Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBàn giải pháp thát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong...

Bàn giải pháp thát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới

(Tổ Quốc) – Sáng 26/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới” (ICCM 2024). Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế từ các viện nghiên cứu, trường đại học danh tiếng cả trong và ngoài nước.

Thị trường văn hóa Việt Nam phải đổi mới, sáng tạo và thích ứng linh hoạt

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đinh Công Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, văn hóa ngày càng khẳng định vai trò không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội, mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Bàn giải pháp thát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới - Ảnh 1.

Các đại biểu dự Hội thảo.

Trong chiến lược phát triển văn hóa, Đảng và Nhà nước đã xác định việc phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa, con người Việt Nam.

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá về khoa học và công nghệ, cùng những biến động phức tạp của kinh tế, chính trị thế giới, đã đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển của thị trường văn hóa. Những thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng và nhu cầu thụ hưởng văn hóa của công chúng, đòi hỏi thị trường văn hóa Việt Nam phải đổi mới, sáng tạo và thích ứng linh hoạt hơn bao giờ hết.

Theo PGS.TS. Đinh Công Tuấn, thời gian qua, thị trường văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế – xã hội, cũng như nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số bất cập và hạn chế cần được khắc phục.

“Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế ICCM 2024 nhằm tạo ra một diễn đàn học thuật, nơi các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý trong và ngoài nước cùng trao đổi, thảo luận và tìm ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường văn hóa Việt Nam”, PGS.TS. Đinh Công Tuấn bày tỏ.

Bàn giải pháp thát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới - Ảnh 2.

PGS.TS. Đinh Công Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát biểu khai mạc.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhấn mạnh, việc tổ chức Hội thảo lần này hết sức có ý nghĩa, không chỉ là cơ hội để các đại biểu chia sẻ những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, mà còn là môi trường để kết nối tri thức, mở ra các hướng đi mới, sáng tạo và bền vững trong phát triển thị trường văn hóa, đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng các chiến lược phát triển thị trường văn hóa phù hợp với thực tiễn và bối cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Hội thảo cũng sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy giúp tham mưu cho các nhà quản lý, xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế, các doanh nghiệp có những thông tin hữu ích, giúp lựa chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả, tránh các rủi ro và các tác động tiêu cực…

“Tại Hội thảo, Ban Tổ chức mong được lắng nghe tất cả các ý kiến tâm huyết, khách quan từ các vị đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến “Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Những ý tưởng và đóng góp từ Hội thảo là minh chứng rõ nét cho sự chung tay của cộng đồng khoa học trong nỗ lực phát triển thị trường văn hóa, góp phần nâng cao vị thế của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy hội nhập quốc tế”, PGS.TS. Đinh Công Tuấn bày tỏ.

Thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa là một loại thị trường đặc biệt

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, văn hóa là “sức mạnh mềm” của quốc gia và các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng đóng góp lớn cho GDP đất nước.

Do đó, việc xây dựng chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa là yêu cầu cấp thiết nhằm giải phóng năng lực sáng tạo và sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Bàn giải pháp thát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới - Ảnh 3.

PGS.TS. Đặng Hoài Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát biểu.

Sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa “đặc biệt”, không chỉ có chức năng kinh tế, đem lại thu nhập cho người sáng tạo và người sản xuất, mà còn góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ, xây dựng đạo đức, nhân cách của con người, làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần của xã hội.

Theo đó, thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa là một loại thị trường đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần bồi dưỡng nhân cách, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh phê phán các xu hướng phản văn hóa, phản thẩm mỹ, bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc, của quốc gia.

Xu thế phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong giao lưu quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sôi động là xu thế tất yếu. Muốn hội nhập quốc tế hiệu quả, mỗi quốc gia phải nâng cao nội lực của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong nước, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình mở cửa giao lưu quốc tế.

Bàn giải pháp thát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới - Ảnh 4.

GS. Hướng Dũng (Yong Xiang) – Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc trình bày tham luận.

PGS.TS. Đặng Hoài Thu cho biết, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã sớm quan tâm phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong đã được nâng lên đáng kể.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh phát triển mới, việc phát triển thị trường văn hóa và sản phẩm văn hóa ở Việt Nam vẫn có một số hạn chế nhất định, như: Thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa bước đầu được hình thành, nhưng còn chậm phát triển, quy mô nhỏ, mang tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp; Chưa có các chính sách mang tính đột phá để khuyến khích sáng tạo, sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa; Sản phẩm văn hóa ở một số lĩnh vực còn nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh yếu, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước; Thị trường sản phẩm văn hóa nội địa có dấu hiệu bị các sản phẩm văn hóa nước ngoài lấn lướt, áp đảo…

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, và bối cảnh chuyển đổi số đặt ra nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa nói riêng.

Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 cùng những biến động khó lường của tình hình kinh tế, chính trị thế giới đã và đang tạo ra nhiều sự thay đổi về thói quen tiêu dùng và nhu cầu văn hóa, nghệ thuật của công chúng.

“Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu đổi mới, sáng tạo và thích ứng linh hoạt của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa ở bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, thảo luận đưa ra được những vấn đề lý luận và giải pháp hiệu quả nhằm phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa ở nước ta theo hướng đồng bộ và toàn diện, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, PGS.TS. Đặng Hoài Thu bày tỏ.

Bàn giải pháp thát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới - Ảnh 5.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đã trình bày các báo cáo tham luận, tiến hành thảo luận, trao đổi những vấn đề lý luận cơ bản như vai trò và đặc điểm của thị trường văn hóa trong bối cảnh mới, đi sâu vào các khía cạnh thực tiễn như: xây dựng chính sách, vai trò của khoa học và công nghệ, mối quan hệ hợp tác công – tư, cũng như các mô hình phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo…

Các tham luận cũng nhấn mạnh đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những yếu tố then chốt để thị trường văn hóa Việt Nam có thể bắt kịp xu thế phát triển toàn cầu.

Đặc biệt, các chuyên gia đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã có những chia sẻ từ thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, phát huy các giá trị du lịch văn hóa thông qua công nghệ số ở các quốc gia này./.



Nguồn: https://toquoc.vn/ban-giai-phap-that-trien-thi-truong-van-hoa-viet-nam-trong-boi-canh-moi-2024112613070702.htm

Cùng chủ đề

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Ngày 25/11, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm "Thực tiễn đổi mới thông qua sự tích hợp giữa văn hóa và công nghệ tại Trung Quốc" dưới sự trình bày của GS.TS Yong Xiang - Viện Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Bắc Kinh.

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024

VHO - Chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11), trong 2 ngày 22 - 23.11, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024” với chủ đề “Chuyện làng, chuyện phố”. Đến với "Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng 2024", người dân và du khách được hòa mình vào không gian lịch sử, văn hóa, được tham gia tìm hiểu, trải nghiệm và...

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho học sinh, sinh viên, gia đình hoặc bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.

Thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết

(Tổ Quốc) - Đại biểu Quốc hội Thích Đức Thiện cho rằng, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết, để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sun Group được vinh danh với 03 giải thưởng tại World Travel Awards lần thứ 31

Tối 24/11, tại Bồ Đào Nha, Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) lần thứ 31 đã vinh danh Sun Group tại 3 hạng mục giải thưởng danh giá, và 2 trong số đó được trao tặng cho các công trình của tập đoàn này ở Phú Quốc. Theo đó, Giải thưởng “Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2024” - World's Leading Iconic Tourist Attraction 2024 - được trao cho Sunset...

Đà Nẵng xúc tiến quảng bá du lịch tại Thành Đô, Trung Quốc

(Tổ Quốc) - Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Chương trình quảng bá phát triển du lịch Đà Nẵng (Việt Nam) tại Thành Đô (Trung Quốc). ...

Tái tạo các giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc đương đại

(Tổ Quốc) - Vừa qua, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ (46 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra tọa đàm "Nét đặc sắc của mỹ thuật truyền thống và ứng dụng, tái tạo các giá trị văn hóa trong kiến trúc đương đại". ...

Quảng bá đất nước Việt Nam giàu bản sắc qua rối nước

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên, múa rối nước - một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia xuất hiện trong chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài". Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm với sân khấu rối nước thu nhỏ là đại diện duy nhất của sân...

Bảo tồn và phát triển di sản Phở Hà Nội

(Tổ Quốc) - Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL ghi danh món ăn "Phở Hà Nội" vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Việc "Phở Hà Nội" chính thức được công nhận là Di sản Văn...

Bài đọc nhiều

TPHCM liên tục xuất hiện sương mù, bụi mịn gấp 6,8 lần mức cho phép

TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  Sương mù tại khu vực quốc lộ 1 (đoạn qua quận Bình Tân, TPHCM) vào sáng 24/11. Ảnh: Hữu Huy...

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Microsoft cần ‘thay đổi văn hóa’

CEO Microsoft Satya Nadella kêu gọi thay đổi văn hóa tại công ty ông đang dẫn dắt sau một loạt thách thức bảo mật. Microsoft, nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới, gần đây liên tiếp gặp phải các sự cố bảo mật nghiêm trọng. Đây là lý do CEO Satya Nadella cho rằng, công ty cần “thay đổi văn hóa” trong cuộc phỏng vấn với Wired. Vào tháng 7, Microsoft là trung tâm trong sự cố gián đoạn...

Cùng chuyên mục

Shipper ‘xịn’ cũng khổ, từng bị dọa đánh vì ‘shipper dỏm’

Tưởng chỉ có những ai từng bị các 'shipper dỏm' gọi điện lừa lọc mới khổ thì không hẳn, bởi chính những người giao hàng thật cũng đang phải chịu nhiều điều tiếng không hay, có người từng bị dọa đánh. Bị xua đuổi,...

4 thói quen sinh hoạt thường có ở những đứa trẻ có IQ cao

GĐXH - Những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Cha mẹ nên chú ý để phát hiện kịp thời và bồi dưỡng thêm cho con. ...

Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ấn tượng với kỹ thuật làm sân bay dã chiến của công binh Việt Nam

Ông Vadim Potanin, trưởng đại diện cán bộ cao cấp Cục Hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, đánh giá cao năng lực tổ chức của lực lượng công binh Việt Nam, trong đó ấn tượng với kỹ thuật thi công đường, sân bay dã chiến và Smart Camp. ...

Viettel Y- Fest 2024 ‘ghi điểm’ với khán giả nhờ loạt công nghệ cao

Màn hình sân khấu lớn sử dụng công nghệ 5G của Viettel, “người khổng lồ ánh sáng” Dundu, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại... đã giúp Viettel Y- Fest 2024 trở thành một sự kiện âm nhạc đỉnh cao kết hợp công nghệ trình diễn hiện đại. Tối ngày 24/11/2024, siêu nhạc hội Viettel Y- Fest 2024 đã diễn ra tại quảng trường Cách mạng tháng 8 - Phố đi bộ Hồ Gươm với sự góp mặt của...

Gửi hơn 2 triệu tin nhắn cảnh báo rét đậm, rét hại đến người dân

Tính đến ngày 26/11, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai đã gửi gần 2,4 triệu tin nhắn đến người dân ở những địa phương chịu ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại qua kênh Zalo OA. Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Zalo để gửi tin nhắn đến người...

Mới nhất

Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam

Bộ Công Thương đề nghị Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đốc thúc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng như kho bãi, băng tải, bến cảng, đường sá để đẩy mạnh nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. ...

Mua bán thông tin cá nhân trên mạng diễn ra công khai, trắng trợn

Ngày 26/11, Quốc hội thảo luận cả ngày về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri... An ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang)...

Cần có biện pháp quản lý, loại bỏ biến tướng trong dạy thêm

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội xem xét, trong đó vấn đề dạy thêm...

The Vienna Concert – ‘trái tim’ âm nhạc cổ điển châu Âu đập rộn ràng tại Hà Nội

Hai đêm diễn Hòa nhạc Vienna - The Vienna Concert, thuộc chuỗi Musical Seasons 2024 - 2025, đã chính thức khép lại vào tối 24/11/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, để lại những dư âm không thể nào quên trong lòng khán giả Thủ đô. Đây là lần trở lại đặc biệt của Dàn nhạc Thính phòng Vienna sau 12...

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động 714.000 tỷ đồng nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng

(ĐCSVN) - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định phê duyệt Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2030. Thành phố sẽ rà soát cơ chế để huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2030 đạt...

Mới nhất