‘Đàn ông tuổi 50 thường tránh gặp bác sĩ, nhưng cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và sàng lọc phòng ngừa’. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nhồi máu cơ tim do tập luyện quá sức; 7 điều tốt nhất bạn nên làm hằng ngày để sống thọ hơn; Cách phòng tránh các chấn thương thể thao phổ biến…
Những thói quen, quan điểm ảnh hưởng xấu đến cơ thể sau tuổi 50
Các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành chia sẻ những thói quen hằng ngày ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau tuổi 50 mà bạn nên lưu ý.
Lười tập thể dục. Tập luyện sức mạnh rất cần sau tuổi 50 để hỗ trợ sức khỏe xương và cơ. Chuyên gia David Stewart, người sáng lập trang web chăm sóc sức khỏe Ageist (Mỹ), cho biết khi cơ bắp, gân, xương khỏe mạnh, chúng ta sẽ cảm thấy khỏe, yêu đời hơn.
Né bác sĩ. Đàn ông thường tránh gặp bác sĩ, nhưng cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và sàng lọc phòng ngừa. Bác sĩ Samadi cho biết: Một cách để chăm sóc bản thân là chăm sóc sức khỏe định kỳ khi bạn ở độ tuổi 50. Mục đích là phát triển và duy trì mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân, khuyến khích lối sống lành mạnh, sàng lọc bệnh tật, đánh giá các vấn đề y tế và cập nhật các loại vắc xin.
Cho rằng lớn tuổi, ngủ ít là bình thường. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe và quá trình lão hóa khỏe mạnh sau 50 tuổi. Tiến sĩ y khoa Deborah Gordish, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Wexner Đại học Bang Ohio (Mỹ), cho biết. Khi già đi, thời gian ngủ bắt đầu giảm xuống. Bạn sẽ tự nhiên thức dậy sớm hơn. Hãy đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày và cố gắng ngủ nhiều nhất có thể. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.11.
Chuyên gia: 7 điều tốt nhất bạn nên làm hằng ngày để sống thọ hơn
Theo Trường Y Harvard (Mỹ), các chuyên gia ước tính khoảng 25% tuổi thọ do di truyền quyết định, nhưng đến 75% còn lại chủ yếu là do cách chúng ta chăm sóc cơ thể
Sau đây là những yếu tố có thể kéo dài tuổi thọ.
Vận động liên tục. Theo chuyên gia về tuổi thọ người Mỹ Buettner, vận động là chìa khóa cho sức khỏe và tuổi thọ. Những người sống lâu nhất thế giới không nhất thiết phải đến phòng tập thể dục mỗi ngày, nhưng họ năng động suốt cả ngày. Những người trong Vùng Xanh – những khu vực trên thế giới nổi tiếng là có nhiều người sống thọ – họ không nghĩ đến việc phải giữ gìn sức khỏe, ăn kiêng hay tập luyện. Chỉ đơn giản là họ hoạt động liên tục trong sinh hoạt đời thường của mình.
Ưu tiên giấc ngủ. Chuyên gia về giấc ngủ, tiến sĩ Virend Somers (Mỹ) cho biết giấc ngủ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe, kể cả tuổi thọ. Trong khi ngủ, não và cơ thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể… Giấc ngủ có nhiều chức năng ở mọi cấp độ sinh học.
Thử nhịn ăn gián đoạn. Kiểu ăn này có lợi đáng kể cho sức khỏe. Chuyên gia về tuổi thọ Sergey Young, đang làm việc tại Mỹ, chia sẻ rằng: Dữ liệu lâm sàng cho thấy nhịn ăn gián đoạn – nghĩa là ăn các bữa ăn trong vòng 8 -10 tiếng, có thể cải thiện mức insulin, cholesterol và huyết áp… Ông gợi ý có thể bắt đầu với chế độ nhịn ăn gián đoạn 16:8 – nghĩa là nhịn đói qua đêm 16 tiếng liên tục và chỉ ăn trong 8 tiếng, ví dụ từ 8 giờ đến 16 giờ. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.11.
Cách phòng tránh các chấn thương thể thao phổ biến
Chấn thương là nguy cơ sức khỏe mà mọi người tập luyện thể thao đều phải đối mặt. Những môn có cường độ vận động mạnh, va chạm nhiều như nâng tạ, võ thuật hay bóng đá sẽ dễ bị chấn thương hơn. Tuy nhiên, người tập có thể áp dụng một số cách để giảm nguy cơ này.
Dù là người tập luyện nghiệp dư hay vận động viên thì chấn thương thể thao là vấn đề thường gặp. Đó có thể là những chấn thương nhẹ như bong gân, căng cơ đến nghiêm trọng như gãy xương, rách dây chằng hay chấn thương não.
Các nguyên nhân thường gặp gây chấn thương là cường độ vận động tăng cao đột ngột, tập sai tư thế, dụng cụ tập không phù hợp, khởi động không kỹ hay thiếu nghỉ ngơi khiến cơ thể không kịp phục hồi. Trong đó, các môn như chạy bộ, bóng đá, bóng rổ thì nguy cơ chấn thương mắt cá chân, đầu gối và vai sẽ cao hơn do phải chạy và bật nhảy nhiều. Những cách sau có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương gồm:
Khởi động và kéo giãn cơ. Khởi động và kéo giãn cơ là cực kỳ quan trọng trước khi tập vì giúp tăng lưu lượng máu đến cơ, cải thiện động linh hoạt của khớp. Các bài khởi động phổ biến gồm xoay các khớp xương ở tay, chân, vai và hông, giãn cơ chân, bật nhảy tại chỗ, nhảy cóc, nhảy dây, hít đất hay kéo xà.
Tập đúng kỹ thuật. Tập đúng tư thế, đúng kỹ thuật sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ chấn thương, đặc biệt là những môn đòi hỏi sức mạnh như nâng tạ. Một trong những bộ phận dễ bị chấn thương nhất khi tập sai kỹ thuật là khớp. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-bi-quyet-song-khoe-sau-tuoi-50-185241127234705786.htm