Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều phương thức không còn trong đợt xét tuyển sớm

Nhiều phương thức không còn trong đợt xét tuyển sớm

Dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT quy định, các trường ĐH thực hiện xét tuyển sớm nhưng không không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành đào tạo trong năm tuyển sinh 2025. Nếu được triển khai chính thức, quy định này sẽ tác động lớn đến kế hoạch tuyển sinh của các trường ĐH.

PHÂN BIỆT XÉT TUYỂN SỚM VÀ XÉT TUYỂN CHUNG

Trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi, bổ sung 2 khoản trong điều 18 quy chế hiện hành về tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm. Dự thảo nêu, cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội. Chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Trường bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

Tuyển sinh ĐH 2025: Nhiều phương thức không còn trong đợt xét tuyển sớm- Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024. Nhiều trường chuyển phương thức xét điểm kỳ thi này từ giai đoạn xét tuyển sớm sang xét tuyển chung vào năm 2025

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 27.11, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), đã làm rõ cách hiểu về xét tuyển sớm trong dự thảo quy chế tuyển sinh. PGS Thủy cho biết: “Xét tuyển sớm và phương thức xét tuyển là 2 thứ khác nhau. Trong đó, xét tuyển sớm được sử dụng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, các phương thức xét tuyển được sử dụng ở bất kỳ đợt xét tuyển nào. Chỉ có điều về mặt thời gian của xét tuyển sớm là trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên lúc đó chưa thể dùng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT mà thôi”.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, các trường và người học đang bị nhầm lẫn khái niệm xét tuyển sớm và các phương thức tuyển sinh (không có phương thức nào được gọi là “phương thức xét tuyển sớm”, vì các trường đều có thể sử dụng các phương thức xét tuyển ở mọi đợt xét tuyển). Do hiểu nhầm là chỉ có kỳ xét tuyển sớm mới được sử dụng các phương thức xét tuyển “riêng” (mà không sử dụng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT) nên các trường lo lắng khi bị giới hạn con số 20% chỉ tiêu. Cũng vì hiểu chưa đúng, thí sinh (TS) lo lắng bị giới hạn cơ hội xét tuyển ở các phương thức tuyển sinh mà các trường sử dụng như xét học bạ, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy…

“TS không cần lo lắng, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, TS vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau mà các em đã và đang chuẩn bị. Từ 2 năm nay, Bộ GD-ĐT cung cấp đầy đủ dữ liệu về kết quả học tập THPT (học bạ) và hỗ trợ các trường tổ chức kỳ thi riêng (như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy…), đưa kết quả thi lên hệ thống tuyển sinh chung, tạo điều kiện thuận tiện cho các cơ sở đào tạo thực hiện xét tuyển trong đợt xét tuyển chung. Do đó, dự thảo không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường”, PGS-TS Thu Thủy khẳng định.

ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN PHÙ HỢP TỪNG GIAI ĐOẠN

Với định hướng trên, một số trường ĐH cho biết đã xoay chuyển các phương thức xét tuyển cho phù hợp với từng giai đoạn xét tuyển theo tinh thần của dự thảo quy chế. Đáng chú ý, nhiều trường chuyển một số phương thức xét tuyển từ giai đoạn xét tuyển sớm vào giai đoạn xét tuyển chung trong năm 2025.

Năm 2025, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến sử dụng 4 phương thức xét tuyển. Cụ thể, xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT (10% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (10 – 20% chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến áp dụng cho khoảng hơn 30 ngành (40 – 50% chỉ tiêu mỗi ngành); xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (áp dụng cho 20 – 40% cho các ngành có sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc 70 – 80% cho các ngành còn lại).

Tuyển sinh ĐH 2025: Nhiều phương thức không còn trong đợt xét tuyển sớm- Ảnh 2.

Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Trường này dự kiến kiến thực hiện trong giai đoạn xét tuyển sớm phương thức xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT và của ĐH Quốc gia TP.HCM

Với dự kiến điều chỉnh cách thức xét tuyển sớm trong dự thảo quy chế của Bộ GD-ĐT, thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết dự kiến trường xét tuyển sớm phương thức ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (10 – 20% chỉ tiêu tùy ngành). Các phương thức tuyển sinh khác dự kiến thực hiện theo lịch chung của Bộ GD-ĐT. Như vậy, so với cách làm của năm 2024 trở về trước, phương thức xét dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường ĐH này được chuyển từ giai đoạn xét tuyển sớm sang xét tuyển chung.

Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng dự kiến giữ ổn định các phương thức tuyển sinh cho năm 2025. Tuy nhiên, trường điều chỉnh các phương thức xét tuyển cho phù hợp với giai đoạn xét tuyển khác nhau. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết trường dự kiến chỉ xét tuyển sớm với phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (tối đa 20% chỉ tiêu). Hai phương thức xét tuyển dựa vào học bạ và điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ chuyển từ giai đoạn xét tuyển sớm sang xét tuyển chung đợt với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trong khối ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Luật dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức vào năm 2025, gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu); xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025 (khoảng 40 – 60% tổng chỉ tiêu); xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (khoảng 30 – 50% tổng chỉ tiêu). Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và công tác sinh viên trường này, cho biết đợt xét tuyển sớm tối đa 20% chỉ tiêu áp dụng cho phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng. Hai phương thức còn lại sẽ xét tuyển chung trong đợt 1 theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT.

Năm 2025, Trường ĐH Đà Lạt dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức: dựa vào kết quả thi THPT; dựa vào kết quả học bạ năm lớp 12; sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của các ĐH quốc gia; xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển thẳng TS tốt nghiệp THPT có 3 năm liên tục đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên vào các ngành phù hợp với môn chuyên hoặc môn đạt giải. Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết giai đoạn xét tuyển sớm chỉ áp dụng với phương thức xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển thẳng TS tốt nghiệp THPT có 3 năm liên tục đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên vào các ngành phù hợp với môn chuyên hoặc môn đạt giải (khoảng 20% chỉ tiêu). Các phương thức còn lại xét tuyển chung 1 đợt gồm: xét học bạ, xét điểm thi năng lực và xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025.

Phương thức xét tuyển kết hợp

Riêng cách làm của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) hiện nay khá phù hợp với dự thảo quy chế, đặc biệt phương thức xét tuyển kết hợp.

PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết năm 2025 trường dự kiến có 2 phương thức tuyển sinh chủ đạo gồm: xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT và quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM; xét tuyển kết hợp (đánh giá năng lực, kết quả thi tốt nghiệp THPT, học lực THPT và năng lực khác). Trong đó, phương thức xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT và quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến được thực hiện trong giai đoạn xét tuyển sớm. Phương thức xét tuyển kết hợp, TS được đánh giá dựa trên học lực, thành tích cá nhân và hoạt động xã hội – văn thể mỹ. Trong đó, yếu tố học lực gồm 3 thành phần: kết quả học tập ở bậc THPT, điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá năng lực. Trong năm 2025, phương thức xét tuyển kết hợp cũng thực hiện trong giai đoạn xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tuyen-sinh-dh-2025-nhieu-phuong-thuc-khong-con-trong-dot-xet-tuyen-som-185241128182325004.htm

Cùng chủ đề

Du học Úc có bắt buộc điểm môn lý, hóa trong học bạ?

Một số giáo viên Việt Nam cho biết học sinh của mình bị từ chối hồ sơ du học vì thiếu điểm môn lý, hóa. Thực hư ra sao? Bên cạnh xét GPA tổng, một số trường, ngành có thể cần xét thêm một...

Xét tuyển sớm là gì và điều kiện nào để trúng tuyển chính thức?

Mấy ngày qua, thông tin về xét tuyển sớm được dư luận quan tâm do Bộ GD-ĐT dự kiến có một số thay đổi về chỉ tiêu và điểm trúng tuyển của hình thức xét tuyển này. Vậy xét tuyển sớm là gì...

Những điều chỉnh về tổ hợp môn

Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh, dự kiến áp dụng cho năm 2025. Trong đó, một trong các nội dung được quan tâm nhất liên quan tới tổ...

Bộ GD-ĐT nêu cách hiểu đúng, tránh ngộ nhận

'Xét tuyển sớm' là một cụm từ đang có những cách hiểu khác nhau trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT dẫn đến sự nhầm lẫn, lo ngại với quy định 'chỉ...

Có nên khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%?

Xét tuyển sớm gồm nhiều phương thức khác nhau, không chỉ có xét học bạ THPT, nên việc khống chế xét tuyển sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến thí sinh và công tác tuyển sinh của các trường đại học. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bệnh thận mạn tính tiến triển qua những giai đoạn nào?

Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận bị suy giảm qua thời gian. Hệ quả là khiến khả năng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa của thận kém đi. Nếu không can thiệp, bệnh sẽ tiến...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Hệ thống Trường liên cấp Newton – 15 năm xây dựng Hình mẫu giáo dục tiên tiến

Những thành tích Hệ thống Trường liên cấp Newton đạt được 15 năm qua không chỉ ghi dấu ấn về đổi mới giáo dục, mà còn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần hội nhập quốc tế. 15 năm “vàng son” của Hệ thống trường liên cấp Newton  Hệ thống Trường liên cấp Newton vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập. Tại buổi lễ, nhà giáo Hoàng Thị Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton...

Hệ thống liên cấp Newton: 15 năm khẳng định hình mẫu về giáo dục tiên tiến

Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Hệ thống Trường liên cấp Newton được tổ chức tại Cung thi đấu Điền kinh trong nhà (Mỹ Đình) với sự tham dự của các đại biểu đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ, ban, ngành Trung ương.Đại diện ngành giáo dục Hà Nội có Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương; các đơn vị, phòng, ban thuộc Sở, quận Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Oai cùng đông đảo khách mời...

Cùng chuyên mục

Nam sinh bỏ mức lương 1,9 tỷ đồng về quê cống hiến giờ ra sao?

TRUNG QUỐC - Câu chuyện cậu bé nghị lực từ chối nhận tài trợ, quyết dựa vào chính mình và cõng người mẹ bệnh để đi học tiếp tục thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên mạng xã hội của quốc gia tỷ dân. Tại Trường Trung học Thực nghiệm huyện Vọng Mô, tỉnh Quý Châu (phía Nam Trung Quốc), học sinh thường khích lệ nhau: "Anh Tường đến rồi, hãy nỗ lực lên nào!". "Anh Tường" là cách các...

Giám sát trường học thông qua trung tâm điều hành thông minh

Việc xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh trên sẽ giúp đơn vị sử dụng hiệu quả nhất dữ liệu ngành hiện có vào việc quản lý và nâng cao chất lượng GD-ĐT ...

Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

(ĐCSVN) – Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/4/2025 và thay thế Thông...

TH School là một trong những đơn vị đi đầu trong áp dụng triết lý hạnh phúc

Ông Stephen West, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) nhấn mạnh: Triết lý hạnh phúc trong giáo dục là yếu tố then chốt trong việc xây dựng một tương lai, nơi...

170 giáo viên được đào tạo giáo dục trẻ tự kỷ từ Quỹ Quốc tế Singapore

Hôm nay (28.11), lễ tổng kết Dự án 'Dạy và học dành cho trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ' do Quỹ Quốc tế Singapore (SIF) tổ chức với các đối tác Việt Nam đã diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm...

Mới nhất

Quản trị quốc gia trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ cán bộ, công chức trong nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả phải thực sự là tầng lớp tinh hoa, ưu tú để quản trị xã hội. Tuần Việt Nam xin lược đăng tiếp một số nhận định về quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của...

Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Ngày 28/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng và ông Trần Hồng Minh. Thứ Năm, ngày 28/11/2024, Quốc hội tiếp tục...

Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán

Khoảng cách về định giá giữa bên mua và bên bán trong các thương vụ M&A vẫn rất lớn, nên hai bên không gặp được nhau. Đây là thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Nhật Bản. Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán Khoảng cách về định giá giữa bên mua và...

Tùy viên Quân sự các nước tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Chiều 27-11, Đoàn Tùy viên Quân sự các nước tại Việt Nam do Đại tá Prin Yongpiyanon, Tùy viên Không quân Thái Lan, Trưởng đoàn Tùy viên Quân sự các nước tại Việt Nam dẫn đầu đã đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Thượng tá Nguyễn Tiến...

‘Táo mật Trung Quốc giá chỉ 10 nghìn/kg mà ngon như táo Nhật tiền triệu’?

Được quảng cáo là giòn tan, thơm lừng với tỷ lệ mật cao như hàng thượng hạng Nhật Bản nhưng táo mật Trung Quốc lại có giá sốc, chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg. Táo mật Trung Quốc đang “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt những ngày gần đây. Chị Phạm Thị Minh Châu, một khách hàng ở quận...

Mới nhất