiều lần nhắc ông không vứt rác bừa bãi. Cuối cùng ông cậu bé lại trở thành người thu gom rác thải tái chế trong nhà, mang tới trường góp cho cô giáo làm giáo cụ cho các bé chơi. ...

Tấm lòng “Mẹ đỡ đầu” trong cộng đồng phụ nữ Việt Nam tại châu Âu

(ĐCSVN) - Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khởi xướng, đang được Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu hưởng ứng mạnh mẽ, tích cực vận động chị em tham gia tại khắp các nước châu Âu. ...

Thủ tướng: Chống thất thu khi chuyển nhượng bất động sản hai giá

Cần ban hành quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, xây dựng, ban hành bảng giá đất mới; tăng kiểm tra xử lý vi phạm các dự án bất động sản. ...

Khai trương Trung tâm Ngoại ngữ Quốc tế Sao Mai tại TP Hồ Chí Minh

Sự kiện có sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo, là đại diện lãnh đạo các sở, ngành; đơn vị trường học; đoàn thể của các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây...

Mới nhất

Cơ hội hay rủi ro?