Trang chủChính trịNgoại giao‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0,...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng. (Nguồn: Getty Images)
Nhằm thoát năng lượng Nga, EU sẽ hỗ trợ dự án Hành lang khí đốt thẳng đứng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng cho các khu vực Đông, Nam và Trung Âu. (Ảnh minh họa – Nguồn: Getty Images)

Việc châu Âu “ly hôn” với khí đốt của Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022) không hề dễ dàng. Thêm vào đó, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với kế hoạch chính quyền Trump 2.0 và những thách thức về khoảng cách giá năng lượng giữa lục địa già và nền kinh tế lớn số 1 thế giới có thể sẽ làm phức tạp thêm tình hình năng lượng tại châu Âu.

Đã hơn hai năm kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) ra mắt REPowerEU, một sáng kiến ​​với mục tiêu loại bỏ dần việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, sử dụng tiết kiệm, đa dạng hóa nguồn cung cấp và sản xuất năng lượng sạch.

Trong thời gian qua, EU thông báo rằng họ đã thành công trong việc giảm 18% lượng tiêu thụ khí đốt, vượt qua sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Moscow và lần đầu tiên sản xuất nhiều điện từ gió và mặt trời hơn từ khí đốt.

Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu này, khối 27 quốc gia thành viên vẫn phải vật lộn để vượt qua những “đợt thủy triều” mạnh trong hơn hai năm qua. EU trước đây vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch của xứ sở bạch dương, đặc biệt là khí đốt tự nhiên được vận chuyển qua các đường ống như Nord Stream (Đường ống phương Bắc).

Vai trò địa chính trị của khí đốt

Một phân tích do Viện Brookings thực hiện mới đây lưu ý rằng, mặc dù châu Âu đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, khí đốt của Nga vẫn tìm được đường đến EU, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Khí đốt của Nga chiếm 14,8% tổng nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu, điều này làm nổi bật những điểm yếu về năng lượng ở các quốc gia thành viên EU. Chiến lược vũ khí hóa nguồn cung cấp khí đốt để tạo đòn bẩy chính trị là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm khiến châu Âu ngày càng phụ thuộc vào năng lượng từ nước này.

Moscow đang phải vật lộn để chuyển hướng xuất khẩu khí đốt sang các thị trường khác ngoài EU. Một điểm không thuận là cơ sở hạ tầng hiện tại không dễ dàng để vận chuyển khí đốt Nga với các thị trường lớn như Trung Quốc. Tuy nhiên, tin vui đến với Moscow là các đối tác của họ trong EU vẫn rất kiên quyết trong việc ủng hộ khí đốt của xứ bạch dương.

Vào mùa Hè vừa qua, Slovakia và Hungary đã từ chối đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc sử dụng đường ống dẫn dầu Adriatic của Croatia để thay thế nguồn cung cấp của Nga, với lý do chi phí cao và lo ngại về độ tin cậy.

Bất chấp các lệnh trừng phạt, Hungary và Slovakia vẫn tái lập thành công việc nhập khẩu dầu từ Nga thông qua đường ống Druzhba, đi qua lãnh thổ Ukraine. Động thái này cho thấy sự linh hoạt trong quan hệ năng lượng giữa Nga và một số quốc gia Trung và Đông Âu.

Theo đó, trong tháng 9/2024, công ty dầu khí MOL Hungary đã vận chuyển khoảng 300.000 tấn dầu đến các nhà máy lọc dầu tại Hungary và Slovakia. Đây là kết quả sau khi giải quyết thành công cuộc khủng hoảng cung ứng liên quan đến công ty Lukoil của Nga.

Đa dạng hóa nguồn cung

Một phân tích khác của Ember, nhóm nghiên cứu năng lượng toàn cầu, cho biết, nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa đạt được các mục tiêu năng lượng của EU. Các dự thảo kế hoạch năng lượng và khí hậu quốc gia (NECP) và các chính sách cho thấy năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quan trọng.

Các dự báo khẳng định năng lượng tái tạo có thể tạo ra 66% điện năng của toàn EU vào năm 2030. Và trên thực tế, các mục tiêu đầy tham vọng về điện gió và điện mặt trời đã tăng đáng kể kể từ năm 2019. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa đạt được mục tiêu 72% theo kế hoạch REPowerEU đặt ra.

EU sẽ hỗ trợ dự án Hành lang khí đốt thẳng đứng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt ở Đông Âu, Nam Âu và Trung Âu, tăng cường kết nối năng lượng của khu vực. Dự án sẽ mở rộng năng lực vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đặc biệt từ Mỹ, tới châu Âu.

Mặc dù lượng khí đốt EU nhập khẩu qua đường ống của Nga giảm, nhưng giá cả cao hơn đã hạ thấp hiệu quả kinh tế của việc cắt giảm nguồn năng lượng từ xứ bạch dương. Do đó, LNG của Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu trong giai đoạn 2022-2023, sẽ vẫn là vấn đề thiết yếu.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng
Mặc dù lượng khí đốt EU nhập khẩu qua đường ống của Nga giảm, nhưng giá cả cao hơn đã hạ thấp hiệu quả kinh tế của việc cắt giảm nguồn năng lượng từ xứ bạch dương. (Nguồn: Reuters)

Ảnh hưởng từ “yếu tố Trump”

Trước những thách thức toàn cầu, với sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump cùng một đề xuất giải pháp hòa bình tiềm năng nhưng chưa rõ ràng về xung đột ở Ukraine, châu Âu có cơ hội củng cố chiến lược năng lượng của mình và hỗ trợ Kiev trong suốt quá trình này.

Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) đã kêu gọi Ủy ban châu Âu thực hiện các hướng dẫn nghiêm ngặt để loại bỏ dần dầu của Nga và giải quyết các lỗ hổng trong các gói trừng phạt, bao gồm cả hoạt động của đội tàu chở dầu bị coi là “lách luật”.

Để tránh những cám dỗ quay lại với năng lượng của Nga, Ủy ban châu Âu được khuyến khích thực thi các mục tiêu đã đề ra. CREA lập luận rằng, chỉ bằng cách ưu tiên các chính sách ràng buộc, khối 27 quốc gia thành viên mới có thể hỗ trợ Ukraine, bảo đảm tương lai năng lượng của nước này và thể hiện vai trò lãnh đạo của khối trong bối cảnh các biến động địa chính trị toàn cầu.

Khoảng cách giá năng lượng sẽ tệ hơn

Một nghiên cứu của tổ chức BusinessEurope cho thấy, giá năng lượng cao đang đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty châu Âu. Đến năm 2050, ngay cả được hưởng các chính sách hỗ trợ, chi phí năng lượng ở lục địa già có thể cao hơn ít nhất 50% so với tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Nghiên cứu kêu gọi hành động để thu hẹp khoảng cách giá năng lượng và quản lý chi phí carbon, đồng thời nhận thấy rằng việc dỡ bỏ các rào cản đối với phát triển năng lượng tái tạo và tối ưu hóa địa điểm có thể giảm giá điện bán buôn gần 40%.

Hiện nay, mặc dù giá năng lượng ở EU đã giảm, nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn trước năm 2022 và cao hơn các nơi khác. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), giá điện ở châu Âu cao gấp đôi so với Mỹ vào năm 2023.

Một phân tích của Viện nghiên cứu Bruegel nêu rằng, mặc dù giá năng lượng rất quan trọng, nhưng chúng chỉ là một yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Các nghiên cứu cho thấy những quốc gia có giá năng lượng cao thường xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn.

Phân tích kết luận rằng, châu Âu có thể duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách tập trung vào cải thiện hiệu quả cải cách các chính sách về khí hậu. Cách tiếp cận này có thể giúp đạt được mục tiêu phi carbon hóa với chi phí thấp hơn, ngay cả khi giá năng lượng cao hơn Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ly-hon-khi-dot-nga-tac-dong-tu-chinh-quyen-trump-20-con-duong-doi-pho-khung-hoang-nang-luong-cua-eu-khong-trai-hoa-hong-295496.html

Cùng chủ đề

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Gazprom của Nga “gạch tên” châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12/2024 trong bản kế hoạch nội bộ cho năm 2025.

Châu Âu “bơm căng” kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông “co ro”

Giá khí đốt tự nhiên tăng và tình hình bất ổn ngày càng gia tăng sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa Đông này. Nhiều nguồn tin cho rằng, khủng hoảng năng lượng mới sẽ một lần nữa "gõ cửa" khu vực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga

Hiện có hơn 3.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học ở Nga. Hàng năm, Nga trao tặng cho Việt Nam 1.000 suất học bổng (chỉ xếp sau Belarus).

5 sự kiện quốc tế đáng “lót dép hóng” trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trải dài trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.

Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc thăm Hàn Quốc, Singapore-Ấn Độ tập trận chung, Mỹ gia tăng trừng phạt Venezuela

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/11.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá cao, thu nhập tốt, người trồng có động lực để đầu tư mạnh cho cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 29/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 – 142.200 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Cơ hội vàng cho sinh viên Việt Nam khởi nghiệp trong ngành làm đẹp

Kstar Edu đang triển khai dự án “K PASS” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành làm đẹp K-Beauty cùng thực tập sinh Việt Nam.

Việt Nam tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới từ Mỹ

“Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ như Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2024, ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Mỹ sản xuất", Người phát ngôn Bộ ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu thông tin tại buổi hợp báo chiều...

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Những chiến lược thực tiễn nào có thể giúp Việt Nam tích hợp hạ tầng xanh và các hoạt động bền vững vào quy hoạch đô thị? Làm thế nào để các cá nhân, doanh nghiệp, chuyên gia và chính phủ có thể hợp tác đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh? Việt Nam có thể học hỏi gì từ các kinh nghiệm thực tiễn hiệu quả nhất của Đan Mạch trong việc giải quyết các thách thức...

Tình báo Nga chỉ rõ Anh và Mỹ, nhắc đến khủng bố quốc tế

Người đứng đầu Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin cho hay, các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã tham gia vào vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 1 và 2.

Giá vàng thế giới gây bất ngờ, “quay xe” tăng mạnh vào phút chót, thị trường còn nhiều dư địa để tăng giá?

Giá vàng hôm nay 29/11/2024: Giá vàng thế giới gây bất ngờ tăng mạnh vào cuối ngày, sau những pha giằng co từ đầu tuần. Giá vàng trong nước chao đảo, sụt giảm rồi lại bật tăng, chỉ có nhà đầu tư là lỗ kép. Giới chuyên gia tin thị trường vẫn còn nhiều dư địa đẩy giá, mức 2.900 USD sẽ đạt được vào năm 2025.

Cùng chuyên mục

Giá vàng thế giới gây bất ngờ, “quay xe” tăng mạnh vào phút chót, thị trường còn nhiều dư địa để tăng giá?

Giá vàng hôm nay 29/11/2024: Giá vàng thế giới gây bất ngờ tăng mạnh vào cuối ngày, sau những pha giằng co từ đầu tuần. Giá vàng trong nước chao đảo, sụt giảm rồi lại bật tăng, chỉ có nhà đầu tư là lỗ kép. Giới chuyên gia tin thị trường vẫn còn nhiều dư địa đẩy giá, mức 2.900 USD sẽ đạt được vào năm 2025.

Giá cao, thu nhập tốt, người trồng có động lực để đầu tư mạnh cho cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 29/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 – 142.200 đồng/kg.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ hiến bang Hessen (Đức)

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh chuyến thăm của Thủ hiến Boris Rhein sang thăm Việt Nam vào thời điểm quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Đức nói chung và quan hệ Việt Nam-Hessen đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo thêm động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Hessen. Thủ hiến Boris Rhein bày tỏ vui mừng có dịp thăm lại Việt Nam...

Ông Trump dùng “chiêu” cũ với Mexico và Canada

Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa thực hiện kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa từ Mexico và Canada nhưng chính nước Mỹ cũng "chịu trận".

Hội thảo lý luận lần thứ 11 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tại Hội thảo, các đại biểu của hai bên đã trao đổi, thảo luận, đi sâu phân tích những lý luận và thực tiễn về việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ...

Mới nhất

Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức thỏa thuận nhằm hướng đến hòa bình lâu dài và bền vững ở khu vực. Ngày 28/11, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Israel và...

Đi xe số đến buổi hẹn hò bị ‘nhìn khinh khỉnh’: Tín hiệu tốt để… ‘gút bai’ từ đầu

Số đông ý kiến phản hồi của bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online xung quanh bài viết 'Đi xe số đến buổi hẹn hò đầu, chàng thấy nàng nhìn khinh khỉnh, đòi về sớm' cho rằng việc đi xe số là bình thường, không phải xấu...

Tin tức sáng 29-11: TP.HCM sẽ bàn chính sách hỗ trợ hơn 1.000 nhân sự dôi dư khi sáp nhập phường

Tin tức đáng chú ý: TP.HCM dôi dư hơn 1.000 nhân sự khi sáp nhập phường, bố trí như thế nào?; Quảng Ninh sẽ có thêm 1 thành phố trực thuộc vào năm 2025... ...

Ngày 29/11: Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi, Luật Kế toán sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi... Theo chương trình...

Bằng bác sĩ răng hàm mặt của Việt Nam có chuyển đổi ở Úc được không?

Có bằng bác sĩ răng hàm mặt ở Việt Nam khi qua Úc có được chuyển đổi để hành nghề bác sĩ nha...

Mới nhất