Trang chủNewsThời sựQuốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

(TN&MT) – Với 458/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 95,62% tổng số đại biểu, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

202411281026487869_z6076653943238_70c4b2d6d820d0093e041a191c68e903.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 03 điều; so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý tăng 01 điều (bổ sung Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2023/QH15)

Điều chỉnh tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan bảo đảm phù hợp với thực tiễn và lao động đặc thù

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến đề nghị làm rõ quy định cấp phó trong hệ thống chức danh cơ bản của sĩ quan QĐNDVN; bổ sung chức danh, chức vụ tương đương với các chức danh, chức vụ cơ bản trong bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước và một số chức vụ chỉ huy, quản lý cơ quan, đơn vị chưa được quy định tại khoản 1 Điều này; rà soát, bổ sung cho phù hợp với biên chế tổ chức hiện nay do sáp nhập, thành lập đơn vị mới; cân nhắc từ “cơ bản” tại tiêu đề khoản 1.

202411281026131675_z6076649961083_36977e7893c964bdaae5f320b6605f76.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, quân đội có 6.277 chức vụ, 12.310 chức danh nên không thể quy định hết các chức vụ, chức danh trên trong Luật; vì vậy, khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật chỉ quy định chức vụ, chức danh cơ bản. Với các chức vụ, chức danh chưa được quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện Kết luận của cơ quan có thẩm quyền tại Văn bản số 10809-CV/VPTW ngày 06/8/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến Luật Sĩ quan QĐNDVN, Luật sửa đổi, bổ sung lần này không quy định những vấn đề cụ thể về tổ chức bộ máy và quân hàm cấp Trung tướng trở xuống trong lực lượng vũ trang mà giao Chính phủBộ Quốc phòng quy định theo thẩm quyền tại khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật (nội dung sửa đổi khoản 2 Điều 11 Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam hiện hành) để bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện và yếu tố bí mật quốc phòng, quân sự. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý về kỹ thuật và giữ nội dung như dự thảo Luật trình Quốc hội.

Về khoản 2 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 13 – Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan), một số ý kiến đề nghị quy định tuổi của sĩ quan QĐNDVN thống nhất theo Bộ luật lao động và Luật CAND; đề nghị quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp cho từng quân, binh chủng, phù hợp với tính chất, môi trường, địa bàn công tác; giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về độ tuổi nghỉ hưu ở một số chức danh chỉ huy, quản lý nhưng không cao hơn độ tuổi theo cấp bậc quân hàm.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, do cơ cấu, tổ chức, tính chất, nhiệm vụ, đối tượng tác chiến của Quân đội và Công an khác nhau, nếu tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan Quân đội bằng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan CAND hoặc bằng tuổi của người lao động theo Bộ luật Lao động sẽ không bảo đảm cho sĩ quan, nhất là sĩ quan ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. Hằng năm, Quân đội vẫn phải tuyển sinh quân sự để sắp xếp và trẻ hóa đội ngũ cán bộ cấp phân đội, nếu tăng thêm tuổi so với dự thảo Luật sẽ gây dôi dư, ùn tắc trong đội ngũ sĩ quan. Việc tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo Luật vừa giữ gìn được đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe trong chỉ huy, quản lý, nghiên cứu, tham mưu và số cán bộ có chuyên môn trình độ cao để có nhiều thời gian phục vụ Quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại; bảo đảm sĩ quan cơ bản có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ như dự thảo Luật.

202411281026487869_z6076654061395_5f410a98e8e531b4a620f3121397b1a6.jpg
Quang cảnh phiên họp.

Bên cạnh đó, tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan gắn liền với cấp bậc quân hàm, phù hợp với hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị và được quy định thống nhất. Hệ thống tổ chức và cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội được tổ chức theo hình tháp, nhu cầu phát triển lên chức vụ, cấp bậc quân hàm càng cao thì càng bị thu hẹp, sĩ quan giữ chức vụ và cấp bậc quân hàm thấp phải trẻ hơn sĩ quan giữ chức vụ và cấp bậc quân hàm cao; vì vậy, đối với sĩ quan chỉ huy, quản lý đơn vị, thời gian giữ mỗi chức vụ chỉ ổn định trong một thời gian nhất định và phải thay đổi để trẻ hóa, hạn chế tình trạng ùn tắc ở cấp trên, thiếu hụt cấp dưới. Do đó, để bảo đảm chất lượng, sự phát triển của sĩ quan và cân đối về số lượng cán bộ giữa các cấp, các chức nên độ tuổi phải được giãn cách hợp lý. Việc điều chỉnh tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như dự thảo Luật nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn và lao động đặc thù nêu trên.

Giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể theo thẩm quyền việc thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn

Về khoản 3 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 15 – Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan), Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 185-TB/TW ngày 28/10/2014: Quân đội không quá 415 vị trí có trần quân hàm cấp Tướng; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Chính trị, Luật Sĩ quan QĐNDVN và Nghị quyết của UBTVQH bảo đảm số lượng vị trí có cấp bậc quân hàm cấp tướng theo quy định. Nếu bổ sung số lượng Thượng tướng cho chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng và quy định trần quân hàm cấp tướng cho Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự của 11 tỉnh trọng điểm như Luật CAND (không quy định trần quân hàm cấp tướng cho Chính ủy) thì không phù hợp với Nghị quyết số 51-NQ/TW và vượt quá số lượng cấp tướng theo quy định của Bộ Chính trị; như vậy, sẽ tác động đến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố khác và các chức danh tương đương khác trong toàn quân như Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn. Mặt khác, không bảo đảm nguyên tắc cấp bậc quân hàm sĩ quan của cấp trên cao hơn cấp bậc quân hàm sĩ quan của cấp dưới, dẫn đến bất cập trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

202411281042530125_z6076703448507_100a703a3d032cd1f173148541ad3052.jpg
Các đại biểu dự phiên họp.

Hiện nay, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định và sửa đổi Thông tư về chức vụ, chức danh của sĩ quan QĐNDVN; trong đó xem xét, tính toán kỹ lưỡng cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan trong toàn quân, bổ sung quy định cụ thể số lượng và từng vị trí có cấp bậc quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân và Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân bảo đảm chặt chẽ, minh bạch và không vượt quá số lượng theo kết luận của Bộ Chính trị; sửa đổi những nội dung về chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp tướng, cấp tá, cấp úy, bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với nội dung sửa đổi tại dự thảo Luật và cơ cấu, tổ chức biên chế, tính chất nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.

Về khoản 5 Điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 18 – Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn), Chính phủ đề xuất chỉnh lý là có cơ sở, Luật chỉ quy định những nguyên tắc chung và giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể theo thẩm quyền; quy định này không mâu thuẫn, chồng chéo với pháp luật có liên quan, bảo đảm phù hợp với các quy định khác liên quan trong dự thảo Luật và với pháp luật về thi đua, khen thưởng, thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Để bảo đảm chặt chẽ và có sự đồng thuận cao, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan họp nghiên cứu và thống nhất tiếp thu sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Sĩ quan QĐNDVN như đề nghị của Chính phủ. Đồng thời, do đây là nội dung mới, nên UBTVQH đã chỉ đạo xin ý kiến và đã được sự nhất trí của các đồng chí thành viên UBTVQH. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

202411281042529968_z6076700038685_8636bff84fdda0f388d1905ed093b9ba.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Phó Chủ tịch Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Về việc sửa đổi quy định tại Điều 25 Luật Công an nhân dân trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có ý kiến đề nghị sửa đổi Điều 25 Luật CAND để thống nhất về thẩm quyền quy định cụ thể vị trí có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng và cấp bậc hàm đối với các chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới, đơn vị được tổ chức lại.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan thống nhất bổ sung 01 Điều (Điều 2) sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2023/QH15 gồm 02 khoản: Khoản 1: Sửa đổi, bổ sung Điều 25 và khoản 2: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 29 như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

202411281042530125_z6076703448507_100a703a3d032cd1f173148541ad3052.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại phiên họp, với 458/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thong-qua-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-si-quan-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-383813.html

Cùng chủ đề

Khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội bất thường

Sáng nay (17/12), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. ...

Hôm nay, Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu lần hai, quyết định việc luận tội tổng thống

Một tuần sau cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì lệnh thiết quân luật, khoảng 16h ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu lần hai luận tội tổng thống vì cáo buộc hành vi nổi dậy phá hoại trật tự hiến pháp. ...

Đà Nẵng: Kiến nghị sớm hoàn thiện, đưa khu công viên phần mềm số 2 vào hoạt động

DNVN - Tại kỳ họp thứ 21 của HĐND TP Đà Nẵng khai mạc ngày 11/12, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP kiến nghị cần khẩn trương hoàn thành dự án để sớm đưa hạ tầng khu công viên phần mềm (CVPM) số 2 vào hoạt động. ...

Tinh gọn bộ máy: Cần có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cần phải có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng nhằm ổn định đời sống của các nhân sự dôi dư; đồng thời duy trì và thu hút những người có năng lực vào bộ máy nhà nước, tránh chảy máu chất xám. Một trong những bài toán khó và cũng là vấn đề nhiều cán bộ, công chức, viên chức quan tâm khi thực hiện tinh gọn bộ máy là...

Hàn Quốc thông qua nghị quyết bắt giữ Tổng thống và loạt quan chức cấp cao

(CLO) Ngày 10/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol và 7 quan chức khác. Nghị quyết này đã được thông qua với tỷ lệ 191 phiếu thuận, 94 phiếu chống và 3 phiếu trắng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng Quân đoàn 12 ‘tinh, gọn, mạnh’, chủ lực, cơ động chiến lược

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, làm việc với Quân đoàn 12 đóng quân tại tỉnh Ninh Bình. Trước đó, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên, tặng quà các cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn phòng không...

Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình, phát triển tương lai đất nước

Sáng 18/12, phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Thay mặt cho 135 anh, chị được Đại hội hiệp thương chọn cử tham gia Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa IX, anh...

Làm tốt công tác chuẩn bị cho tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Từ nay đến thời điểm triển khai tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc, Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo các cấp tại địa phương phải làm tốt công tác chuẩn bị cuộc tổng điều tra, tuyên truyền và thông báo tới các đơn vị điều tra tham gia cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Đại diện Ban tổ chức cho biết, kỷ niệm 80 năm Ngày thành...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị, xây dựng dự án...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Chân dung 6 Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương cử 6 cá nhân giữ chức Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX nhiệm kỳ 2024 - 2029, với sự tham dự của anh...

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc mừng Hội thánh Tin lành Việt Nam

Kinhtedothi - Ngày 18/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã thăm, chúc mừng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) tại phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024. Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn gửi lời chúc tới các chức sắc, tín hữu cùng toàn thể Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) một mùa...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. Du khách Hàn Quốc chụp ảnh tại Đường hầm điêu khắc - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày 17-12, đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế, các sinh viên, doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã có dịp tham quan nhiều điểm đến mới của Đà Lạt, nhằm hiểu thêm các...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở khu vưc biên giới biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân...

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Anh Nguyễn Tường Lâm giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX đã hiệp thương cử anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VIII, giữ chức Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm...

Mới nhất

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. Du khách Hàn Quốc chụp ảnh tại Đường hầm điêu khắc - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày 17-12, đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế, các sinh viên, doanh...

Nhiều chương trình, phóng sự ý nghĩa về chân dung người lính

Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu loạt chương trình, phóng sự ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiều 16/12, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức buổi họp báo giới thiệu các chương trình trọng điểm Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội...

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là...

Đứng bếp là đứng đầu cơ nghiệp

Tại chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp"do MAGGI phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam thực hiện, trong khuôn khổ Nestlé đồng hành cùng Phụ Nữ, từ căn bếp nhỏ, người phụ nữ không chỉ chăm lo...

Mới nhất