Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.World Travel Awards (Giải du lịch thế giới) vừa công bố các giải thưởng theo hệ thống đánh giá toàn cầu của tổ chức này, bao gồm World Travel Awards, World Golf Awards, World Cruise Awards, World Travel Tech Awards…Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.
Thay đổi diện mạo vùng cao
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Nam đã có sự thay da đổi thịt, nhất là ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa. Những căn nhà xập xệ nay đã được khoác áo mới, nhiều tuyến đường bê tông sạch đẹp nối đến tận các ngõ nhà dân. Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư mới, khang trang. Đây chính là thành quả từ sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trong việc thực hiệu quả các chính sách dân tộc, làm khởi sắc vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam với đa số là đồng bào DTTS sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào Gié Triêng. Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719, đời sống của người dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ giảm nghèo ngày càng tăng, bộ mặt nông thôn dần được cải thiện.
Theo đó, trong giai đoạn 2022 – 2024, huyện đã phân bổ nguồn vốn đầu tư hơn 51/80 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện 50 công trình các loại (chuyển tiếp từ năm 2023) để đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con vùng đồng bào DTTS. Ngoài ra, địa phương cũng giao cho Ban Quản lý dự án huyện và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện 30 công trình mới trong năm 2024.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp hơn 101 tỷ đồng, Phước Sơn đã giải ngân hơn 31 tỷ đồng để chuyển sang bố trí sắp xếp dân cư cho hàng trăm hộ dân; hỗ trợ sinh kế theo chuỗi giá trị cho người dân trên địa bàn 11 xã, thị trấn. Đến nay, với sự hỗ trợ về con giống như bò, trâu, dê, hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn đã từng bước cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Gia đình anh Hồ Văn Tiết (SN 1988, xã Phước Đức) được hỗ trợ 2 con bò giống từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Anh chị đã tận tình chăm sóc bò, đến nay bò mẹ đã lớn và sắp sinh bê nhỏ. Anh Tiết cho biết: “Gia đình chủ yếu bám rẫy, nguồn thu nhập không đủ trang trải những chi phí sinh hoạt trong nhà. Từ khi nghe có tên trong danh sách được hỗ trợ bò, vợ chồng tôi rất mừng. Vợ chồng rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã cho bò để chăn nuôi. Chúng tôi hi vọng cuối năm nay bò cái sẽ sinh bò nghé, làm tăng thêm đàn bò”, anh Tiết phấn khởi nói.
Còn tại huyện Đông Giang, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, địa phương đã đẩy mạnh triển khai, hỗ trợ cho hàng trăm hộ dân về nhà ở, sinh kế, cũng như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu. Qua đó, thu nhập bình quân đầu người của dân được nâng lên đáng kể (từ 35 triệu đồng năm 2022 nay tăng lên 38 triệu đồng/năm).
Qua 3 năm triển khai thực hiện, kết cấu hạ tầng cơ sở trên địa bàn huyện Đông Giang được đầu tư tương đối đồng bộ, với 100% số thôn có đường giao thông thuận lợi; 96% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt tập trung; 99% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
“Nhờ triển khai hiệu quả các chương trình mục tiệu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn mới ở địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, giao thông đi lại thuận lợi, con em học tập trong các ngôi trường mới khang trang, người dân hăng say lao động sản xuất. Thời gian tới, huyện sẽ nổ lực phân bổ, giải ngân nguồn vốn để tiếp tục triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án của Chương trình”, ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu
Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam, sau 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719, địa phương đã đạt được nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng. Đồng bào DTTS đã có nhiều thay đổi về nhận thức trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới và nâng cao ý thức phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc, tự thân nỗ lực vươn lên.
Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình đã khơi dậy nguồn lực trong dân, tập trung giải quyết các yêu cầu bức xúc, thiết thực về đời sống và sản xuất của bà con. Theo đó, địa phương đã khéo léo lồng ghép vốn để từng bước giải quyết nhu cầu thiết thực cho người dân như sắp xếp, ổn định dân cư, xóa nhà tạm, chuyển đổi nghề, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.
Đồng thời, Chương trình cũng giúp nâng cao mức sống văn hoá, tinh thần, vật chất cho người dân. Qua đó, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, cơ bản bảo vệ được rừng, tăng độ che phủ; đảm bảo môi trường sinh thái, củng cố và ổn định vững chắc an ninh chính trị, đoàn kết dân tộc.
Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông nông thôn, cầu dân sinh, nhà văn hóa, nâng cấp sửa chữa trường học… ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việc đẩy mạnh triển khai Chương tình còn góp phần giải quyết các nhu cầu thiết thực như nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề, hỗ trợ sinh kế, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, tạo động lực để người dân vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Ông Đặng Tấn Giản, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu thiết yếu của người dân, góp phần giúp cho vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh ngày càng khởi sắc.
Đơn cử như về cơ sở hạ tầng, với số vốn được phân bổ, Quảng Nam đã đầu tư xây dựng 313 danh mục công trình các loại; chuyển đổi nghề cho 735 lao động; hỗ trợ đất ở cho 350 hộ; thực hiện hỗ trợ xoá nhà tạm cho 512 hộ; sắp xếp, ổn định dân cư cho 576 hộ.
Ngoài ra, nguồn lực từ Chương trình còn giúp cho hàng trăm người dân được hỗ trợ về sinh kế, vay vốn làm ăn, mạng lưới y tế, giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của người dân… Từ đó, tỷ lệ giảm nghèo của người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong những năm qua đều vượt chỉ tiêu quy định của Chương trình. Cụ thể, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS giảm 10,4%; năm 2023 giảm 9,72%, trong khi chỉ tiêu đề ra là giảm nghèo giảm trên 3% mỗi năm.
“Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ nghèo giảm xuống còn dưới 15% và thu nhập bình quân đầu người của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi tăng lên 40 triệu đồng mỗi năm, trong thời gian tới, các cấp, ngành ở địa phương sẽ nỗ lực hơn nữa việc phân bổ, giải ngân vốn của chương trình để thực hiện các dự án, tiểu dự án”, ông Giản thông tin thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quyet-sach-giup-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-quang-nam-phat-trien-ben-vung-1732428448189.htm