Trang chủNewsThế giớiHội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.

Các Ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Fiuggi-Anagni, Rome, Italy từ ngày 25-26/11. (Nguồn: G7italy.it)
Các Ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Fiuggi-Anagni, Rome, Italy từ ngày 25-26/11. (Nguồn: G7italy.it)

Ngày 25-26/11, Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã họp tại Fiuggi, Rome (Italy), bàn luận về nhiều vấn đề nóng.

Ưu tiên giải quyết xung đột

Trước hết, xung đột Nga-Ukraine là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hội nghị Ngoại trưởng G7 lần này. Theo đó, tuyên bố chung sau đó đã chỉ trích Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik tấn công Ukraine ngày 21/11 là “minh chứng cho hành động liều lĩnh và gây leo thang”. Đồng thời, Ngoại trưởng các nước G7 bày tỏ quan ngại trước việc Nga tiếp tục kiểm soát nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia và lập trường ủng hộ của Belarus. Về thông tin binh sĩ Triều Tiên xuất hiện ở xứ sở bạch dương, G7 coi đây là hành vi “mở rộng xung đột với hệ quả nghiêm trọng tới an ninh châu Âu và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Mặt khác, tuyên bố chung thể hiện sự ủng hộ xuyên suốt với Ukraine, từ nỗ lực phản công của nước này, công cuộc tái thiết hậu xung đột hay tiến trình đưa Kiev hội nhập sâu hơn với Liên minh châu Âu (EU) và châu Âu – Đại Tây Dương.

Một vấn đề được quan tâm không kém là tình hình Trung Đông, nổi bật là xung đột Israel-Hamas. Theo đó, tuyên bố chung kêu gọi các bên ngừng bắn tại Lebanon và Dải Gaza, đồng thời cho biết các Ngoại trưởng đã thảo luận về một số sáng kiến nhằm triển khai quá trình cứu trợ nhân đạo tại hai khu vực này.

Gần như cùng lúc diễn ra Hội nghị, Tổng thống Joe Biden cho biết Israel và Hezbollah đã nhất trí với thỏa thuận ngừng bắn lâu dài cho Mỹ đề xuất, với hiệu lực bắt đầu lúc 4h ngày 27/11 (giờ địa phương). Theo đó, quân đội và cảnh sát Lebanon sẽ triển khai đến biên giới của nước này với Israel trong 60 ngày tới, trong khi quốc gia láng giềng phía Nam sẽ “dần rút quân và dân thường còn lại”. Hezbollah sẽ không được phép” vào khu vực này.

Về phần mình, Văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết chính phủ Israel đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ đề xuất của Mỹ, song nhấn mạnh nước này “duy trì quyền hành động chống lại bất kỳ mối đe dọa nào tới an ninh của mình”.

Ngoại trưởng khối G7 tiếp tục chỉ trích chương trình hạt nhân của Tehran, phản đối Iran tấn công tên lửa vào Israel cũng như các hành động của một số nhóm vũ trang gây bất ổn “có liên quan tới Iran” tại khu vực. Song, tuyên bố chung không đề cập việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngày 23/11 ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Văn bản chỉ kêu gọi Israel “tuân thủ nghĩa vụ quốc tế trong mọi tình huống (thực hiện quyền tự vệ)”. Phản ứng này trái ngược so với thời điểm ICC ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đây.

Điểm nhấn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngoại trưởng các nước G7 dành sự quan tâm cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khối tiếp tục theo đuổi “một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế”, cam kết thúc đẩy sáng kiến Đối tác vì cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII) tại khu vực, nhất là thông qua Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi xướng.

Về Trung Quốc, một mặt, tuyên bố chung khẳng định G7 không “phân tách” khỏi Bắc Kinh, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của cường quốc châu Á với nền thương mại toàn cầu. Trên cơ sở đó, các bên cần duy trì đối thoại thẳng thắn, thường xuyên để nêu quan điểm, kiểm soát khác biệt, duy trì quan hệ ổn định, mang tính xây dựng, sẵn sàng hợp tác trong giải quyết thách thức toàn cầu.

Mặt khác, tuyên bố chung “quan ngại sâu sắc” về thái độ của Bắc Kinh với Moscow thông qua hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghiệp, chuyển giao vũ khí như máy bay không người lái, vật liệu lưỡng dụng. Ngoại trưởng các nước G7 kêu gọi Trung Quốc dừng các chính sách và hành động “phi thị trường”, không có hành vi “tác động hoặc gây nguy hại tới an ninh, các thể chế dân chủ”.

Đáng chú ý, bên cạnh các nội dung về nhân quyền, tình hình Hong Kong (Trung Quốc) hay eo biển Đài Loan, tuyên bố chung đã bày tỏ “sự quan ngại nghiêm trọng về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông”.

Các nội dung phản đối mở rộng chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, kêu gọi ngừng bắn ở Myanmar, Libya, Somalia, vấn đề người di cư và tình hình châu Phi cũng được đề cập.

Dấu ấn có phai?

Phản ứng trước các nội dung của G7 về quan hệ Nga-Trung, tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 26/11 cho rằng khối đang trở thành “liên minh địa chính trị”, hướng tới “mục tiêu chiến lược” riêng bằng cách phóng đại “mối nguy Trung Quốc”. Đồng thời, G7 chỉ trích Moscow phóng tên lửa đạn đạo tầm trung, trong khi chính Washington, nhân tố chủ chốt trong G7, lại cho phép Kiev sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tấn công mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga.

Đặc biệt hơn cả, tuyên bố chung mang đậm dấu ấn của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này thể hiện rõ nét trong các nội dung lớn từ xung đột Nga-Ukraine, Israel-Hamas tới quan hệ với Trung Quốc. Đơn cử trong số đó là việc chỉ trích Moscow, sự ủng hộ xuyên suốt với Kiev, lập trường cứng rắn trước Tehran, “nhẹ nhàng” hơn khi đề cập chính quyền Tel Aviv hay về nỗ lực “kiểm soát khác biệt”, “không phân tách” trong quan hệ với Bắc Kinh.

Đáng chú ý, dường như chính quyền Mỹ đương nhiệm đang gạt Nga ra khỏi các cuộc đàm phán hòa bình, kịch bản được cho là có thể xảy ra khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền. Tuyên bố chung nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng là “đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững, khôi phục sự thượng tôn đối với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”. Văn bản nhấn mạnh “không sáng kiến (hòa bình) nào về Ukraine có thể được triển khai mà không có Ukraine”. Tuy nhiên, tuyên bố chung lại không nhắc tới vai trò của Nga trong các sáng kiến này.

Liệu “điệu valse cuối cùng” của chính quyền đương nhiệm sẽ được nhớ mãi, hay sớm lùi vào dĩ vãng khi Nhà Trắng có ông chủ mới vào năm sau?

Thời gian sẽ trả lời.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hoi-nghi-ngoai-truong-g7-dieu-valse-cuoi-cung-295391.html

Cùng chủ đề

“Đột kích” Vincom săn deal khủng, rinh quà đỉnh dịp Black Friday

Ngày hội mua sắm Black Friday đang bước vào cao điểm. Đây chính là cơ hội vàng để các tín đồ mua sắm thỏa sức săn deal “đỉnh nóc kịch trần” với những chương trình khuyến mãi hấp...

Xây dựng giai cấp nông dân Thủ đô nghĩ lớn, làm lớn

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô. ...

Mỹ tiếp tục “bơm dầu” vào xung đột Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2024: Mỹ tiếp tục 'bơm dầu' vào xung đột Ukraine khi quyết định viện trợ vũ khí mới cho Kiev trong cuộc xung đột. Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ Joe Biden tỏ ra phẫn nộ trước các cuộc tấn công của Nga vào khu phức hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine và cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này; gọi cuộc tấn công là "kinh...

Mở lại tuyến vận tải Phòng Thành Cảng (Trung Quốc)

Ngày 29/11, tại cửa khẩu Cầu Bắc Luân II, tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái đã chính thức khôi phục lại hoạt động. ...

Cận cảnh vị trí, hình dáng nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng sát hồ Tây

TPO - Theo phương án đã được UBND quận Tây Hồ đưa ra lấy ý kiến nhân dân hồi tháng 7/2022, nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An có diện tích khoảng 13.000 m2, thiết kế nổi trên mặt hồ Đầm Trị, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. TPO - Theo phương án đã được UBND quận Tây Hồ đưa ra lấy ý kiến nhân dân hồi tháng 7/2022, nhà hát Opera tại bán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic diễn ra trong tuần này ở Thụy Điển.

Hòa Bình tập trung phát triển ‘mỏ vàng’ du lịch

Những ưu đãi từ thiên nhiên, các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình đồi núi, hang động, mặt nước đã tạo cho Hoà Bình sự độc đáo về cảnh quan và hệ sinh thái. Địa phương đang tận dụng triệt để lợi thế này để phát triển và trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Trao học bổng Đức năm học 2024-2025 cho sinh viên nghèo vượt khó, có thành tích học tập tốt

Ngày 28/11, Tại Văn Miếu - Quốc tử Giám (Hà Nội) Văn phòng Hessen, Tổ chức hỗ trợ Đại học thế giới CHLB Đức (WUS) phối hợp với Bộ GD& ĐT tổ chức lễ trao học bổng của Bộ Khoa học và nghệ thuật bang Hessen, Tổ chức WUS cho các sinh viên xuất sắc năm học 2024-2025, khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo như Suez, Panama, Kiel... giống như cánh cổng thần kỳ của chú mèo máy Doraemon, giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.

Con người – chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.

Bài đọc nhiều

Mỹ chính thức vào quá trình chuyển giao quyền lực, phong thanh tin nhóm ông Trump muốn làm điều này với Triều Tiên

Nhà Trắng đã ký biên bản ghi nhớ với nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, chính thức cho phép ông Trump bắt đầu quá trình chuyển giao với chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden.

Mỹ ‘chuyển nhà’ cho tàu ngầm hạt nhân đến cảng chiến lược Thái Bình Dương

Hải quân Mỹ ngày 26.11 thông báo tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS Minnesota đã có mặt tại căn cứ đảo Guam và sẽ đồn trú tại đây cùng 4 tàu ngầm khác. ...

Thế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân

Tốc độ phát triển điện hạt nhân trên thế giới đang nóng dần, khiến Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dự báo lĩnh vực này sẽ tăng mạnh trong nhiều thập niên tới. ...

Nước Anh nỗ lực vì một thế hệ không khói thuốc

Với 415 phiếu thuận và 47 phiếu chống, Hạ viện Anh ngày 26/11 thông qua dự luật thuốc lá và thuốc lá điện tử nhằm tạo nên thế hệ không khói thuốc đầu tiên tại nước này.

Ukraine bị tuýt còi, tìm đến Đông Bắc Á cầu viện; Nga hành động gắt với Anh; “vỡ òa” lệnh ngừng bắn ở Lebanon

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Cùng chuyên mục

Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic diễn ra trong tuần này ở Thụy Điển.

Tổng thống Putin công khai xin lỗi cựu Thủ tướng Đức Merkel vụ con chó

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28.11 đã xin lỗi cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, nói rằng ông không cố ý làm bà sợ khi ông mang theo con chó cưng của mình đến cuộc họp với bà vào năm 2007. ...

Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo như Suez, Panama, Kiel... giống như cánh cổng thần kỳ của chú mèo máy Doraemon, giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.

Chính phủ Chad chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp

Chính phủ Chad ngày 28.11 tuyên bố họ đã chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp, động thái có thể khiến binh sĩ Pháp rời khỏi quốc gia Trung Phi này. ...

Nâng cấp để thích ứng

Với việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược và những cam kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực cho thấy quan hệ Malaysia-Hàn Quốc đã có bước tiến mới.

Mới nhất

Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 “địa chỉ” giải ngân đầu tư công đạt thấp

UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê bình, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục đối với 19 cơ quan, đơn vị, địa phương có kết quả giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước. Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấpUBND tỉnh Khánh Hòa đã phê...

Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An

UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Địa điểm tại phường Quảng An, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng AnUBND...

Sản phẩm sơ mi rơ moóc bị điều tra chống lẩn tránh thuế tại Canada

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam. Canada vừa khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc của Việt Nam. Vụ việc được điều tra theo Đạo luật...

Giá vàng thế giới đu tàu lượn, xoá sạch thành quả 4 phiên tăng

Áp lực chốt lời gia tăng, giá vàng thế giới đã giảm tới 100 USD/ounce chỉ trong một ngày, xoá đi toàn bộ nỗ lực tăng 4 phiên gần nhất. Vàng giao ngay giảm còn 2.627 USD/ounce. Vàng miếng SJC bán ra bán ra chỉ còn hơn 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành...

3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo

Sau ba năm, chỉ có 23/63 tỉnh thành thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường đại học sư phạm. Nghị...

Mới nhất