Trang chủChính trịChủ quyềnHiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt...

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Đại sứ, GS. TS Nguyễn Hồng Thao chủ trì một phiên thảo luận tại Đối thoại Biển lần thứ 13 về ý nghĩa của BBNJ với các nước đang phát triển. (Ảnh: Phạm Hằng)

Trả lời phỏng vấn TG&VN trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 vừa qua tại Cần Thơ, Đại sứ, GS. TS Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) Liên hợp quốc đã nhấn mạnh những khó khăn, thử thách trong việc thông qua BBNJ, tuy nhiên cũng khẳng định tầm quan trọng của hiệp ước quốc tế này với các cơ hội mở ra cho các nước phát triển, trong đó có Việt Nam.

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) trong bối cảnh rất khó để đạt được một hiệp ước đa phương cấp độ toàn cầu như hiện nay?

BBNJ là sự nối tiếp, kéo dài của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. UNCLOS đưa ra một quy định tổng thể về các hoạt động trên biển – được gọi là bản Hiến pháp của Đại dương. Tuy nhiên, Công ước cũng có những hạn chế, bao gồm việc không có quy định về quản lý các nguồn gen biển, đa dạng sinh học nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Vì vậy, việc thông qua BBNJ trên cơ sở tiếp tục các nguyên tắc của UNCLOS đã mang lại một trật tự pháp lý mới, công bằng hơn cho các nước đang phát triển. Trước kia, các nước phát triển chủ yếu khai thác nguồn gen biển ngoài khu vực biển cả và hầu như không có sự tham gia của nước đang phát triển. Các nước phát triển muốn áp dụng nguyên tắc tự do biển cả, tự do đánh bắt, nghiên cứu và không phải chia sẻ bất cứ lợi ích nào.

Trong khi đó BBNJ đưa ra các nguyên tắc tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với tất cả các nguồn gen biển, nằm ngoài vùng tài phán quốc gia và phân chia một cách công bằng giữa các nước.

BBNJ khởi đầu từ ý tưởng tới đàm phán là 12 năm, nhiều hơn thời gian đàm phán UNCLOS (chỉ có 9 năm), cho thấy độ phức tạp của BBNJ là rất lớn. Việc thăm dò và khai thác nguồn gen biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia rất xa bờ, do vậy, cần nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, nhân lực, là những nhân tố mà các nước đang phát triển còn thiếu.

Xin Đại sứ chia sẻ những điểm nhấn nổi bật của BBNJ, tính “mới” của BBNJ so với các văn bản quốc tế hiện hành khác?

BBNJ thực chất bao gồm 4 vấn đề chính. Đó là nguồn gen biển, các nước phát triển đã đấu tranh đưa được nguyên tắc di sản chung của nhân loại cùng áp dụng với nguyên tắc tự do biển cả trong UCNLOS; BBNJ đưa ra một hệ thống quản trị theo vùng, thiết lập những vùng bảo vệ biển bên ngoài quyền tài phán quốc gia để các nước tham gia quản lý nguồn gen biển; BBNJ đưa ra cơ chế đánh giá tác động của môi trường, khác với UNCLOS, ở một tầm mức cao hơn, không chỉ trước khi có dự án mà kể cả sau khi có dự án triển khai – đánh giá kế thừa, tích lũy theo từng năm một, đây là một đòi hỏi có thể nói là khá cao của BBNJ; BBNJ nhấn mạnh đến sự cần thiết, nhu cầu của các nước đang phát triển cần có sự giúp đỡ của các nước phát triển để xây dựng năng lực biển cũng như chuyển gia công nghệ biển.

Bên cạnh đó, BBNJ bao gồm nhiều sáng kiến nhưng đòi hỏi các nước tham gia phải minh bạch thông tin liên quan đến nguồn gen biển, nằm ngoài vùng tài phán quốc gia. Đây là tài sản chung của nhân loại, do vậy, không có lý do phải mập mờ, che giấu mà cần công khai, chia sẻ.

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Một phiên thảo luận tại Đối thoại Biển lần thứ 13. (Ảnh: Phạm Hằng)

Ngay cả những công ước quốc tế như UNCLOS cũng đang gặp phải không ít thách thức trong việc thực thi. Đại sứ đánh giá như thế nào về tính khả thi của BBNJ, kể cả trong quá trình thông qua và đi vào có hiệu lực?

BBNJ đã khắc phục một trong những thiếu sót của UNCLOS là chưa quản lý nguồn gen biển, đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia. BBNJ tiếp tục phát triển từ UNCLOS, đó là thỏa thuận áp dụng phần I của Công ước về vấn đề nghiên cứu, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản biển nằm trong vùng biển thuộc di sản chung của nhân loại. Cho đến nay đã có một số dự án thăm dò thuộc vùng biển này nhưng chưa có dự án nào đi đến được giai đoạn khai thác, chúng ta đã mất 30 năm chưa thực hiện được thỏa thuận này.

Ngay cả khi BBNJ có hiệu lực nhưng các nước phát triển không tham gia hoặc miễn cưỡng tham gia thì liệu các nước đang phát triển có đủ nguồn lực thăm dò và khai thác vùng biển này hay không? Rõ ràng, các nguồn tài nguyên biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là hoàn toàn thuộc về nhân loại.

Do vậy, BBNJ dù được thông qua là một thắng lợi ban đầu song phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức để đạt được sự phân chia công bằng. Hiện nay trong 14 nước phê chuẩn BBNJ thì chưa có một cường quốc biển nào. Đây cũng thực sự là một thách thức.

Đối với Việt Nam, theo Đại sứ, BBNJ đảm bảo những quyền lợi và tạo ra những cơ hội hợp tác biển nào?

BBNJ cho phép chúng ta tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông. Chúng ta có quyền tham gia cùng tất cả các nước khác để quản lý nguồn lợi đó. Đó là một thắng lợi của chúng ta. Biển Đông là một vấn đề vô cùng quan trọng, sát sườn đối với Việt Nam nhưng bên cạnh đó, để trở thành một cường quốc biển hạng trung, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn ra ngoài Biển Đông để tham gia vào các hoạt động của thế giới tích cực hơn nữa.

Muốn được chia sẻ một cách công bằng, Việt Nam cũng phải có lực lượng chuyên gia, tham gia vào hội nghị các bên BBNJ để thiết lập luật chơi đối với các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ tối ưu… Việt Nam còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, hệ thống luật cũng cần có sự điều chỉnh nếu như muốn phê chuẩn BBNJ như việc điều chỉnh luật về khoa học kỹ thuật, đang dạng sinh học, nâng cao nhận thức trong người dân…

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!





Nguồn: https://baoquocte.vn/hiep-uoc-bien-ca-bbnj-ky-cuoi-co-hoi-de-viet-nam-mo-rong-tam-nhin-ngoai-bien-dong-293775.html

Cùng chủ đề

3 tàu sân bay Mỹ đến châu Á lúc ông Trump chuẩn bị nhậm chức

Phía Mỹ cho biết việc điều 3 tàu sân bay đến châu Á, diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tổng thống, thể hiện quyết tâm của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh và ổn định...

Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ...

Mỹ trừng phạt hàng chục ngân hàng Nga, Israel sắp tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, Ba Lan báo động nguy cơ xung đột toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau vụ Nga thử tên lửa siêu thanh, Bình Nhưỡng cảnh báo chiến tranh hạt nhân… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982....

Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở...

Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa, Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine, Tổng thống Biden xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine, Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hình ảnh hai người đang thử nghiệm buổi thăm khám ảo từ chuyên gia tư vấn sức khỏe bằng công nghệ hologram. (Nguồn: KOMO News) Trong bối cảnh y tế từ xa đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, một bác sĩ tại Tennessee (Hoa Kỳ) đã tiên phong ứng dụng công nghệ hologram để khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư ở vùng nông thôn,...

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Kháng kháng sinh đang gây ra khoảng 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030.

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel, đây được xem là một trong những đợt tấn công dữ dội nhất của nhóm vũ trang này trong nhiều tháng qua.

Hà Thanh Bình và hành trình đưa trái cây sạch đến mọi nhà

Trong thế giới thực phẩm ngày càng đa dạng và phức tạp, việc tìm kiếm những sản phẩm tươi ngon, an toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Và cái tên Hà Thanh Bình, cùng với thương hiệu GoldFruit, đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho những ai yêu thích trái cây và thực phẩm sạch.

Xung đột Nga-Ukraine “khuấy động” thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng và cũng là yếu tố chính hỗ trợ giá dầu tăng vọt hơn 5%.

Bài đọc nhiều

Hoàn thiện chính sách về quản lý, sử dụng tài nguyên nước

Hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạchQua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Tham vấn chính sách về giá dịch vụ thuỷ lợi

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận về phương pháp tính giá, lộ trình tính đúng, tính đủ giá thuỷ lợi trong điều kiện của Việt Nam; phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Bàn giao ngư dân bị bệnh cho gia đình và địa phương

Sau khi Tàu 414, cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4, đại diện cán bộ, chiến sĩ Tàu 414, thân nhân gia đình ngư dân và các cơ quan chức năng đã đến động viên, thăm hỏi ngư dân bị bệnh. Trước đó, vào khoảng 07h00 ngày 20/11, Tàu 414, Bộ Tư lệnh Vùng 4, đang hoạt động tuần tra, kiểm soát khu vực đảo Đá Lát, nhận lệnh của...

Đưa du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. ...

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Trưng bày, ngoại khóa chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh hiểu chính xác chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. ...

Mới nhất

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu. ...

Ngày hội công dân toàn cầu: Xây dựng thương hiệu lãnh đạo trẻ

Bệ phóng nào giúp sinh viên có tầm nhìn toàn cầu để có thể trở thành những lãnh đạo trẻ? Bạn được gì, mất gì, xây dựng thương hiệu ra sao trong vai trò một lãnh đạo trẻ? ...

Vĩnh biệt nhà giáo từng sáng kiến bỏ thi tốt nghiệp tiểu học

Nhà giáo nhân dân Lê Phước Long, với sáng kiến bỏ thi tốt nghiệp tiểu học được thí điểm tại Quảng Trị trước khi áp dụng toàn quốc, vừa qua đời. ...

Phải tìm ra lối đi riêng mới giữ được thương hiệu và khách hàng

Năm 2024 là năm nhiều khó khăn, ngay cả với ngành dược là mặt hàng "nhu yếu phẩm" cạnh tranh cũng rất gay...

Xúc tiến thương mại nông sản, tạo cơ hội mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường tiêu thụKhu gian hàng trong nước tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 diễn ra từ ngày 20-23/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), với sự...

Mới nhất