Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhững nhà khoa học lớn của thế giới hội tụ tại VinFuture...

Những nhà khoa học lớn của thế giới hội tụ tại VinFuture 2024

NDO – Những nhà khoa học tên tuổi thế giới như Giáo sư Yann LeCun, “cha đẻ” của trí tuệ nhân tạo (AI); Giáo sư Marina Freitag, nhà khoa học với những cải tiến mới cho pin mặt trời; Giáo sư về thần kinh và dịch tễ học Valery Feigin… sẽ đến Việt Nam đầu tháng 12 tới đây, tham dự sự kiện VinFuture 2024, mang tới nhiều thông tin và góc nhìn mới mẻ về tương lai của thế giới.

Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất trong các lĩnh vực trọng yếu, như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học vật liệu, khoa học sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững…

Giáo sư Yann LeCun – “cha đẻ” của trí tuệ nhân tạo

Giáo sư Yann LeCun-Phó Chủ tịch và Giám đốc Khoa học AI tại Meta, đồng thời là Giáo sư Silver tại Đại học New York, Mỹ là một trong những “cha đẻ” của AI sẽ tham dự tọa đàm “Triển khai AI trong thực tiễn” (ngày 4/12). Đây là một trong những tọa đàm “nóng” nhất trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 khi đề cập đến lĩnh vực được thế giới quan tâm bậc nhất hiện nay.

Giáo sư LeCun nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về AI, học máy, thị giác máy tính, robot và khoa học thần kinh tính toán… Đặc biệt, ông đã có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực học sâu và mạng nơ-ron tích chập (CNN). CNN chính là nền tảng của nhiều sản phẩm và dịch vụ do các “gã khổng lồ” công nghệ toàn cầu, như Facebook, Google, Microsoft, Baidu, AT&T… triển khai và được hàng tỷ người trên trái đất sử dụng được mỗi ngày.

Năm 2018, Giáo sư LeCun cùng 2 nhà khoa học là Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio đã nhận Giải thưởng Turing – được ví như giải Nobel trong lĩnh vực Khoa học máy tính.

Giáo sư Marina Freitag – Nhà khoa học với những cải tiến mới cho pin mặt trời

Góp mặt trong tọa đàm “Vật liệu cho Tương lai bền vững” (ngày 4/12), Giáo sư Marina Freitag – nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về năng lượng thuộc Hội Nghiên cứu Hoàng gia tại Đại học Newcastle (Anh), sẽ chia sẻ về những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực công nghệ quang điện bền vững.

Những nhà khoa học lớn của thế giới hội tụ tại VinFuture 2024 ảnh 1

Giáo sư Marina Freitag, chuyên gia về năng lượng tới từ Đại học Newcastle, Anh. (Ảnh: NVCC)

Thông qua việc sử dụng các polymer phối trí thấp chiều tiên tiến để thu thập năng lượng từ môi trường xung quanh, Giáo sư Freitag đã phát triển thành công pin mặt trời chất màu nhạy quang (DSSC). So với tấm pin năng lượng cũ, DSSC đạt được hiệu suất kỷ lục trong điều kiện ánh sáng môi trường xung quanh.

Nhờ những đóng góp xuất sắc cho lĩnh vực vật liệu bền vững, năm 2022, Giáo sư Freitag đã được trao tặng Giải thưởng Harrison-Meldola Memorial danh giá của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh.

Giáo sư Seth Marder – người được mệnh danh “Kho tri thức sống” của nhân loại

Góp mặt tại tọa đàm “Vật liệu cho tương lai bền vững” còn có Giáo sư Seth Marder, Giám đốc Viện Năng lượng Tái tạo và bền vững, một tổ chức liên kết giữa Đại học Colorado-Boulder và Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo Quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ.

Được mệnh danh là “kho tri thức sống của nhân loại”, Giáo sư Marder sở hữu gia tài nghiên cứu khoa học đồ sộ, gồm hơn 600 bài báo được bình duyệt, hơn 80.000 lượt trích dẫn, 40 bằng sáng chế. Ngoài ra, ông còn đồng sáng lập hai công ty khởi nghiệp thành công.

Những nhà khoa học lớn của thế giới hội tụ tại VinFuture 2024 ảnh 2

Giáo sư Seth Marder, chủ nhân kho tàng nghiên cứu khoa học đồ sộ với hơn 80.000 lượt trích dẫn. (Ảnh: Đại học Colorado Boulder)

Ghi nhận cho những cống hiến của ông là những giải thưởng danh giá, gồm: Giải Tác giả Nghiên cứu Xuất sắc của Georgia Tech, Giáo sư Xuất sắc khóa 1934 (giải thưởng cao nhất của Georgia Tech dành cho giảng viên), Giải thưởng Nghiên cứu Humboldt…

Giáo sư Valery Feigin – nhà y học có nghiên cứu được trích dẫn top 1 thế giới

Giáo sư Valery Feigin là một trong những tên tuổi khiến giới y khoa trong nước và quốc tế mong chờ nhất tại tọa đàm “Những đổi mới trong chăm sóc sức khỏe tim mạch và điều trị đột quỵ” (ngày 5/12).

Ông là giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thần kinh học và dịch tễ học, hiện giữ cương vị Giám đốc Viện nghiên cứu Đột quỵ và Khoa học thần kinh ứng dụng quốc gia, Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand và là Giáo sư liên kết của Đại học Washington, Mỹ.

Giáo sư Feigin còn là Đồng chủ tịch Ủy ban Chính sách toàn cầu của Tổ chức Đột quỵ thế giới và là thành viên của Nhóm tư vấn kỹ thuật cho Tổ chức Y tế thế giới về Nghiên cứu và Đổi mới liên quan đến các bệnh không lây nhiễm.

Theo Web of Science, kể từ năm 2018, Giáo sư Feigin liên tục nằm trong top 1% nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới trong mọi lĩnh vực khoa học. Tính đến tháng 9 vừa qua, đã có hơn 350.000 trích dẫn được lấy từ các nghiên cứu của ông.

Những nhà khoa học lớn của thế giới hội tụ tại VinFuture 2024 ảnh 3

Ông Valery Feigin – Giáo sư hàng đầu thế giới về Thần kinh học và Dịch tễ học. (Ảnh: Royal Society Te Aparangi)

Nhà hóa học và vật lý khí quyển Yafang Cheng và những kiến giải về ô nhiễm đô thị

Được kỳ vọng mang tới những lời giải hữu ích cho bài toán phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam là tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” (ngày 5/12). Diễn giả của sự kiện này có Giáo sư Yafang Cheng, Giám đốc Khoa Hóa học Aerosol – Viện Hóa học Max Planck (Đức), Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý Khí quyển (JGR Atmospheres) của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ.

Không chỉ là một trong những nhà khoa học có chỉ số trích dẫn cao nhất (theo đánh giá của Clarivate & Web of Science), tài năng của Giáo sư Cheng còn được ghi nhận bằng loạt giải thưởng quốc tế, như: Huy chương Joanne Simpson và Giải thưởng Ascent về Khoa học khí quyển của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ; Top 10 Đột phá khoa học của năm 2021 trong khoa học vật lý của Quỹ Falling Walls; Giải thưởng Schmauss của Hiệp hội Nghiên cứu Aerosol, Đức…

VinFuture 2024 còn hội tụ nhiều trí tuệ lỗi lạc với những đóng góp nổi bật ở tầm thế giới, như: Giáo sư Quarraisha Abdool Karim – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS); Giáo sư Richard Henry Friend – chủ nhân Giải thưởng Millennium Technology 2010; Giáo sư Martin Andrew Green – “cha đẻ” của ngành điện năng lượng mặt trời và là chủ nhân Giải thưởng Millennium Technology 2022 và Giải thưởng Chính VinFuture 2023; Giáo sư Leslie Gabriel Valiant – người khai sinh ra lý thuyết học máy và là chủ nhân Giải thưởng A.M. Turing năm 2010; Giáo sư Nguyễn Thục Quyên – Top Những Trí tuệ khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018…





Nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nha-khoa-hoc-lon-cua-the-gioi-hoi-tu-tai-vinfuture-2024-post846751.html

Cùng chủ đề

Năm bộ óc kiệt xuất sẽ tới Việt Nam vào tháng 12

Những nhà khoa học kiệt xuất sẽ có mặt tại Việt Nam tại chuỗi sá»± kiện VinFuture 2024 cùng bàn về tÆ°Æ¡ng lai thế giới. Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 đến 7/12 tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất trong các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học vật liệu, khoa học sức khỏe, môi trường...

Những trí tuệ kiệt xuất sẽ có mặt tại Việt Nam tại chuỗi sự kiện VinFuture 2024

(Tổ Quốc) - Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất trong các lĩnh vực trọng yếu, như trí tuệ nhân tạo...

Chuyên gia VinFuture ‘mổ xẻ’ nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture...

Các chuyên gia đầu ngành bàn về vấn đề đột quỵ tại VinFuture 2024

NDO - Đột quỵ ngày càng trẻ hóa, do đó, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng. Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tới tại Hà Nội. 80%...

Gọi vốn 30 dự án khởi nghiệp trong và ngoài nước

Ngày 31-5, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Sở KH-CN TP Đà Nẵng) tổ chức hội thảo quốc tế Đầu tư mạo hiểm và thiên thần TP Đà Nẵng năm 2024 (DAVAS 2024) với chủ đề “Vươn tầm sáng tạo - Kết nối toàn cầu” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”. Theo đó, sự kiện hội tụ hơn 10 quỹ đầu tư lớn trong và ngoài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

NDO - Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng các thành viên trong đoàn đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ. NDO - Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng các thành viên trong đoàn...

Bảo đảm các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS

NDO - Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), đến nay các nguồn tài chính trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt khoảng 45%. Tiếp tục huy động nguồn ngân sách địa phương Trong bối cảnh các nguồn tài trợ quốc tế đang giảm dần, thời gian qua, Bộ Y tế đã có phương án gì để bảo đảm nguồn lực cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Theo Bộ Y tế,...

Phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ðiều này đòi hỏi phải ban hành và sửa đổi, bổ sung các đạo luật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và “nội luật hóa” các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, trong đó có Luật Công đoàn.   Ðại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Công đoàn (sửa...

Cùng nhau ra biển lớn để tạo dựng một Việt Nam hùng cường

  1.500 doanh nghiệp công nghệ không hề đơn độc khi đi ra biển lớn, đằng sau họ có sự hậu thuẫn của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội. Đại sứ của ta ở các thị trường nước ngoài trọng điểm đều đang hoạt động như một “đại sứ công nghệ”. Thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ chính là cách mở đường để ngành công nghiệp công nghệ số của Việt...

Những lá cờ đầu trong việc tinh giản, sắp xếp, tổ chức lại hiệu quả bộ máy hoạt động

Theo đó, sau sắp xếp, sẽ giảm 6/18 ĐVHC cấp huyện và giảm 233/487 ĐVHC cấp xã. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng là địa phương có số ĐVHC cấp huyện giảm nhiều nhất (2 huyện); Hải Phòng có số ĐVHC cấp xã giảm nhiều nhất (50 xã), tiếp theo là tỉnh Nghệ An giảm 48 xã, tỉnh Hải Dương...

Bài đọc nhiều

8 vật thể lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học phát hiện một số loại thiên thể đồ sộ nhất trong vũ trụ, từ hành tinh tới siêu cụm thiên hà. Hành tinh lớn nhất: ROXs 42Bb Mô phỏng hành tinh ROXs 42 Bb. Ảnh: NASA Sao Mộc, hành tinh lớn hơn Trái Đất 11 lần về bán kính, là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. ROXs 42Bb là hành tinh lớn nhất tìm thấy trong vũ trụ. Nó có khối lượng gấp 9 lần...

Những nhà khoa học kiệt xuất thế giới sẽ góp mặt tại VinFuture 2024

Quỹ VinFuture công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12 tại Hà Nội hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới.Tuần lễ Khoa học-Công nghệ và Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 7/12Công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 Các công ty con như VinFast, Vinhomes, VinFuture, VinAI,...

Chip AI mới của Nvidia gặp sự cố tăng nhiệt quá mức trên máy chủ

Theo các nguồn tin thân cận, các đơn vị xử lý đồ họa (GPU) Blackwell đã trở nên quá nóng khi kết nối với nhau trong tủ máy chủ vốn được thiết kế để chứa tối đa 72 chip. Tờ The Information ngày 18/11 đưa tin chip AI Blackwell mới của Nvidia hiện đang gặp sự cố tăng nhiệt quá mức trên máy chủ, khiến một số khách hàng lo ngại họ...

“AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định”

NDO - Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định. Hôm nay, ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội...

Công ty an ninh mạng Nga chiêu mộ thần đồng lập trình 7 tuổi vào đội ngũ quản lý

DNVN - Một công ty an ninh mạng tại Nga đã quyết định mời một thần đồng lập trình chỉ mới 7 tuổi vào đội ngũ quản lý của mình. ...

Cùng chuyên mục

Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh mới quay quanh một ngôi sao chỉ mất 3 triệu năm để hình thành - khá nhanh theo thuật ngữ vũ trụ. ...

Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới

DNVN - Nhóm nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật quốc gia sông Đông (DSTU) của Nga, kết hợp cùng các nhà khoa học quốc tế, đã phát triển khái niệm “giờ địa phương” nhằm mô tả dòng chảy thời gian trong các hệ vật lý khác biệt. ...

Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền

DNVN - Tập đoàn công nghệ Meta (Mỹ) vừa giới thiệu thêm các tính năng mới trên ứng dụng Messenger, bao gồm hỗ trợ gọi video chất lượng HD và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo phông nền. ...

Những nhà khoa học kiệt xuất thế giới sẽ góp mặt tại VinFuture 2024

Quỹ VinFuture công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12 tại Hà Nội hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới.Tuần lễ Khoa học-Công nghệ và Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 7/12Công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 Các công ty con như VinFast, Vinhomes, VinFuture, VinAI,...

Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100

Với những nghiên cứu và đóng góp nổi bật trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh từ đại học UCL (University College London) đã trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên giành Giải thưởng TechWomen 100 của Anh. ...

Mới nhất

7 tiêm kích Su-30MK2 và 7 trực thăng Mi tập luyện trên bầu trời Hà Nội

(Dân trí) - Để chuẩn bị trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng họ Mi đã luyện tập trên bầu trời khu vực sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Ngày 25/11, 7 chiếc tiêm kích Su30-MK2 cùng nhiều trực thăng Mi...

Đầu bếp Mỹ mê bún bò Huế, gọi suất đặc biệt, khen ngon hơn phở

Thừa nhận phở là món ăn hoàn hảo, xứng đáng để giới thiệu ra toàn cầu nhưng đầu bếp Mỹ cho rằng, theo cảm nhận riêng, anh thấy bún bò Huế ngon hơn. LỜI TÒA SOẠN TPHCM là điểm đến được nhiều du khách nước ngoài yêu thích không chỉ bởi cảnh quan đẹp mà còn nhờ nền ẩm...

Bộ Tài chính đề nghị thay Luật Thuế thu nhập cá nhân, nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh “quá cao” sẽ đưa chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trở lại “chính sách thuế đối với người có thu nhập cao”. Bộ này cũng đề xuất bổ sung giảm trừ cho các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm...

Thành công từ quyết tâm và sự đồng thuận

(ĐCSVN) – Mới đây, tỉnh Bắc Ninh đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án Sân bay Gia Bình. Theo đó, việc giải phóng mặt bằng hơn 100 ha đất diễn ra chỉ trong 4 ngày, hoàn thành sớm 15 ngày so với kế hoạch. Điều này không chỉ khẳng định...

Chuyển đổi tư duy làm luật

(ĐCSVN) - Trong thảo luận tình hình kinh tế - xã hội ngày 4/11/2024 của Quốc hội, có khá nhiều đại biểu phát biểu liên quan đến đổi mới tư duy làm luật. Đây là câu chuyện mà hầu như Quốc hội từ khóa IX đến nay, khóa nào cũng đề cập ít nhất một lần. Trong thảo luận tình...

Mới nhất