Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.Thực hiện Quyết định số 1444/QĐ-UBND, ngày 12/6/2024 của UBND huyện Tràng Định, vừa qua huyện Tràng Định, UBND huyện Tràng Định vừa tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc.Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN). Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Từ thực hiện đồng bộ các giải pháp…
Để triển khai có hiệu quả Chương trình, Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên đã phối hợp với các ngành liên quan, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo đa chiều, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp làm công tác giảm nghèo;…Cùng với đó, Chi cục cũng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm bắt được chính sách của Nhà nước và tập huấn thực hiện mô hình phát triển sản xuất hiệu quả.
Theo đó, từ đầu năm 2024, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho 95 học viên, là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, xã với các nội dung liên quan đến quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện tiểu dự án…
Căn cứ vào tình hình thực tế của các địa phương, tính đến nay đã có 23 dự án được phê duyệt, triển khai hỗ trợ đến các hộ dân, với tổng kinh phí thực hiện là 10.208,3 triệu đồng (217 hộ nghèo, 304 hộ cận nghèo, 294 hộ mới thoát nghèo, cận nghèo tham gia).
Trao đổi về nội dung này, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên Triệu Văn Cương nhấn mạnh: Thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 3 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện theo đúng quy trình; đồng thời từ đầu năm đến nay, Chi cục cũng tổ chức các đoàn kiểm tra các đơn vị, địa phương và đôn đốc thực hiện đảm bảo tiến độ dự án và theo đúng quy định của pháp luật.
…đến hiệu quả thực tế từ dự án
Xã Yên Đổ (Phú Lương) có 16 xóm, với 1.887 hộ, 7.389 nhân khẩu, với 63% là người DTTS. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao so với các xã trên địa bàn huyện Phú Lương, với 63 hộ nghèo (chiếm 3,35%), 33 hộ cận nghèo (chiếm 1,75%).
Gia đình anh Ma Văn Diện, trú tại xóm Trung, xã Yên Đổ là một trong những hộ thuộc diện cận nghèo được hỗ trợ trâu cái nuôi sinh sản thuộc Tiểu dự án 1 của Dự án 3 Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2024. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng thêm chồng chất khó khăn sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua.
“Đợt bão lũ vừa qua, toàn bộ diện tích trồng cỏ voi để nuôi trâu bị xoá sổ. Nước lũ dâng cao gần 2 mét cũng khiến lượng thóc dự trữ bị nảy mầm. Cuộc sống của gia đình tôi vì thế càng thêm khó khăn. Được cấp trâu, tập huấn kỹ thuật nuôi, gia đình mừng lắm. Cặp trâu cái này đối với gia đình tôi chính là hy vọng cho tương lai học hành của con cái”, anh Diện chia sẻ.
Không chỉ riêng huyện Phú Lương, tại các địa phương khác mô hình này được thực hiện một cách tích cực và bài bản. Chia sẻ về điều này, Chủ tịch UBND xã Linh Thông (Định Hóa) Lưu Viết Viên cho biết: Tại địa phương, việc được hỗ trợ bò và tham gia các lớp tập huấn do ngành chức năng tổ chức đã giúp thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi bò của người dân trên địa bàn xã. Người dân đã chuyển từ nuôi bò theo hướng tự phát, chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi có đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Qua đó, giúp đàn bò sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cải thiện môi trường, giảm dịch bệnh.
Với sự vào cuộc của ngành chức năng và các địa phương, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Dự án có ý nghĩa quan trọng, giúp hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tư liệu sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Thái Nguyên.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thai-nguyen-day-manh-nhieu-giai-phap-ho-tro-phat-trien-san-xuat-trong-linh-vuc-nong-nghiep-1732687501564.htm