Trang chủKinh tếNông nghiệpKịp thời lắng nghe, giải đáp vướng mắc của nông dân

Kịp thời lắng nghe, giải đáp vướng mắc của nông dân


Báo cáo tổng hợp kiến nghị của nông dân Thủ đô, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa cho biết, có 68 ý kiến, qua tổng hợp có 36 kiến nghị theo 3 nhóm vấn đề.

Quang cảnh hội nghị đối thoại. Ảnh: Phạm Hùng
Quang cảnh hội nghị đối thoại. Ảnh: Phạm Hùng

Tại hội nghị, có 12 đại biểu là nông dân, chủ trang trại, cán bộ Hội Nông dân cơ sở nêu câu hỏi với lãnh đạo thành phố. Dưới sự điều hành của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền, lãnh đạo các sở, ngành trao đổi, giải đáp từng kiến nghị.

Cần cơ chế, chính sách đủ mạnh phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn

Bà Nguyễn Thị Hồng, hội viên nông dân xã Dân Hòa (huyện Thanh Oai) bày tỏ sự quan tâm đến cơ chế, chính sách của TP trong việc thúc đẩy liên kết 6 nhà “Nhà nước, nông dân, nhà khoa học; doanh nghiệp; ngân hàng; nhà phân phối” nhằm giúp nông dân sản xuất nông sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Bà Nguyễn Thị Hồng, hội viên nông dân xã Dân Hòa (huyện Thanh Oai) nêu ý kiến. Ảnh: Phạm Hùng
Bà Nguyễn Thị Hồng, hội viên nông dân xã Dân Hòa (huyện Thanh Oai) nêu ý kiến. Ảnh: Phạm Hùng

Trả lời câu hỏi này, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết: Sở Công Thương và các sở, ngành TP tiếp tục thông tin, mời các hợp tác xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương, hội chợ, triển lãm, tuần hàng… để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ nông sản của các địa phương.

Trên cơ sở rà soát mục sản phẩm nông sản thực phẩm địa phương, sản phẩm mùa vụ cần kết nối vào các kênh phân phối: siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của các huyện, Sở Công Thương cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối để tổ chức kết nối, tiêu thụ. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân làm việc trực tiếp đến bộ phận thu mua của các kênh phân phối để gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn vào hàng của các kênh phân phối để kết nối, tiêu thụ theo nhu cầu.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh Hà (huyện Thường Tín) Bùi Thị Thanh Hà bày tỏ mong muốn, được biết, triển khai Luật Đất Đai năm 2024, TP sẽ cho phép các hợp tác xã sản xuất rau an toàn công nghệ cao làm khu vự phụ trợ thiết yếu như: nhà sơ chế, kho lạnh, khu bảo quản nông sản khô và vật tư sản xuất, bao gói, khu chứa nước tưới, lắp đặt nhà màng… như thế nào?

Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Minh Tấn trả lời câu hỏi của đại biểu nông dân. Ảnh: Phạm Hùng
Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Minh Tấn trả lời câu hỏi của đại biểu nông dân. Ảnh: Phạm Hùng

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Minh Tấn cho biết, UBND TP đã chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định Quy định về xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội theo quy định tại khoản 3 Điều 178 Luật Đất đai và khoản 1 Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về sử dụng đất nông nghiệp. Hiện nay, Sở NN&PTNT đã xây dựng dự thảo quyết định, đang trong quá trình xin ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan, dự kiến trình UBND TP ban hành trong quý I/2025.

Nông dân cần được hỗ trợ chuyển đổi số

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì) Nguyễn Thị Phương đề nghị TP có chính sách đặc thù hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp như: xây dựng App nông dân, phầm mềm quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, phầm mềm quản lý hội viên, hỗ trợ trang bị thiết bị ứng dụng chuyển đổi số; đào tạo, tập huấn về kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, hội viên nông dân.

Đại biểu nông dân nêu câu hỏi với lãnh đạo TP tại hội nghị. Ảnh: Phạm Hùng
Đại biểu nông dân nêu câu hỏi với lãnh đạo TP tại hội nghị. Ảnh: Phạm Hùng

Giải đáp câu hỏi này, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết: để việc triển khai chuyển đối số, ứng dụng CNTT trong hội nông dân một cách tổng thể, Hội Nông dân TP cần chủ trì xây dựng Đề án trong đó đánh giá hiện trạng, sự cần thiết và đề ra một số nội dung chính bao gồm: mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình thực hiện báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng giải đáp câu hỏi của đại biểu nông dân. Ảnh: Pham Hùng
Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng giải đáp câu hỏi của đại biểu nông dân. Ảnh: Pham Hùng

Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh) Phạm Thị Lý chia sẻ: hệ thống truy xuất nguồn gốc TP Hà Nội tại địa chỉ Check.hanoi.gov.vn do Sở NN&PTNT Hà Nội đang chủ trì vận hành đã tạo hiệu ứng rất tốt cho quản lý an toàn thực phẩm, nhận diện và khẳng định thương hiệu nông sản của nông dân, hợp tác xã. Để đáp ứng trong bối cảnh mới, bà Lý đề nghị UBND TP nâng cấp thêm modul Livestream nhật ký sản xuất, bán hàng; đồng thời phân công Hội Nông dân TP vai trò truyền thông, tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật khuyến khích sử dụng, phát triển cơ sở dữ liệu người dùng.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản của TP Hà Nội hoạt động hiệu quả. Ảnh: Ngọc Ánh 
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản của TP Hà Nội hoạt động hiệu quả. Ảnh: Ngọc Ánh 

Về nội dung này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại thông tin: Từ năm 2018 đến nay, Hệ thống truy xuất nguồn gốc TP Hà Nội tại địa chỉ Check.hanoi.gov.vn hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 3.533 cơ sở là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản; đã cấp 14.050 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản lên hệ thống.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc này cũng đã được liên kết ứng dụng “công dân thủ đô số” iHanoi và phát triển hoàn thiện sẵn sàng kết nối với thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa Quốc gia.

Ông Nguyễn Xuân Đại cho rằng, Hội Nông dân TP cần có nội dung đề xuất cụ thể, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT (Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) để cùng xem xét tính phù hợp, tính khả thi và hiệu quả mang lại trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại.

Tăng hiệu quả xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp, làng nghề

Giám đốc HTX nông nghiệp xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) Vũ Văn Đình đề nghị TP quan tâm cho mở rộng trung tâm thiết kế sáng tạo, trưng bày các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP gắn với du lịch. Bên cạnh đó, TP cần có chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển các cửa hàng kết nối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tại các chợ truyền thống trên địa bàn.

Khách du lịch tham quan điểm bán và giới thiệu sản phẩm làng nghề khảm chai Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên.  Ảnh: Công Tâm
Khách du lịch tham quan điểm bán và giới thiệu sản phẩm làng nghề khảm chai Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên.  Ảnh: Công Tâm

Giải đáp và thông tin thêm về các giải pháp của TP, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho hay: ngày 25/10/2022 UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND về phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2025.

Nguồn kinh phí triển khai việc phát triển các Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch giai đoạn đến năm 2025, được huy động từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước đảm bảo theo đúng quy định; nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác.

Tính đến hết năm 2023, TP đã công nhận 10 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, trong năm 2024 đang khảo sát và hướng dẫn lập hồ sơ tại 6 điểm. Năm 2025 UBND TP tiếp tục hướng dẫn, công nhận thêm 5 – 8 mô hình Trung tâm Thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn TP.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh thông tin về các chính sách ngành Công Thương. Ảnh: Phạm Hùng
Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh thông tin về các chính sách ngành Công Thương. Ảnh: Phạm Hùng

Về nội dung hỗ trợ xây dựng và phát triển các cửa hàng kết nối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tại các chợ truyền thống, TP đã chỉ đạo Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với Ban quản lý các chợ và đại diện Hội nông dân rà soát, lựa chọn các vị trí, kiot trong khu vực chợ dân sinh, đặc biệt là chợ dân sinh khu vực nội thành, đáp ứng được các tiêu chí cửa hàng kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn chợ để ưu tiên xây dựng và phát triển Hệ thống. Cơ chế, chính sách thực hiện theo Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND TP về ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn TP Hà Nội.

Ông Phùng Huy Hội, hội viên nông dân xã Hữu Văn (huyện Chương Mỹ) gửi đến lãnh đạo TP câu hỏi: TP đã triển khai quy hoạch vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn như thế nào?

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại giải đáp kiến nghị của đại biểu nông dân. Ảnh: Phạm Hùng
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại giải đáp kiến nghị của đại biểu nông dân. Ảnh: Phạm Hùng

Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại thông tin: để xây dựng vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, phục vụ Nhân dân trên địa bàn TP và xuất khẩu, TP đã ban hành Danh mục định hướng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn TP Hà Nội tại Quyết định số 4537/QĐ-UBND ngày 11/9/2023.

Hiện nay, Danh mục đang được rà soát và đề xuất tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo sự phát triển hiệu quả của các vùng/khu sản xuất chuyên canh tập trung. UBND TP đã giao UBND cấp huyện phê duyệt chi tiết các khu, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung của địa phương.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/kip-thoi-lang-nghe-giai-dap-vuong-mac-cua-nong-dan.html

Cùng chủ đề

Xây dựng giai cấp nông dân Thủ đô nghĩ lớn, làm lớn

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô. ...

Hà Nội sẽ tăng ít nhất 50 hợp tác xã, 1.000 tổ hợp tác trong nông nghiệp

Hà Nội sẽ tăng ít nhất 50 hợp tác xã, 1.000 tổ hợp tác trong nông nghiệpUBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030" trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kế hoạch nhằm nâng cao vai trò, nhận thức, trách...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn dự lễ khai mạc Tuần hàng quảng bá, giới thiệu nông sản chất lượng...

Dự lễ khai mạc có đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy...

Hội Nông dân TP Hà Nội và Hội Nông dân 36 tỉnh, thành ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024-2028

Tới dự và chỉ đạo Hội nghị, về phía Trung ương có đồng chí Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; về phía Hà Nội có đồng chí Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch...

Hội Nông dân Hà Nội xây dựng hình ảnh nông dân Thủ đô năng động

Những điển hình nông dân Thủ đô xuất sắcVới mô hình trồng hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ cao, anh Bùi Văn Khá - Giám đốc HTX hoa Đồng Tháp (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế tầm nhìn đến năm 2050

Theo Kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy...

Thay đổi thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C

Kinhtedothi - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thay đổi thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C từ HĐND các cấp sang UBND các cấp. Chiều 29/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý. Luật...

Xây dựng nông dân Thủ đô thích ứng thời đại, vững bước vào kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi giai cấp nông dân Thủ đô phải có bản sắc riêng, khác biệt về tư duy và nhận thức, chủ động thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này. Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại hội nghị Đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ...

Đăng quảng cáo trực tuyến sai phạm, một công ty bị xử phạt 15 triệu đồng

Theo đó, Công ty TNHH Dịch vụ Dentsu (Việt Nam) đã đặt sản phẩm quảng cáo của nhãn hàng vào kênh mạng xã hội YouTube The Jimmy TV ngày 18/10/2024. Trong quảng cáo có nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng. Quy định tại khoản 2a Điều 38 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 13 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP...

Hà Nội gặp mặt cựu chiến binh tiêu biểu qua các thời kỳ

Kinhtedothi - Ngày 29/11, Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội tổ chức gặp mặt kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024). Dự cuộc gặp mặt có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết. Tại cuộc gặp mặt, các cựu chiến binh đã ôn...

Bài đọc nhiều

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Sơn La phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Với hơn 2.150 ha chè, trên 10.400 ha cây ăn quả và hơn 3.000 ha rau màu, cùng hệ thống 80 ha nhà kính, nhà lưới và hơn 500 ha ứng dụng tưới tiết kiệm, Mộc Châu đang hiện thực hóa tiềm năng kinh tế dồi dào. Đặc biệt, hơn 350 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp lên mức trung bình trên...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai tổ chức lớp đào tạo nghề trồng chè ngoài hiện...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Có 287 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, sau 3 năm (2022 - 2024) thực hiện bộ tiêu chí thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 gắn với mô hình miền quê đáng sống, toàn tỉnh có 287 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.Thời gian gần đây, tại các vùng nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, hoạt động gia cố, đóng mới nhà bè, ô lồng bè, đóng lọc, thả giống... để tái...

Thẳng thắn đối thoại, tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho nông dân Thủ đô

Nông nghiệp, nông dân đóng vai trò hết sức quan trọng Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; Hội Nông dân các cấp; đại biểu là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, hợp tác xã, DN trong lĩnh vực nông nghiệp và hơn 2.000 hội viên nông dân...

mật ngọt trên đất Kim Sơn

Ở xã Kim Sơn, gia đình ông Nguyễn Văn Nam là một trong những hộ đầu tiên bắt tay vào nuôi ong lấy mật. Với quy mô hơn 500 đàn ong, doanh thu mỗi năm của gia đình ông Nam đạt được không dưới 700 triệu đồng. Không chỉ hộ ông Nam, hàng trăm gia đình nơi mảnh đất vùng đồi gò bán sơn địa này cũng đang sống khỏe nhờ nghề nuôi ông lấy mật. Thống kê của...

TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng nông thôn mới có dư nợ hơn 84 ngàn tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt hơn 84.500 tỷ đồng.Tỷ lệ dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở TP. Hồ Chí Minh đến cuối tháng 10/2024 đã tăng 13% so với cuối năm 2023, chiếm 24% tổng...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với nông dân Thủ đô

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường UBND TP Hà Nội và kết nối trực tuyến 18 điểm cầu tại các huyện, thị xã với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo UBND TP, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; Hội Nông dân các cấp; đại biểu là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, hợp tác xã,...

Mới nhất

Vai trò đoàn viên, thanh niên đưa nền kinh tế nông nghiệp phát triển xanh, bền vững

(ĐCSVN) - Diễn đàn mở ra nhiều ý tưởng mới, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các đoàn viên, thanh niên kiến tạo một nền nông nghiệp xanh, bền vững. Ngày 29/11 tại Thái Bình, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Diễn đàn Thanh niên...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện dự án đầu tư công

(ĐCSVN) - Chiều 29/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý. Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước...

Đội tuyển Việt Nam tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng FIFA

(ĐCSVN) - Dù không thi đấu giao hữu trong tháng 11, Đội tuyển Việt Nam vẫn tăng 3 bậc, lên vị trí thứ 116 trên bảng xếp hạng thế giới và đứng thứ 21 ở khu vực châu Á. Ngày 28/11, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia trên...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế tầm nhìn đến năm 2050

Theo Kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn...

Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

Với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,69% tổng số đại biểu), chiều nay 29/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.Báo cáo...

Mới nhất