Trang chủNewsChính trịTổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về...

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng

Với đa số phiếu đại biểu Quốc hội tán thành (89,77%), ngày 27/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Mục tiêu tổng quát của chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam. Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, nhu cầu tập luyện, giải trí của Nhân dân, thu hẹp sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư, giới tính từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Huy động sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Bên cạnh đó, huy động nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Xây dựng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến đáp ứng các thị trường nước ngoài. Phát huy tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng của văn hóa thông qua đầu tư để bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, trong đó Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ đóng vai trò quan trọng. Chú trọng hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.

z6072981676191_7d0f71330e7d6967b1d731144ccdf684.jpg
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết (Ảnh: Quang Vinh)

Về mục tiêu cụ thể xác định, đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể gồm: (1) Hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình Việt Nam được triển khai thực hiện trên cả nước thông qua các bộ quy tắc ứng xử; (2) Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa-Thể thao, Bảo tàng, Thư viện); 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa – Thể thao đạt chuẩn; đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn; (3) Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt (khoảng 120 di tích) và 70% di tích quốc gia (khoảng 2.500 di tích); (4) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP của cả nước; (5) Phấn đấu 100% đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tin học hóa, chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (6) Phấn đấu 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa; (7) 90% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (8) Các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, điện ảnh, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc, chất lượng cao được hỗ trợ sáng tác, công bố, phổ biến; (9) Hằng năm, có ít nhất 05 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

Đến năm 2035 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể gồm: (1) Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả; (2) 100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện; (3) Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và ít nhất 80% di tích quốc gia; (4) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước; (5) Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế; (6) 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; (7) 100% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được tiếp cận, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (8) Hằng năm, có từ 10 – 15 tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tầm quốc gia về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước; (9) Hằng năm, có ít nhất 06 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

Đối với kinh phí thực hiện Chương trình, Nghị quyết quyết nghị tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2025 – 2030 tối thiểu là: 122.250 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách trung ương: 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%), bao gồm vốn đầu tư phát triển là 50.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 27.000 tỷ đồng; Vốn ngân sách địa phương: 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); và Nguồn vốn khác: dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động phù hợp mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện. Căn cứ kết quả thực hiện của Chương trình giai đoạn 2025-2030, Chính phủ trình Quốc hội quyết định nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2031-2035.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tong-nguon-von-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-ve-phat-trien-van-hoa-giai-doan-2025-2030-toi-thieu-la-122-250-ty-dong-10295358.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?

Đây là chủ đề buổi tọa đàm do Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức vào sáng 27/11, thu hút sự tham dự của gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ, giảng viên thuộc các trường Đại học, Học viện trên cả nước. ...

Khuyến khích lớp học mở

Với những thay đổi về không gian lớp học không chỉ trong các lớp học truyền thống với bảng đen, phấn trắng, lớp học mở có thể diễn ra trong không gian sân bóng, căng tin, sân trường, thư viện, các phòng học bộ môn… tùy ý tưởng sáng tạo của giáo viên giúp tạo nên sự đổi mới, sáng tạo. ...

Cần giải pháp đột phá

Ngày 26/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Tại phiên thảo luận, ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và...

9 năm không xong… 1km đường

Dự án đường Lê Duẩn kéo dài (TP Hà Tĩnh) có chiều dài hơn 1km, tổng mức đầu tư 135 tỷ đồng, do UBND TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai vào năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa xong. ...

Bản tin Mặt trận sáng 27/11

Bản tin Mặt trận sáng 27/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Những 'cánh chim đầu đàn' giữ gìn khối đoàn kết các dân tộc; Khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận Lớp thứ ba – Khóa XI… ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam sẵn sàng tham gia các diễn đàn để có thể phát huy vai trò, đóng góp của mình cho những vấn đề...

Ngày 23/11, tại Cung 7/1, Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh, diễn ra phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình và hòa giải". ICAPP-12 do CPP lần thứ hai đăng cai tổ chức từ ngày 21-24/11, có sự tham dự của 260 đại biểu thuộc các đảng chính trị đến...

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng...

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn giữ vững tôn chỉ là đội ngũ tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục...

ĐBQH đề xuất giao cho các cơ quan báo chí được quyền tự chủ diện tích quảng cáo

Chiều 25/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Đề cập đến quảng cáo trên báo in, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho...

Việt Nam – Bulgaria: Củng cố tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau làm nền tảng thúc đẩy hợp tác song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. ...

Tăng cường sự tin cậy, gắn kết, cùng hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thành công rất tốt đẹp với kết quả nổi bật là hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Tầm vóc quan hệ mới phản ánh sự phát triển mạnh mẽ và gắn kết chiến lược giữa hai nước sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tổng Bí thư Tô...

Cùng chuyên mục

Cần giải pháp đột phá

Ngày 26/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Tại phiên thảo luận, ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và...

Con nuôi của Bác Hồ, người con của Việt Nam

Với Madeleine Riffaud, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, hết lòng vì nhân dân, vì đất nước. Tấm lòng bao dung và tình đoàn kết quốc tế của Người là tấm gương sáng để bà vượt qua mọi gian khó, hết lòng ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc...

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Chiều 26/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. ...

4 lãnh đạo được chỉ định, điều động, bổ nhiệm

Trong ngày 26/11, tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh này đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Cụ thể, trong khuôn khổ kỳ họp Ban chấp...

Đoàn kết, quyết tâm cao để tinh gọn bộ máy

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Tại...

Mới nhất

Một hãng du thuyền của Việt Nam được vinh danh du thuyền xanh tốt nhất thế giới

Grand Pioneers Cruise đã được vinh danh tại hạng mục giải thưởng Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024. Du thuyền Grand Pioneers đưa khách tham quan vịnh Hạ Long - Ảnh: Website du thuyền Grand Pioneers Theo đó, giải thưởng World Cruise Awards thuộc hệ thống giải thưởng uy tín toàn cầu World Travel Awards mới đây vinh...

Hòa lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Hiện nay tổ máy 2 cũng đã hoàn thành đến 99% khối lượng công việc lắp đặt thiết bị, phấn đấu hoà lưới trước ngày 21/12/2024 để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024).Công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng có công suất thiết kế 360MW, gồm 2...

Trình Quốc hội việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

(Dân trí) - Sau khi Trung ương thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nội dung này sẽ được trình Quốc hội trong phiên họp chiều 27/11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản gửi các đại biểu Quốc hội về việc bổ sung hai nội dung vào chương trình...

Hội đàm giữa Công đoàn ĐSVN và Công đoàn ĐS Tây Nhật Bản

Mới đây, ngày 25/11, tại Hà Nội, Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Công đoàn Đường sắt Tây Nhật Bản.  Phát biểu chào mừng chuyến thăm của đoàn, đồng chí Mai Thành Phương đã bày tỏ tình cảm nồng nhiệt chào đón đoàn ĐS Tây Nhật Bản đã đến...

Duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%, đồng thời bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn. Sáng nay (27.11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), trong đó giữ nguyên quy định về kinh phí công đoàn...

Mới nhất