Trang chủNewsChính trịThủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố...

Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu

Tổng Bí thư nhấn mạnh thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn, tránh để tình trạng chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/ TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/ TTXVN).

Sáng 27/11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030.

Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Văn phòng Tổng Bí thư.

Về phía Hà Nội có đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí: Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành của thành phố tham dự buổi làm việc…

Thực hiện đột phá chiến lược gắn với triển khai đồng bộ các mục tiêu

Tại buổi làm việc, trình bày báo cáo tóm tắt kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, năm 2024, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả.

Đảng bộ thành phố tiếp tục gương mẫu, đi đầu thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, bài bản Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các nội dung thường xuyên trong công tác tuyên giáo, tổ chức xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát, dân vận, nội chính, văn phòng cấp ủy tiếp tục được triển khai đồng bộ, đạt kết quả toàn diện.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những việc lớn, việc khó, phức tạp.

Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền được tăng cường, có chuyển biến tích cực. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội được đổi mới.

Đảng bộ thành phố tiếp tục là đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố theo Nghị quyết số 18, số 19-NQ/TW của Trung ương, Nghị quyết số 39-NQ/TW, Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị.

Thành ủy, các cấp ủy đã dành nhiều công sức để củng cố, sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị phù hợp với các quy định của Trung ương. Sau sắp xếp, tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở theo hướng đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt.

Đặc biệt, trong năm 2024, thành phố đã hoàn thành xây dựng thể chế, chính sách tạo lập không gian phát triển mới với tầm nhìn dài hạn cho phát triển Thủ đô, đó là: Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Thành phố đã tập trung quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, các nhiệm vụ đề ra cơ bản đã hoàn thành, trong đó dự kiến hoàn thành 20/24 chỉ tiêu, có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế đều đạt kết quả khá, có nhiều triển vọng phát triển.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến đạt 492.309 tỷ đồng (đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với năm 2023). Từ 2021 đến tháng 9/2024, thu hút đầu tư xã hội đạt gần 2 triệu tỷ đồng; thu hút vốn FDI đạt hơn 7,4 tỷ USD với 1.270 dự án cấp mới; dự kiến năm 2024 thu hút hơn 2 tỷ USD.

Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng kết nối và hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tiếp tục phát triển nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư.

Hà Nội đã tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp đối với nhân dân trong và ngoài nước. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ đối ngoại, hội nhập được mở rộng, hợp tác phát triển thiết thực và hiệu quả, nâng cao vị thế Thủ đô trong khu vực và trên thế giới.

Thành phố tập trung quyết liệt xử lý các vấn đề về môi trường, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và xây dựng các công trình khu vực hồ Tây; quy hoạch phát triển hai bên bờ sông Hồng; đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng; về dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao-Láng-Hòa Lạc); nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư; đầu tư công và giải phóng mặt bằng; phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô…

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã nêu kiến nghị, đề xuất với Tổng Bí thư Tô Lâm và các cơ quan Trung ương một số nội dung liên quan về: thể chế chính sách, chuyển đổi số: về phòng, chống lãng phí; phát triển văn hóa, bảo tồn di sản; đổi mới hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Nhân dịp này, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố đã trao đổi, thảo luận làm rõ một số vấn đề kiến nghị trên tinh thần chung là tăng cường trao đổi, phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách cho Hà Nội phát triển xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh.

Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, với vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội luôn tiên phong, gương mẫu trong triển khai các nghị quyết của Trung ương để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, lan tỏa đến từng người dân.

TTXVN_2711 Tong Bi thu (10).jpg
Lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội tại buổi làm việc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Không chỉ gương mẫu đi đầu trong việc đưa Nghị quyết của Trung ương vào cuộc sống, Hà Nội còn đóng vai trò là cực tăng trưởng kinh tế của cả nước, là trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước. Từ thực tiễn triển khai với tinh thần đổi mới, sáng tạo của Thủ đô Hà Nội, các địa phương sẽ thực hiện và nhân rộng trên cả nước.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Hà Nội đạt được trong năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thành phố đã tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ chính trị. Đời sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao.

Thành phố ngày càng có nhiều khởi sắc, uy tín của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhân dân ngày càng được tăng cường; triển khai nhanh và quyết liệt những chủ trương của Trung ương, tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới.

Hoan nghênh công tác chuẩn bị cho đại hội các cấp của thành phố, Tổng Bí thư tin tưởng đại hội các cấp sẽ được tổ chức thành công và yêu cầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố phải tiếp tục nâng cao trách nhiệm, nỗ lực, quyết liệt, tích cực nhiều hơn nữa để lãnh đạo Đảng bộ, nhân dân Thủ đô quyết tâm hoàn thành xuất sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Về những công việc trọng điểm mà thành phố đã và đang triển khai, đó là công tác quy hoạch, giao thông công cộng, môi trường, xử lý nước, xử lý rác thải, không khí…, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây cũng là vấn đề nhân dân quan tâm, đề nghị Hà Nội cần phải làm tốt hơn nữa: đầu tư cải tạo, nâng cấp cảnh quan dọc 2 bờ sông để thời gian tới, môi trường, cảnh quan sông Tô Lịch có chuyển biến tích cực, bảo vệ sức khỏe của nhân dân thủ đô; tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, giảm bớt sự vất vả của đội ngũ công nhân môi trường; triển khai thực hiện các biện pháp phát triển hệ thống giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Cùng với đó, cần tập trung làm tốt việc cải tạo các chung cư cũ, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án lớn của Trung ương và thành phố.

Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tính toán kỹ khi lập quy hoạch, bảo đảm tầm nhìn dài hạn, tránh tình trạng nhà tái định cư, nhà ở xã hội vừa xây được một thời gian ngắn phải phá bỏ, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực.

Thành phố cần tiếp tục làm tốt hơn việc chăm lo sức khỏe phục vụ nhân dân để học sinh được học tập trong những trường học thông minh, hiện đại; người dân được chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng cao.

Để phát triển những tiềm năng, lợi thế về du lịch, đặc biệt là phát huy những giá trị của Khu di tích hoàng thành Thăng Long, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, thời gian tới, thành phố sẽ có hướng đi bài bản hơn, trên tinh thần Hà Nội chủ trì thực hiện với sự tham gia hỗ trợ tích cực của các ban, ngành Trung ương, sự ủng hộ hết mình của UNESCO.

Nhấn mạnh, việc phát triển khu vực hồ Tây của Thủ đô là hướng đi đúng đắn bởi khu vực này là điểm kết nối với Đông Anh, đồng thời thúc đẩy việc phát triển hai bên bờ sông Hồng, Tổng Bí thư lưu ý, thành phố Hà Nội cần tiếp tục triển khai đồng thời các quy hoạch liên quan đến khu vực Hồ Tây để mở rộng tuyến đường và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ xung quanh Hồ Tây; đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cũng tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.

Về chuyển đổi số, Tổng Bí thư yêu cầu, thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc chuyển đổi số trong công tác Đảng, trong toàn hệ thống chính trị nhằm mục tiêu để chuyển đổi số thực sự là quá trình xác lập phương thức sản xuất mới tiên tiên, hiện đại “phương thức sản xuất số”, là nguồn lực, động lực thúc đẩy sự phát triển.

Tổng Bí thư tin tưởng, thành phố tiếp tục ổn định, phát triển và sẽ phát triển bền vững, xanh sạch, đẹp, đồng thời tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu.

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo sâu sắc, toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư.

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh, Đảng bộ thành phố sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh, sáng tạo, gương mẫu, đi đầu thực hiện nghiêm và có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, của đồng chí Tổng Bí thư.

Đảng bộ thành phố sẽ tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, nhất là của cấp chi bộ.

Đổi mới việc nghiên cứu, học tập, nâng cao nhận thức; biến nhận thức thành chương trình hành động của tổ chức, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm mọi người dân, trước tiên là lãnh đạo triển khai có quả đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tới mọi chi bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng, của đồng chí Tổng Bí thư về Kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tong-bi-thu-thu-do-ha-noi-tiep-tuc-duy-tri-vai-tro-thanh-pho-guong-mau-di-dau-10295406.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27/11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030. Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội,...

Hà Nội “gương mẫu, đi đầu” trong thực hiện các Nghị quyết, kết luận của Trung ương

Kinhtedothi - "Đảng bộ TP xin hứa với đồng chí Tổng Bí thư, với T.Ư Đảng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh, sáng tạo, gương mẫu, đi đầu thực hiện nghiêm và có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của T.Ư Đảng, của đồng chí Tổng Bí thư". Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Kinhtedothi-Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của TP năm 2024, kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 – 2030. Đại biểu T.Ư tham gia cuộc làm việc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng...

174 dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của các đơn vị đến thời điểm ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong số 101 dự án cấp thành phố, 77 dự án vướng mắc về GPMB. Dự kiến 42/77 dự án không giải ngân...

Nhận diện những điểm nghẽn cần khắc phục trong thủ tục hành chính

Kinhtedothi - Ngày 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng có buổi làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ và 8 địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay

Trao đổi với TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội là không đúng. Hiện chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố ngay. ...

Cùng nhau đoàn kết, xây dựng khu dân cư ấm no, hạnh phúc

Chiều 27/11, tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) nhân dịp đoàn đến chào thăm UBTƯ MTTQ Việt Nam. ...

Tiếp tục xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị và tổ chức

Ngày 27/11, Trường Sĩ quan Chính trị, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Báo Quân đội nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - thành tựu và kinh nghiệm”. ...

Vẻ đẹp của Phú Quốc làm tan chảy trái tim mọi du khách‏

‏Phú Quốc, đảo ngọc của Việt Nam, một lần nữa được Travel + Leisure vinh danh trong danh sách những điểm đến đáng trải nghiệm nhất năm 2025, khẳng định sức hút không thể chối từ của một “ngôi sao đang lên” trên bản đồ du lịch thế giới.‏ ...

ĐBQH lo ngại “nước dừa cũng bị đánh thuế”

Chiều 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt. ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Đoàn Bến Tre) đề nghị, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam sẵn sàng tham gia các diễn đàn để có thể phát huy vai trò, đóng góp của mình cho những vấn đề...

Ngày 23/11, tại Cung 7/1, Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh, diễn ra phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình và hòa giải". ICAPP-12 do CPP lần thứ hai đăng cai tổ chức từ ngày 21-24/11, có sự tham dự của 260 đại biểu thuộc các đảng chính trị đến...

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ...

Với đa số phiếu đại biểu Quốc hội tán thành (89,77%), ngày 27/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. ...

Khơi thông mọi nguồn lực cho đất nước vươn mình

Bảy giải pháp Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra gắn kết chặt chẽ với nhau, nội dung nọ làm tiền đề cho nội dung kia và ngược lại, cho nên phải thực hiện đồng bộ, tạo sự thúc đẩy lẫn nhau, không có sự “cắt khúc” đơn lẻ nào. Khi phân tích làm sâu sắc thêm quan điểm...

Việt Nam – Bulgaria: Củng cố tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau làm nền tảng thúc đẩy hợp tác song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. ...

Tăng cường sự tin cậy, gắn kết, cùng hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thành công rất tốt đẹp với kết quả nổi bật là hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Tầm vóc quan hệ mới phản ánh sự phát triển mạnh mẽ và gắn kết chiến lược giữa hai nước sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tổng Bí thư Tô...

Cùng chuyên mục

Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay

Trao đổi với TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội là không đúng. Hiện chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố ngay. ...

Khơi thông mọi nguồn lực cho đất nước vươn mình

Bảy giải pháp Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra gắn kết chặt chẽ với nhau, nội dung nọ làm tiền đề cho nội dung kia và ngược lại, cho nên phải thực hiện đồng bộ, tạo sự thúc đẩy lẫn nhau, không có sự “cắt khúc” đơn lẻ nào. Khi phân tích làm sâu sắc thêm quan điểm...

ĐBQH lo ngại “nước dừa cũng bị đánh thuế”

Chiều 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt. ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Đoàn Bến Tre) đề nghị, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ...

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ...

Với đa số phiếu đại biểu Quốc hội tán thành (89,77%), ngày 27/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. ...

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập công đoàn

Ngày 27/11, với 443/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã trình bày Báo...

Mới nhất

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật...

(MPI) - Để đảm bảo thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu dự kiến thông qua từ ngày có hiệu lực thi hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo...

Bộ đội Biên phòng triển khai cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm

Ngày 27/11, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP chủ trì Hội nghị. ...

Hành trình chuyển đổi số của Trung Quốc

Trung Quốc được xem là một trong những hình mẫu phát triển công nghệ vượt bậc trên thế giới khi tất cả mọi người, mọi ngành, mọi lĩnh vực đều có “dấu chân” của công nghệ và chuyển đổi số. ...

TP.HCM đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đặc sản trên nền tảng số

Ngoài việc trưng bày sản phẩm, các đơn vị tham gia hội chợ xúc tiến thương mại tại TP.HCM sẽ được TikTok và các nền tảng số hỗ trợ quảng bá và tiếp cận khách hàng trực tuyến ngay tại gian hàng. ...

Bộ Y tế yêu cầu không để lây lan dịch cúm A/H1pdm tại Bình Định

Ngày 27/11, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm. Theo thông tin từ hệ thống giám sát...

Mới nhất