Trang chủPolitical ActivitiesKinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung...

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung chính sách đối với nhà giáo

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa – Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng và bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UNESCO và tổ chức phi chính phủ của Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ: Ở nhiều quốc gia, nhất là với đất nước có truyền thống trọng học, trọng thầy, thì vị trí, vai trò của nhà giáo luôn được quan tâm. Nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo, Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ xây dựng Đề án Luật Nhà giáo với phương châm nhất quán nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý chất lượng làm sao để thu hút, giữ chân được những người tài vào nghề sư phạm, yên tâm cống hiến.

Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng với quy trình, thủ tục công phu, kỹ lưỡng. Trong đó có sự tham gia trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, các sở GDĐT. Dự thảo Luật Nhà giáo đã trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, có 127 lượt ý kiến tại các tổ và có 37 ý kiến thảo luận tại nghị trường.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội thảo

Hầu hết các ý kiến khẳng định, Ban soạn thảo đã làm việc nghiêm túc, công phu, chất lượng. Các ý kiến thảo luận tại nghị trường đều đồng tình cao về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo. Vấn đề đặt ra là, làm sao gia tăng các chính sách thu hút nhà giáo, đồng thời làm rõ trách nhiệm, đạo đức của nhà giáo.

Theo quy định, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội 2 vòng. Vòng 1 đã được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến ngày 20/11 vừa qua. Tại kỳ họp thứ 9, dự kiến vào tháng 5/2025, Quốc hội tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua dự thảo Luật Nhà giáo.

“Chúng ta có 6 tháng nữa tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Tinh thần là cầu thị, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: Khi Luật Nhà giáo được ban hành, phải làm cho đội ngũ nhà giáo vui mừng, phấn khởi, chờ đợi”, Thứ trưởng nhắc lại, đồng thời nhấn mạnh, xây dựng Luật Nhà giáo không phải hệ thống hóa các quy định, mà làm sao để nhà giáo yêu nghề hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, ở đó đối tượng thụ hưởng chính là các thế hệ học sinh.

Bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

Chia sẻ tại hội thảo, bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam nhận định: Chất lượng nhà giáo là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả học tập. Tuy nhiên, nghề giáo phải đối mặt với những thách thức đáng kể và phải thích ứng với nhu cầu giáo dục và xã hội không ngừng thay đổi.

Để hỗ trợ nhà giáo hoàn thành vai trò quan trọng này cũng như giải quyết những thách thức mới nổi, điều cần thiết là phải xây dựng luật pháp toàn diện về nhà giáo. Luật này sẽ đảm bảo rằng nhà giáo có thể tiếp tục cung cấp nền giáo dục chất lượng cho mọi người, đóng góp vào một xã hội công bằng và hòa nhập hơn, nơi mà chính họ cũng là các đối tượng hưởng lợi.

“Sự kiện này là minh chứng rõ ràng cho cam kết chung của Bộ GDĐT và UNESCO trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo thông qua các chính sách và luật pháp được tăng cường, nhằm ứng phó với bối cảnh đang thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam”, bà Miki Nozawa cho biết.

Chuyên gia nước ngoài trao đổi tại hội thảo theo hình thức trực tuyến

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước đã tham gia tham luận, trao đổi, thảo luận, đề xuất các ý kiến liên quan đến thiết lập, xây dựng các chính sách thu hút nhà giáo, nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ nhà giáo, kinh nghiệm quốc tế, quốc gia về xây dựng luật về đội ngũ nhà giáo…

Tiến sĩ Li TingZhou, Trung tâm Đào tạo giáo viên, Đại học Sư phạm Thượng Hải thông tin: Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chức danh nghề nghiệp thống nhất cho giáo viên. Tương tự như giáo sư đại học và bác sỹ, giáo viên tiểu học và trung học có thể đạt được các chức danh nghề nghiệp ở mức cao. Hiện nay tại Trung Quốc có khoảng 11 triệu giáo viên, trong đó có khoảng 30.000 giáo viên có chức danh nghề nghiệp tương đương với chức danh giáo sư. Tiền lương và phúc lợi xã hội của các giáo viên này cũng ở mức tương đương với chức danh giáo sư. Qua đó, hệ thống chức danh nghề nghiệp thúc đẩy vị thế giáo viên tại Trung Quốc.

Nhận định mặc dù đội ngũ nhà giáo Việt Nam đã có nhiều tiến bộ so với trước, nhưng trước yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công cuộc đổi mới giáo dục, đội ngũ này vẫn đang trong tình trạng thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến đồng thời khuyến nghị cần xây dựng chính sách nhà giáo theo tiếp cận toàn diện và tổng thể, phù hợp với các quan điểm chỉ đạo trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; phát triển các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo theo định hướng chuyển đổi, đi trước một bước để sẵn sàng cho việc chuyển đổi việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục; đảm bảo chế độ tiền lương, đãi ngộ và khen thưởng nhà giáo tương xứng với vị thế, vai trò, trách nhiệm và hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; nhận diện và khắc phục những tồn tại, rào cản hiện nay trong tuyển dụng, sử dụng và giữ chân nhà giáo…

Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến trao đổi nhiều nội dung về dự thảo Luật Nhà giáo

Đánh giá cao cách tiếp cận của dự thảo Luật Nhà giáo, đặc biệt là sau các lần chỉnh sửa, bổ sung thì đã có sự tương đồng đối với luật về nhà giáo ở các quốc gia trên thế giới, Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng Bùi Xuân Hải có những ý kiến góp ý thêm về công tác tuyển dụng giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học công lập; lưu ý chính sách về lương giáo viên đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ, chưa tự chủ; thu hút giảng viên, chế độ cho giảng viên người nước ngoài.

Tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo cũng như việc cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo, trong phát biểu kết thúc hội thảo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định: Ở các nước tiến tiến và có truyền thống về giáo dục, họ xác định rõ vai trò, vị thế của nhà giáo đối với sự hưng thịnh của quốc gia. Đầu tư cho giáo dục, phát triển nhà giáo là đầu tư cho sự phát triển, cho hiện tại và tương lai.

Thông qua các ý kiến được trao đổi tại hội thảo, các thông điệp đều đề cập sự phát triển đội ngũ nhà giáo và xây dựng chính sách nhà giáo theo hướng tăng cường và thuận lợi nhất để phát triển nhà giáo. Đó không chỉ là vấn đề tiền lương mà còn là điều kiện làm việc, không gian sáng tạo, không gian làm việc, để nhà giáo có những điều kiện cơ bản nhất có thể sống được bằng nghề và đảm bảo chất lượng giáo dục.  

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng và bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam chủ trì thảo luận tại hội thảo

“Đây không phải ưu đãi, biệt đãi đối với nhà giáo mà là những chính sách cơ bản của nhà giáo và kinh nghiệm trên quốc tế đều chứng minh việc đó. Trong thời gian tới, trong quá trình tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GDĐT sẽ hướng tới xây dựng những chính sách đúng mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Những ý kiến trao đổi tại hội thảo về tuyển dụng, quản lý nhà giáo, vai trò chủ đạo của nhà nước trong quản lý nhà giáo… đã được Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao đổi cụ thể. Trong đó, đối với việc quản lý nhà giáo, Thứ trưởng nhấn mạnh, nhà giáo là viên chức đặc biệt vì vậy cần quản lý theo hệ thống ngành dọc và đúng đặc thù nghề nghiệp.

Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo ghi nhận đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, tiếp thu, tổng hợp theo tinh thần khoa học, có chọn lọc trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay.

 



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10045

Cùng chủ đề

Công ty mẹ của Uniqlo: Nhà máy tại Việt Nam chưa tốt bằng ở Trung Quốc

Trả lời báo Nikkei, CEO Tadashi Yanai của Fast Retailing cho biết công ty này sẽ không theo xu hướng chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Ông Tadashi Yanai, CEO của Fast Retailing (công ty mẹ của nhãn hiệu Uniqlo), cho biết hoạt động sản...

Viện An ninh phi truyền thống được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26/11, Viện An ninh Phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã kỷ niệm 5 năm ngày thành lập và ra mắt Tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ. Dự lễ kỷ niệm có PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;...

Ngành Dầu khí Việt Nam “vươn mình” cùng đất nước

Hoàn thành sứ mệnh lịch sử Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về ngành công nghiệp Dầu khí của Việt Nam, ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 đã được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành Dầu khí Việt Nam. Kể từ đó đến nay, trải qua các giai đoạn phát triển của Tổng Cục Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tập...

Truyền thông Mỹ sẽ làm rõ nhân phẩm Đàm Vĩnh Hưng và doanh nhân công nghệ

Mới đây, ông bầu Dũng Taylor - chồng của ca sĩ Thu Phương đã chia sẻ với PV Dân Việt những nhận định xung quanh vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng và vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền - doanh nhân công nghệ Gerard...

An Giang: “Không gian mới

(ĐCSVN) - Đó là chủ đề Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng do UBND tỉnh An Giang tổ chức sáng 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tập huấn công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở đại học

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo tập huấn công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. ...

Tăng cường kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức Hội nghị “Tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” trong toàn quốc. Hội nghị được thực hiện theo...

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn công tác quốc phòng, quân sự

Sáng 26/11, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Vùng 4 Hải quân tổ chức khai mạc tập huấn công tác quốc phòng, quân sự; phòng chống khủng bố và phòng thủ dân sự năm 2024. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dự và phát biểu khai mạc. ...

Tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24/11 đến ngày 28/11. Trong khuôn khổ chuyến...

Bộ GDĐT tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024

Trong 2 ngày 23-24 /11/2024, Bộ GDĐT phối hợp cùng đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội tổ chức tập huấn và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại trụ sở Bộ GDĐT. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng dự có Phó Thủ...

Tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24/11 đến ngày 28/11. Trong khuôn khổ chuyến...

Tăng cường kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức Hội nghị “Tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” trong toàn quốc. Hội nghị được thực hiện theo...

Ca-na-đa khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam

Vụ việc được điều tra theo Đạo luật các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), dựa trên cáo buộc lẩn tránh thuế từ Việt Nam đối với phán quyết của Tòa án thương mại quốc tế Ca-na-đa (CITT) ban hành ngày 18 tháng 02 năm 2022 trong vụ việc Điều tra số NQ-2021-005 về việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu...

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn công tác quốc phòng, quân sự

Sáng 26/11, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Vùng 4 Hải quân tổ chức khai mạc tập huấn công tác quốc phòng, quân sự; phòng chống khủng bố và phòng thủ dân sự năm 2024. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dự và phát biểu khai mạc. ...

Cùng chuyên mục

Ca-na-đa khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam

Vụ việc được điều tra theo Đạo luật các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), dựa trên cáo buộc lẩn tránh thuế từ Việt Nam đối với phán quyết của Tòa án thương mại quốc tế Ca-na-đa (CITT) ban hành ngày 18 tháng 02 năm 2022 trong vụ việc Điều tra số NQ-2021-005 về việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu...

Tập huấn công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở đại học

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo tập huấn công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. ...

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện...

(MPI) - Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình đã trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu để dự kiến thông qua. Để đảm bảo thi hành Luật từ ngày có hiệu lực thi hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Nghị định...

Tăng cường kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức Hội nghị “Tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” trong toàn quốc. Hội nghị được thực hiện theo...

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn công tác quốc phòng, quân sự

Sáng 26/11, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Vùng 4 Hải quân tổ chức khai mạc tập huấn công tác quốc phòng, quân sự; phòng chống khủng bố và phòng thủ dân sự năm 2024. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dự và phát biểu khai mạc. ...

Mới nhất

TPHCM dôi dư hơn 1 nghìn cán bộ sau sáp nhập phường.

Lãnh đạo TPHCM thông tin, khi triển khai sáp nhập các đơn vị hành chính cấp phường, sẽ có 1.022 cán bộ dôi dư, thuộc diện cần sắp xếp. Chiều 26/11, UBND TPHCM tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp...

Kinh doanh thu trên 200 triệu đồng mỗi năm mới phải nộp thuế VAT

(Dân trí) - Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 200 triệu đồng sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng, theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi. Chiều 26/11, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) với 407/451 đại...

Độc đáo trải nghiệm thời bao cấp tại chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội

Baoquocte.vn. Lần đầu tiên tại Hà Nội, toàn bộ không gian sự kiện sẽ được thiết lập như một phim trường giúp du khách được quay lại thời bao cấp, một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Quốc hội ‘chốt’ áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Với luật vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%. Đây là một trong những nội dung còn ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại kỳ họp lần...

Cẩn trọng với hiện tượng ‘rò rỉ carbon’ và ‘rửa xanh’

Các khoản đầu tư vào tín chỉ carbon nếu không được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng “rửa xanh”, nơi các công ty hoặc quốc gia tuyên bố giảm phát thải nhưng thực tế chỉ chuyển trách nhiệm phát thải sang nơi khác. Đây còn gọi là hiện tượng “rò rỉ carbon”, ông Bertrand Badré, cựu...

Mới nhất