Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể “nước chảy về chỗ trũng”

Để “nước chảy về chỗ trũng”

Chỉ khi xây dựng được đội ngũ giáo viên tại chỗ mới giải quyết căn cơ và lâu dài câu chuyện giáo viên cho miền núi…

Đề xuất chính sách thu hút giáo viên vùng khó: Để “nước chảy về chỗ trũng”- Ảnh 1.

Cô Trà Thị Thu – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh điểm trường thôn từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Ảnh: NVCC

UBND Quảng Nam có kế hoạch trình đề án để kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới xem xét nhằm ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với viên chức giáo viên công tác tại các huyện miền núi cao. Dự kiến, Quảng Nam sẽ hỗ trợ từ 50 – 100 triệu đồng và sinh hoạt phí hằng tháng từ 1,2 – 1,8 triệu đồng/người để thu hút giáo viên lên vùng cao dạy học.

Vùng khó… khó đủ thứ

Từ khi xã Trà Mai hoàn thành xây dựng nông thôn mới, không còn được hưởng phụ cấp áp dụng cho các xã đặc biệt khó khăn, gần như năm nào Trường THCS Trà Mai (Nam Trà My, Quảng Nam) cũng có trường hợp giáo viên xin chuyển về các trường học vùng khó.

Thầy Nguyễn Khắc Điệp – Hiệu trưởng Trường THCS Trà Mai phân tích: “Với những giáo viên mới trúng tuyển viên chức, khi dạy học tại Trà Mai, sẽ không còn nhận được 30% phụ cấp thu hút, cũng không có khoản 10 tháng trợ cấp ban đầu mà chỉ có 35% phụ cấp đứng lớp như những thầy, cô giáo dạy học ở đồng bằng”.

Như trường hợp cô C.T.N. – giáo viên Ngữ văn có nguyện vọng xin chuyển từ Trường THCS Trà Mai vào dạy học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trà Tập. Mức lương hằng tháng của cô N. khi sang dạy học ở xã Trà Tập tăng lên từ 5 – 6 triệu đồng so với khi đang dạy ở xã Trà Mai.

Ngoài “dòng chảy ngược” từ các trường học ở xã Trà Mai về xã vùng khó khác của Nam Trà My, huyện vùng núi cao này còn có một dòng chảy khác, giáo viên dự thi biên chế ở các huyện sau một thời gian xin chuyển công tác về vùng thuận lợi. Nhiều giáo viên sau 5 năm dạy học ở các trường vùng cao, khi đã hết thời gian hỗ trợ phụ cấp khu vực, đều tìm cách chuyển về đồng bằng.

Các địa phương vùng đồng bằng của Quảng Nam vẫn thiếu giáo viên mầm non, tiểu học. Vì vậy, chỉ cần trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức, số giáo viên này sẽ được miễn thời gian tập sự. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi đang công tác ở ngành Giáo dục được tính vào tăng lương nên gần như giáo viên đều đảm bảo quyền lợi khi đỗ viên chức ở một địa phương khác, chứ không phải “bắt tay làm lại từ đầu”.

Từ năm 2019 đến nay, có khoảng 530 giáo viên chuyển công tác ra khỏi các huyện miền núi cao của Quảng Nam. Ngoài ra, có gần 100 giáo viên biên chế đang dạy học tại các trường thuộc địa bàn vùng núi cao xin thôi việc.

Ông Nguyễn Văn Nhị – Phó Trưởng phòng GD&ĐT Nam Trà My cho biết, có nhiều giáo viên, dù đã vào biên chế, thâm niên công tác cả chục năm nhưng vẫn bỏ nghề. “Phần lớn giáo viên công tác tại vùng núi cao không phải là người địa phương nên thường một cảnh hai, ba quê.

Thầy cô không thể dạy hoặc làm thêm nghề phụ để có thu nhập. Vì vậy, dù hệ số đứng lớp cao nhưng khi hết thời gian 5 năm hưởng phụ cấp thu hút, nhà giáo dạy học ở vùng núi phải khéo thu vén lắm mới đủ trang trải cuộc sống. Trong khi cơ hội việc làm ở khu vực đồng bằng của họ không thiếu, thu nhập lại cao, điều kiện sống cũng tốt hơn”, ông Nhị phân tích.

Đề xuất chính sách thu hút giáo viên vùng khó: Để “nước chảy về chỗ trũng”- Ảnh 2.

Lớp học phụ đạo miễn phí vào ban đêm của thầy Nguyễn Văn Nhân – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn (Nam Trà My, Quảng Nam) tại điểm trường thôn. Ảnh: NVCC

Tìm cách “giữ chân” giáo viên

Theo dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với viên chức giáo viên công tác tại các huyện miền núi cao giai đoạn 2025 – 2026 của Quảng Nam, sẽ hỗ trợ lần đầu cho giáo viên đến dạy học ở các xã khu vực III hoặc thôn đặc biệt khó khăn là 100 triệu đồng/người. Đối với các xã khu vực II là 75 triệu đồng/người. Các xã khu vực I là 50 triệu đồng/người. Các huyện miền núi cao thực hiện chính sách theo dự thảo nghị quyết gồm có Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang và Phước Sơn.

Ngoài hỗ trợ một lần, dự kiến các giáo viên theo diện thu hút trong giai đoạn năm 2025 – 2026 được hỗ trợ sinh hoạt với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng đối với viên chức công tác tại các xã khu vực III hoặc thôn đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng đối với viên chức công tác tại các xã khu vực II và 1,2 triệu đồng với các xã khu vực I.

Thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Trà Nam cho biết, những đề xuất trong dự thảo nghị quyết cho thấy sự ưu tiên đối với giáo viên công tác tại địa bàn vùng khó.

Tuy nhiên, theo thầy Chín, đây chưa phải là điểm mấu chốt trong giải quyết bài toán thiếu giáo viên ở các trường học nơi đây. “Ngoài ưu đãi lương bổng và phúc lợi như tăng lương, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, nhà ở, và phụ cấp vùng sâu, xa cho giáo viên, về lâu dài, cần có chính sách tuyển dụng phù hợp. Trong đó, ưu tiên đào tạo và tuyển dụng con em người địa phương làm giáo viên, vì họ hiểu rõ văn hóa, phong tục và gắn bó với quê hương.

Cần tạo nguồn giáo viên tại chỗ bằng cách tạo điều kiện cho học sinh miền núi học ngành sư phạm thông qua chính sách đặt hàng, đào tạo có địa chỉ với những hỗ trợ kèm theo như miễn học phí, cấp học bổng.

Sau khi tốt nghiệp, họ quay về phục vụ địa phương”, thầy Chín đề xuất và cho hay: Hiện, một số địa phương vùng núi cao của Quảng Nam, trong đó có Nam Trà My còn lượng lớn sinh viên tốt nghiệp các ngành học khác chưa có việc làm. Đây là những học sinh người đồng bào ngay tại địa phương.

Các em được học nội trú từ nhỏ và đào tạo căn bản. Nếu gửi đi đào tạo thêm về chuyên ngành sư phạm tiểu học và mầm non thì cơ hội trúng tuyển viên chức của họ rất cao và cũng là giải pháp căn cơ nhất để góp phần giữ ổn định đội ngũ giáo viên cho địa phương.

Theo bà Trần Thị Bích Thu – Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND Quảng Nam, bên cạnh tiếp tục tổ chức tuyển dụng bổ sung nguồn giáo viên, các ngành chức năng cần khảo sát số lượng, ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu và dự báo thiếu hụt giáo viên.

Từ đó lựa chọn những học sinh có học lực khá, giỏi tại các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và thực hiện các chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định số 116/2020 của Chính phủ. Chỉ khi xây dựng được đội ngũ giáo viên tại chỗ mới giải quyết căn cơ và lâu dài câu chuyện giáo viên cho miền núi.





Nguồn: https://danviet.vn/de-xuat-chinh-sach-thu-hut-giao-vien-vung-kho-de-nuoc-chay-ve-cho-trung-20241127070609676.htm

Cùng chủ đề

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập. Bài viết "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ...

Hiệu trưởng ‘hiến kế’ xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Hiệu trưởng này cho rằng phải chú trọng đặc biệt vào khâu rèn kỹ năng ứng xử có văn hóa bởi đây là yếu tố quan trọng giúp xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Thầy giáo Phạm Hồng Hải, Hiệu trưởng cấp THCS trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho hay hiện nay việc xây dựng văn hóa ứng xử đã được các nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là khi xuất hiện hàng...

Trên 63% giáo viên có nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm

Trên 63% giáo viên được khảo sát bày tỏ nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm. Đó là kết quả được ghi nhận từ 'Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang' do Viện Phát...

Giáo dục không nên chỉ tập trung vào ‘dạy cái gì’

TS Ngô Tuyết Mai cho rằng các nhà trường không nên chỉ tập trung vào việc hôm nay dạy môn gì hay sẽ đem đến cho học trò nội dung nào. Học sinh cần được giáo dục “cả về trái tim lẫn trí óc”. Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong giáo dục do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức ngày 23/11, TS Ngô Tuyết Mai, giảng viên Đại học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Á hậu Bùi Khánh Linh trình diễn bikini quyến rũ, đọ sắc với đối thủ

Trước chung kết Miss Intercontinental 2024 (Hoa hậu Liên lục địa), Á hậu Bùi Khánh Linh - đại diện Việt Nam nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng yêu nhan sắc khi hoàn thành phần thi bikini đầy tự tin, lôi cuốn. ...

Tự hào với những kết quả đạt được

Nhờ đổi mới, sáng tạo trong các năm học, thầy và trò Trường Tiểu học Bình Minh đã có sự chuyển biến rõ nét trong quản lý giáo dục, chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, năm học 2023-2024, nhà trường đã để lại nhiều dấu ấn...

Người dân Thủ đô co ro, đốt lửa sưởi ấm trong đêm rét đậm đầu tiên

Nhiệt độ về đêm tại Hà Nội giảm sâu chỉ khoảng 16 độ C, khiến nhiều bạn trẻ, người lao động phải đốt lửa trên vỉa hè để sưởi ấm trong đêm lạnh nhất từ đầu mùa đông đến nay. ...

Một bài toán tiểu học như “đánh đố” gây tranh cãi kịch liệt, giáo viên cũng chia 2 luồng ý kiến

Một phụ huynh đã xin ý kiến về bài toán tiểu học có mấy hình vuông. Nhìn đề thì rất dễ nhưng lại chia 2 luồng ý kiến: có người thì bảo học sinh đã trả lời đúng nhưng có người bảo trả lời sai. ...

Truyền thông Mỹ sẽ làm rõ nhân phẩm Đàm Vĩnh Hưng và doanh nhân công nghệ

Mới đây, ông bầu Dũng Taylor - chồng của ca sĩ Thu Phương đã chia sẻ với PV Dân Việt những nhận định xung quanh vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng và vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền - doanh nhân công nghệ Gerard...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Khởi công dự án 300 tỉ đồng tại làng Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết tại P.Hòa Quý (TP.Đà Nẵng) - Điện Ngọc (Quảng Nam) với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Bài phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà...

Thưa các đồng chí, các thầy cô giáo! Bên cạnh kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật...

Trường ĐH bị tác động mạnh

Dự kiến trong kỳ tuyển sinh ĐH 2025, các trường chỉ được dành không quá 20% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển sớm khiến nhiều trường rơi vào thế khó ...

Cho con ‘du học tại chỗ trường Mỹ’ hơn 100 triệu/năm, phụ huynh tá hỏa vì sự thật

Phụ huynh Đà Nẵng phản ánh, do được giới thiệu hình thức “du học tại chỗ” nên cho con nghỉ học trường công, bỏ hơn 100 triệu đồng/năm để theo học “trường Mỹ” Prinberk Academy tại các cơ sở Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân. Tuy nhiên Hiện nay, nhiều phụ huynh tá hoả khi nhận thông tin Trung tâm Thiên Lập Nhân chỉ được cấp phép dạy tiếng Anh và đơn vị này phủ nhận việc liên quan...

Thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung chính sách

Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Mới nhất

Quốc hội ‘chốt’ chi 122.000 tỉ thực hiện chương trình quốc gia phát triển văn hóa

Sáng 27.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trình bày báo cáo tiếp thu giải trình, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho biết cơ quan thẩm tra và soạn thảo đã tiếp thu và có...

Chế áp, tạm giữ máy bay không người lái trong nhiều trường hợp

(Dân trí) - Máy bay không người lái bay khi chưa được cấp phép, bay vào khu vực cấm, xâm phạm cảng hàng không hoặc mang theo chất cấm… sẽ bị chế áp, tạm giữ, theo quy định của Luật Phòng không nhân dân. Sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân với 449/449 đại...

Agribank triển khai cho vay lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển "Tam nông", Agribank triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Agribank triển...

Bitcoin và Altcoin cùng “cắm đầu”, sóng tăng của tiền số đã kết thúc?

(NLĐO)- Sự rung lắc mạnh của đồng Bitcoin đã kéo các đồng Altcoin khác giảm mạnh trong biên độ từ 4-7%. ...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 27/11/2024: Thêm ngân hàng tăng mạnh lãi huy động

Lãi suất ngân hàng hôm nay 27/11/2024, SeABank tăng mạnh lãi suất huy động sau hơn 3 tháng, Bac A Bank bất ngờ giảm lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn. Sau hơn 3 tháng không thay đổi, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động tại các kỳ...

Mới nhất