GĐXH – Tuổi 60 của bạn là khoảng thời gian thú vị với những cột mốc quan trọng khi đã nghỉ hưu. Nếu muốn cuộc sống ở tuổi xế chiều an nhàn hơn, hãy cố gắng dừng lại trước 6 điều dưới đây.
Người ở tuổi 60 đã trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống, chứng kiến nhiều câu chuyện ở đời. Vào độ tuổi “tiền bối” này, nếu muốn sống an yên, vui vẻ suốt quãng thời gian tuổi già thì nên tránh xa những điều dưới đây:
1. Lợi ích
Người xưa có câu “tiền bạc càng vay càng mỏng, tình cảm càng mượn càng nhạt”. Trên thực tế, một khi con người bước qua tuổi 60 tuổi là đồng nghĩa với việc họ đã già.
Có rất nhiều việc họ không thể kiểm soát và giải quyết như khi còn trẻ. Thế nên sau khi bước qua tuổi 60, chúng ta phải biết bình tâm hơn.
Bản chất của lợi ích là đòi hỏi sự trao đổi giữa 2 bên với nhau, một khi bạn không có giá trị nữa thì sẽ rất ít người đuổi theo và coi trọng bạn.
Người đến tuổi 60, cơ thể bạn đã già, tư tưởng và năng lực cũng dần suy thoái… Bạn không có nhiều giá trị như xưa nữa, làm thế nào mà người khác có thể trao đổi lợi ích với bạn?
Thế nên, một khi đã đến tuổi 60, đừng “kết giao” với 2 từ “lợi ích”, vì năng lực của bạn không còn được coi trọng nữa.
Bây giờ, đã không còn trẻ nữa, bạn đừng cố ép bản thân, hãy để tâm hồn thư thả và học cách đối xử tốt hơn với chính mình hơn.
2. Hút thuốc và uống rượu
Một số người hút thuốc và uống rượu khi còn trẻ. Khi đã đến tuổi 60, dù có nghiện thuốc lá hay uống rượu đến đâu thì cũng nên bỏ kịp thời.
Độc tố trong thuốc lá và rượu rất mạnh, nhiều cụ già hút thuốc và uống rượu cả đời, khi về già thân thể hư nhược, các loại bệnh tật ập đến.
Sau 60 tuổi thể lực của người cao tuổi sẽ giảm dần, thể lực không còn khỏe như xưa, lúc này nếu còn hút thuốc, uống rượu bia thì rất dễ tự rước nhiều bệnh vào người.
3. Tranh luận
Một khi đến tuổi 60, chúng ta không nên cãi vã, cáu gắt, kích động. Hãy học cách bình tĩnh, để mọi chuyện thuận theo tự nhiên. 60 là tuổi “mặc kệ lời ngoài tai”, không phải tuổi “xông pha chiến trường”, thế nên sự yên ổn quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.
“Mặc kệ lời ngoài tai” ở đây là khuyên bạn không nên tranh luận với người khác. Thắng một cuộc tranh luận, đối với bạn cũng chẳng có lợi gì cả.
Bạn đã 60 tuổi rồi, tốn hơi sức để tranh luận có ích gì không? Điều bạn cần làm là không cáu gắt, không bốc đồng.
Những cuộc tranh luận vô nghĩa chỉ làm tăng thêm gánh nặng tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Tuy nhiên, có người chỉ muốn tranh luận vui, dù biết mình sai nhưng vẫn phải tìm cách phản bác, đây là một thú vui không nên có, nhất là đối với những người tuổi xế chiều, “kiệm lời” vẫn hơn.
4. Không giao tiếp xã hội
Sự cô lập xã hội là điều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người trên 60 tuổi.
Sự cô đơn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và có thể làm tăng 50% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi.
Giao tiếp xã hội giữ cho não hoạt động và giảm căng thẳng. Do đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh từ bệnh Alzheimer đến bệnh tim và ung thư.
Nên duy trì kết nối xã hội bằng cách thường xuyên giao lưu với bạn bè và những người thân yêu, tham gia hoạt động hoặc các nhóm hỗ trợ, nhóm tình nguyện.
5. Bài bạc
“Sòng bạc không tình thương”. Khi bước qua tuổi 60, con người cần phải có quyết tâm riêng và xây dựng cho mình một cuộc sống về hưu thật phong phú.
Ở cái tuổi đang hưởng thụ hạnh phúc gia đình thì hà cớ gì phải đụng vào những thú vui không lành mạnh.
Người xưa có câu “Mười canh bạc chín canh thua”, câu này không phải là không có lý, khi chơi bài, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng cuối cùng không có ai thắng, thay vào đó người chơi chỉ biết chung tiền.
Người trẻ còn biết rằng bài bạc chính là thủ phạm chính gây ra bất hòa trong gia đình, không lẽ người già lại không hay điều này?
Thế nên, vì muốn con cái yên tâm, vì sức khỏe của chính mình và sự hòa hợp của gia đình, hãy tránh xa bài bạc dưới mọi hình thức.
6. Thức khuya
Thức khuya là tiêu chuẩn của con người hiện đại, đồng thời cũng là thói quen xấu gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Đối với người cao tuổi, việc thức khuya cũng là điều rất không nên làm. Do thể chất của người cao tuổi đã kém đi, càng lớn tuổi các cơ quan càng thoái hóa, nếu thường xuyên mệt mỏi, thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, thiếu ngủ sẽ dễ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.
Và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sẽ tăng dần, tim mạch sẽ xuất hiện bệnh mạch máu não.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/6-viec-ban-nen-ngung-lam-khi-bat-dau-buoc-vao-tuoi-60-de-nghi-huu-khoe-manh-hanh-phuc-an-nhien-172241129122524179.htm